Người Việt xa xứ và phần mềm gọi điện từ quê hương

Ba năm xa nhà, Hoàng Bảo thèm cảm giác được nói chuyện với gia đình mỗi khi hết ca làm việc từ nước Nga xa xôi...

Sang Nga từ 2010, trong ba năm, Hoàng Bảo (quê Yên Thành, Nghệ An) đã kinh qua các nghề từ xây dựng, bán băng đĩa đến quán lý một shop quần áo nhỏ trong khu chợ người Việt tại Makhachkala, miền Tây Nam nước Nga.

Sinh ra ở vùng quê nghèo của Nghệ An, tốt nghiệp phổ thông và không đỗ Đại học, Bảo cùng nhiều thanh niên trong làng tham gia xuất khẩu lao động. Nhiều gia đình khá giả “chạy” con đi Đức, Anh, trong khi bố mẹ cậu chỉ lo được hơn 100 triệu cho các tay ‘cò” để sang Nga làm việc trong các công trình xây dựng.

“Những ngày đầu đến đây buồn khủng khiếp”, cậu kể. Nước Nga lạnh lẽo, vào mùa đông, tuyết phủ trắng. Người Việt ở đây không nhiều, phần lớn là dân lao động sang và cắm cúi làm việc, tối về nghỉ nằm ngả lưng rồi 5h sáng hôm sau lại ra công trình.


Trong hơn một năm đầu, dù rất nhớ nhà, nhưng liên lạc về Việt Nam với Bảo chỉ là những cuộc gọi ngắn. “Giá điện thoại gọi về Việt Nam rất đắt đỏ. Nếu nói dài, có thể mất tới cả ngày lương, nên tôi chỉ hỏi thăm nhanh tình hình ở nhà và thông báo công việc của mình”. Mỗi lần gọi điện, cả nhóm thợ người Việt mua chung một chiếc SIM, chia nhau gọi hết và lần sau lại mua SIM khác. “Cả nhóm chỉ có một chiếc điện thoại mang từ Việt Nam sang, nhưng không có số ổn định, nên người nhà khi có công việc, cũng không biết gọi cho ai”, Bảo nhớ lại.

Suốt hơn một năm trời, họ di chuyển khắp các công trình dọc Makhachkala. “Mỗi lần gọi điện về, ấn tượng đầu tiên của tôi là tiếng nói ngắt quãng của mẹ qua chiếc máy bàn kết nối không ổn định. Âm thanh lúc nghe được, lúc không”. Giao thừa năm 2011, khi đang gọi điện về nhà chúcTết, gặp bố, mẹ và các em thì bị ngắt kết nối. Cậu gọi lại mấy lần, nhưng không được. Từ mồng 1 tới mồng 3 Tết năm đó, họ lại phải ra công trình làm việc liên tục, tới đêm mồng 3, Bảo mới gọi lại về được, khi những khoảnh khắc đầu tiên nằm mới qua đi. Tiếng Bảo nói qua điện thoại như nghẹn lại.

Cuối 2012, cậu chuyển công việc làm cho một cửa hàng băng đĩa người Việt ở đây. Sau đó, quản lý một shop quần áo nhỏ. Liên lạc về nhà lúc này cũng đỡ hơn vì Việt Nam điện thoại di động đã phổ biến, nhưng cước phí các cuộc gọi quốc tế vẫn đắt đỏ.

Đầu năm nay, Bảo được ông chủ tặng một chiếc smartphone. Cậu cài đủ thứ phần mềm và kết nối Internet. “Con đường để tôi liên lạc với người thân bắt đầu mở ra từ đây”, Bảo kể. Cậu lên Facebook, đọc tin tức từ quê nhà. Và khi thấy bạn bè bảo cài Zalo đi để nói chuyện, Bảo cũng cài đặt và nghĩ chúng chỉ dùng chat chit bình thường như Skype mà nhiều người ở Nga hay dùng.

“Một đêm nọ, khi đang nằm nghịch điện thoại, mở Zalo, tôi bật dậy khi thấy số điện thoại mẹ tôi trong danh bạ. Bấm vào, tôi bật dòng chat đầu tiên: ‘Mẹ à, mẹ có đó không’. Em gái tôi ở nhà cầm điện thoại và trả lời, ‘anh hả, sao biết cái này hay thế’. Thì ra, ở nhà, chiếc Nokia Asha mới mua của mẹ có cài sẵn Zalo”, Bảo nhớ lại.

Từ chat, Bảo mò qua chat voice, và khi Zalo nâng cấp tính năng gọi điện miễn phí, thì những cuộc gọi về nhà trở nên thường xuyên hơn. “Chỉ năm ngoái thôi, khi muốn biết thông tin ở nhà, tôi phải đắn đo gọi điện, nhưng giờ đã khác”. Chiếc smartphone của Bảo giờ tràn nhập hình ảnh từ quê nhà khi gia đình chụp ảnh và gửi qua Zalo cho cậu xem. “Bố mẹ tôi mới xây nhà mới, rất khang trang. Ba năm xa nhà, giờ làm xóm cũng khác, đường phố sạch đẹp hơn”, Bảo biết những điều đó thông qua những gì em gái cập nhật trên Nhật ký Zalo.

