65 năm vang mãi lời của Bác

(VOV) - Chương trình phát sóng trực tiếp trên Hệ VOV1 và phát trực tuyến trên VOV.VN từ 5h đến 13h ngày 11/6.

Chương trình phát thanh đặc biệt có chủ đề: Thi đua ái quốc- tiếp lửa và truyền lửa nhân kỷ niệm 65 năm (11/6/1948 – 11/6/2013) ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và 5 năm (11/6/2008 – 11/6/2013) ngày truyền thống thi đua yêu nước.

Các vị khách mời đang đồng hành cùng chương trình


Sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vấn đề thi đua yêu nước, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác quản lý của Nhà nước, đồng thời là tấm gương mẫu mực trong mọi phong trào thi đua do chính Bác khởi xướng. Ngày 01-5-1952, tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc, Bác nhấn mạnh “Thi đua là yêu nước: Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực… Yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất…”. Những lời nhắn gửi của Bác Hồ lúc đó, đến nay còn nguyên giá trị.

Nghe Cụm I: "Bác Hồ- người thắp lửa"





Hiện nay, trên tất cả các mặt trận: giáo dục, khoa học, quốc phòng, an ninh, chính trị,… cũng như các lĩnh vực sản xuất công - nông - ngư nghiệp, đầu tư, tài chính, tiền tệ… còn vô vàn khó khăn càng đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn về vai trò của thi đua, đòi hỏi mọi ngành, mọi cấp, mọi người dân phải đồng lòng, chung tay, góp sức để chèo lái con thuyền kinh tế vượt qua sóng gió.

Các khách mời đồng hành trong Cụm I: Từ trái qua: Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên- TBT Báo QĐND, Thiếu úy Nguyễn Văn Lương- Chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm- Hà Nội; Bà Trần Thị Hà- Thứ trưởng Bộ Nội vụ- Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương

Xuyên suốt 3 cụm chương trình với các chủ đề: “Bác Hồ - người thắp lửa”,  “Sống lại những ký ức năm xưa”, “65 năm vang mãi lời của Bác”, chương trình sẽ phần nào tái hiện lại phong trào thi đua yêu nước cách đây 65 năm do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, phát động và truyền cảm hứng.

Qua các dòng tư liệu, các tọa đàm với sự đồng hành của nhiều khách mời, chường trình nhằm làm nổi bật ý nghĩa, tác dụng to lớn của phong trào thi đua ái quốc. Khơi nguồn, hội tụ sức mạnh yêu nước, khí phách của cả dân tộc; góp phần làm nên lịch sử thời đại Hồ Chí Minh.

Phong trào thi đua yêu nước mang tính quyết định cho sự thành công của 2 cuộc kháng chiến vĩ đại và công cuộc xây dựng lại Nước Việt Nam độc lập, tự cường sau hơn 80 năm xích xiềng nô lệ, nghèo nàn lạc hậu, thù trong giặc ngoài, 30 năm chiến tranh tàn phá.

Phong trào thi đua yêu nước truyền lửa cho các thế hệ mai sau và mọi người thể hiện lòng thi đua yêu nước bằng hành động.

Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên



Theo Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, thi đua theo lời dạy của Bác Hồ chính là những công việc thường ngày, chứ không phải chỉ tập trung vào những phong trào trong một số thời điểm nhất định. Và để động viên, khuyến khích kịp thời, những người có thành tích cần đường tuyên dương khen thưởng kịp thời.

Lấy ví dụ từ cuộc thi viết về những tấm gương bình dị do Báo Quân đội Nhân dân tổ chức nhiều năm qua, Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên cho biết, nhiều tấm gương có thành tích được phản ánh chưa được khen thưởng kịp thời.


Còn theo bà Trần Thị Hà- Thứ trưởng Bộ Nội vụ, để thi đua ái quốc thật sự mang lại hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải cần đổi mới cách thực hiện cũng như nêu gương, tạo sự lan tỏa thực sự. Đối với công tác tuyên truyền, bà Hà mong rằng các cơ quan, đơn vị, trong đó có cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò và thế mạnh tuyên truyền kịp thời những tấm gương thi đua ái quốc, người tốt việc tốt để mọi người biết đến, học tập và phấn đấu, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Bà Trần Thị Hà- Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Tham gia chương trình, Thiếu úy Nguyễn Văn Lương- Chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm- Hà Nội, là người trực tiếp tham gia dập lửa và có sáng kiến quan trọng để khống chế thành công vụ cháy tại cây xăng kinh hoàng trên đường Trần Hưng Đạo- Hà Nội cách đây 8 ngày, chia sẻ: Chính từ sự khó khăn, phức tạp và sự nguy hiểm của vụ cháy đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân, các cán bộ chiến sĩ PCCC đã lo lắng và có những giải pháp phù hợp...

