Sáng 23/1 (tức ngày 23 tháng Chạp), tại Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học đã rộn ràng mở màn chương trình vui Tết Giáp Ngọ 2014.
Chương trình diễn ra với nghi lễ dựng cây nêu, cây đu, cúng ông Táo, trình diễn gói bánh chưng Tết và nhiều hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đã có buổi trò chuyện với khách tham quan về chủ đề “Tết với người Hà Tĩnh”. Đây cũng là một trong những nội dung tiêu biểu trong chương trình chính diễn ra vào ngày mùng 9-10 Tết, giới thiệu những nét văn hoá dân gian Hà Tĩnh và Bắc Trung Bộ, được Bảo tàng Dân tộc học phối hợp cùng Sở VHTT&DL Hà Tĩnh tổ chức.
Từ mùng 4 Tết Giáp Ngọ, Bảo tàng Dân tộc học có các hoạt động viết thư pháp, in tranh Đông Hồ... trước khi tới ngày hội chính thức (mùng 9-10 Tết Giáp Ngọ)./.
|
Các công việc bếp núc chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo diễn ra ngay trong gian bếp của ngôi nhà Việt
|
|
Rửa lá dong để gói bánh chưng
|
|
Sửa soạn bàn thờ cúng ông Táo ở ngoài sân
|
|
Không gian ngôi nhà Việt ngày cúng ông Táo trong Bảo tàng Dân tộc học
|
|
Cây nêu được dựng lên trước sân ngôi nhà Việt
|
|
Ông Trương Văn Hồng, người xóm Chùa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội đang làm nghi lễ cúng cây nêu sau khi được dựng
|
|
Nghi lễ cúng Táo quân
|
|
Cây đu được dựng sau nhà trống đồng (nhà chính bảo tàng) với đội “chuyên gia” đến từ Bắc Ninh
|
|
Dựng cây đu rất công phu và vất vả, thời gian kéo dài từ sáng tới chiều
|
|
Trình diễn gói bánh chưng Tết trước sân ngôi nhà Việt
|
|
Trình diễn ẩm thực: Món ăn chả rau đáu của dân tộc Mường
|
|
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trò chuyện với các bạn trẻ ngoài sân trước khi bắt đầu buổi nói chuyện chính thức
|
|
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trò chuyện với khách tham quan về “Tết với người Hà Tĩnh”
|
|
Các ông đồ cũng bắt đầu khai bút
|
|
In tranh Đông Hồ
|
|
Các bạn trẻ hào hứng chơi nhảy sạp
|
|
...và thử sức với trò chơi dân gian đi cà kheo
|
|
Nặn tò he
|
|
Các em học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tới bảo tàng tham quan và tham gia các trò chơi dân gian
|