Thói quen của Bảo là mỗi đêm khi kết thúc công việc ở shop quần áo về, cậu vào Zalo và gọi điện về. “Ở đây chậm hơn thời gian Việt Nam mấy tiếng tiếng, buổi tối trễ vẫn có thể gọi điện với mẹ và các em được”. Bảo cho biết, Tết này cậu sẽ để điện thoại online liên tục, nghe ở nhà “tường thuật trực tiếp” mà không bị gián đoạn như nhiều năm trước.

Lúc không gọi được về nhà, cậu nhắn tin thoại cho người thân; những khi bận không nhận được cuộc gọi, Bảo vẫn nghe được giọng của người thân nhờ tin nhắn thoại được gửi sang đến ngay khi cậu bật máy lên. Đây là điều mà Bảo không tìm thấy ở những ứng dụng phổ biến chỉ để gọi điện.

Bảo nói, nhiều người ở Nga sử dụng một số ứng dụng địa phương để liên lạc. Tuy nhiên, cậu sử dụng Zalo để nói chuyện với ở nhà không phải chỉ vì chiếc điện thoại của mẹ cậu cài ứng dụng này. “Đó là phần mềm gọi điện tốt, một tiện ích của những người Việt Nam. Mình thích Zalo, bởi nó là ứng dụng của quê hương”, cậu chia sẻ./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật luôn hướng về đất nước
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật luôn hướng về đất nước

Một trong những mục tiêu hoạt động của Hội là hướng về quê hương đất nước để tìm kiếm cơ hội hợp tác…

Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật luôn hướng về đất nước

Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật luôn hướng về đất nước

Một trong những mục tiêu hoạt động của Hội là hướng về quê hương đất nước để tìm kiếm cơ hội hợp tác…

Nghĩa tình của kiều bào tại Anh với đồng bào bị lũ lụt
Nghĩa tình của kiều bào tại Anh với đồng bào bị lũ lụt

Cộng đồng người Việt tại Anh đã quyên góp hơn 614 triệu đồng ủng hộ bà con miền Trung.

Nghĩa tình của kiều bào tại Anh với đồng bào bị lũ lụt

Nghĩa tình của kiều bào tại Anh với đồng bào bị lũ lụt

Cộng đồng người Việt tại Anh đã quyên góp hơn 614 triệu đồng ủng hộ bà con miền Trung.

Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng
Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng

Giảng viên tiếng Việt Lê Quốc Vi đã cởi mở chia sẻ về công tác dạy học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.

Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng

Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng

Giảng viên tiếng Việt Lê Quốc Vi đã cởi mở chia sẻ về công tác dạy học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.

Giáo dục văn hóa cội nguồn cho thế hệ trẻ
Giáo dục văn hóa cội nguồn cho thế hệ trẻ

Điều khiến bà Kim Khánh cũng như bà con người Việt còn băn khoăn là làm thế nào để dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt hiện nay

Giáo dục văn hóa cội nguồn cho thế hệ trẻ

Giáo dục văn hóa cội nguồn cho thế hệ trẻ

Điều khiến bà Kim Khánh cũng như bà con người Việt còn băn khoăn là làm thế nào để dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt hiện nay

Đấu giá từ thiện tại Mỹ gây quỹ cho trẻ em Việt Nam
Đấu giá từ thiện tại Mỹ gây quỹ cho trẻ em Việt Nam

VOV.VN - Toàn bộ số tiền được sẽ chuyển vào quỹ xây dựng 1 trung tâm bảo trợ và nuôi dạy trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đấu giá từ thiện tại Mỹ gây quỹ cho trẻ em Việt Nam

Đấu giá từ thiện tại Mỹ gây quỹ cho trẻ em Việt Nam

VOV.VN - Toàn bộ số tiền được sẽ chuyển vào quỹ xây dựng 1 trung tâm bảo trợ và nuôi dạy trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nghệ sĩ Phạm Minh Hoàng được vinh danh tại Australia
Nghệ sĩ Phạm Minh Hoàng được vinh danh tại Australia

Nghệ sĩ piano gốc Việt Phạm Minh Hoàng vừa được vinh danh là nghệ sĩ trẻ dòng nhạc giao hưởng của năm tại Australia tối 12/10.

Nghệ sĩ Phạm Minh Hoàng được vinh danh tại Australia

Nghệ sĩ Phạm Minh Hoàng được vinh danh tại Australia

Nghệ sĩ piano gốc Việt Phạm Minh Hoàng vừa được vinh danh là nghệ sĩ trẻ dòng nhạc giao hưởng của năm tại Australia tối 12/10.

Doanh nhân kiều bào chung tay xây dựng đất nước
Doanh nhân kiều bào chung tay xây dựng đất nước

Trao đổi với Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình nhân ngày Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Doanh nhân kiều bào chung tay xây dựng đất nước

Doanh nhân kiều bào chung tay xây dựng đất nước

Trao đổi với Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình nhân ngày Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.