Cụm II: “Sống lại những ký ức năm xưa”

Các khách mời đồng hành cùng chương trình: Nhà báo Hữu Thọ, Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Nguyên Trưởng Ban Tư trưởng- Văn hóa Trung ương và Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn, nguyên là Tổng phụ trách Đội trường Trung học cơ sở Tam Sơn, Bắc Ninh, người phát động phong trào “Nghìn việc tốt”  nổi tiếng trong nhưng năm 60 của thế kỷ trước.

Nhà báo Hữu Thọ

Trong cụm chương trình này, đúng với tên gọi của nó, chúng ta sẽ cùng sống lại và chia sẻ cảm xúc về những năm tháng mà phong trào thi đua yêu nước diễn ra vô cùng trong sáng, đầy nhiệt huyết, một thời kỳ rất đẹp, rất đáng nhớ và đáng tìm hiểu.

Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn

Cùng các vị khách mời là những nhân chứng của thời  kỳ đó chia sẻ, cắt nghĩa thành công của những phong trào thi đua sôi nổi, đầy sức sống trước đây; Từ đó,giúp tìm ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho ngày hôm nay.

Những năm tháng ấy, đã xuất hiện nhiều tấm gương, những điển hình tiên tiến mới trong các phong trào như: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”…

Nghe Cụm II: "Sống lại những ký ức năm xưa"



Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước còn có các phong trào lớn như: “Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Phất cao ngọn cờ ”Sóng Duyên Hải” trong công nhân, “Gió Đại Phong” trong nông dân, “Thanh niên 3 sẵn sàng”,  “Phụ nữ 3 đảm đang”…

Các khách mời đồng hành cùng chương trình trong Cụm II: "Những ký ức năm xưa"


Có thể nói, cảm xúc mạnh mẽ về lý tưởng cao đẹp đã tạo ra một cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong toàn xã hội.

Cụm III: “65 năm vang mãi lời của Bác”

GSTS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương và GSTS. Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là khách mời đồng hành trong phần 3


Đã 65 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, cho dù trong điều kiện và hoàn cảnh mới có nhiều  thứ đã thay đổi, đã khác so với trước đây, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm thắp lửa, truyền lửa, tổ chức phong trào thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như học tập những bài học kinh nghiệm hay từ quá khứ.

Nghe Cụm III: "65 năm vang mãi lời Bác"





GSTS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Bác Hồ đã khái quát rất sâu  sắc  rằng: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

GSTS. Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương

 Phần ba của chương trình, thông qua những câu chuyện, những ví dụ cụ thể, nhằm hy vọng cùng khán thính giả tìm thấy những gợi ý, những cách làm giúp phong trào thi đua, yêu nước hiện nay thuyết phục và truyền cảm hứng lan tỏa ra toàn xã hội và đạt được kết quả thiết thực...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhớ lời Bác dặn thi đua
Nhớ lời Bác dặn thi đua

(VOV) -Cứ sau mỗi lần gặp Bác, nhớ về lời dặn dò của Người, ai nấy cũng cố gắng lập công dâng Bác.

Nhớ lời Bác dặn thi đua

Nhớ lời Bác dặn thi đua

(VOV) -Cứ sau mỗi lần gặp Bác, nhớ về lời dặn dò của Người, ai nấy cũng cố gắng lập công dâng Bác.

Lễ kỷ niệm  65 năm ngày Bác Hồ kêu gọi thi đua ái quốc
Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ kêu gọi thi đua ái quốc

(VOV) -600 gương điển hình tiên tiến cũng đã được UBND thành phố khen thưởng

Lễ kỷ niệm  65 năm ngày Bác Hồ kêu gọi thi đua ái quốc

Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ kêu gọi thi đua ái quốc

(VOV) -600 gương điển hình tiên tiến cũng đã được UBND thành phố khen thưởng

“Thi đua không nên phân biệt cán bộ hay công nhân”
“Thi đua không nên phân biệt cán bộ hay công nhân”

(VOV) -Theo Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, mọi người đều có thể thi đua, nhưng mấu chốt là sau tuyên dương phải có tính lan tỏa.

“Thi đua không nên phân biệt cán bộ hay công nhân”

“Thi đua không nên phân biệt cán bộ hay công nhân”

(VOV) -Theo Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, mọi người đều có thể thi đua, nhưng mấu chốt là sau tuyên dương phải có tính lan tỏa.