Tiếng Việt - "Căn cước mềm" nhận diện người Việt Nam với thế giới

VOV.VN - Với khoảng 6 triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt là niềm tự hào dân tộc, là sự kết nối cộng đồng, là điểm tựa kết nối những kiều bào Việt Nam với quê cha đất tổ.

Việc gìn giữ và phát huy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, khuyến khích, khẳng định thành chủ trương nhất quán. Đây cũng chính là động lực để rất nhiều người Việt sinh sống ở nước ngoài không ngừng nỗ lực dạy, trao truyền và lan toả tình yêu tiếng Việt đến các thế hệ sau, để "tiếng nước ta" không bị mai một theo thời gian.

Chị Đào Hồng Hải, Điều phối viên Trung tâm Liên văn hoá Việt Nam - Thái Bình Dương tại Brussels (Bỉ) và là thành viên Hội Liên hiệp doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu không khỏi xúc động khi chia sẻ về hành trình dạy tiếng Việt cho cô con gái nhỏ Vy Anh. Đối với chị, người Việt dù ở bất kỳ đâu cũng không được để mất đi “cái chất Việt”:

“Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói dân tộc là cái gốc, văn hóa cũng là cái gốc. Chúng ta có muốn phát triển thì cũng phải đi lên từ cái gốc và chúng ta phải bảo tồn cái gốc đó. Đối với chúng tôi, một thế hệ đã trải qua nhiều giai đoạn của đất nước và đang ở xa thì ký ức về quê hương vẫn là Việt Nam và chất Việt Nam đó phải tiếp diễn và tiếp tục được bảo tồn”.

Đầu năm 2024, một “Tủ sách Việt” đã được mở ngay trong chính nhà hàng “Bến Hà Nội” (Hanoi Station) của chị Đào Hồng Hải ở thủ đô Brussels. Đây là kết quả của dự án "Tủ sách Việt trong nhà hàng Việt" mà kênh Việt Happiness Station phối hợp với Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ thực hiện nhằm lan tỏa văn hóa Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam ở Bỉ và bạn bè quốc tế. Trong không gian đậm chất văn hóa Việt với cành trúc la đà, ấm trà xanh nồng nàn hương vị quê nhà, được đắm mình trong những cuốn sách Việt, những người con xa quê cũng cảm thấy ấm lòng hơn:

“Đó là điều rất trân trọng và đáng quý. Tôi hi vọng Tủ sách Việt sẽ không chỉ ở Bỉ, mà sẽ lan tỏa đến cộng đồng người Việt ở nhiều nơi khác trên thế giới trong cộng đồng người Việt. Có một điều tôi rất vui là nhiều người nước ngoài đến đây và trong thời gian chờ đợi các con có thể cầm những cuốn sách và các cháu thấy rất thú vị. Đó cũng là một cách lan toả văn hoá Việt và tiếng Việt”.

Cộng hoà Séc là nơi có đông người Việt Nam sinh sống và làm việc. Ngay từ đầu những năm 2000, lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Cộng hoà Séc đã hỗ trợ mở lớp dạy tiếng Việt đầu tiên để giúp con em mình hiểu và yêu ngôn ngữ mẹ đẻ. Những thành công ban đầu trở thành sự khích lệ lớn lao, là tiền đề để các lớp học tiếng Việt được duy trì liên tục và mở rộng. Chị Nguyễn Thị Hồng Nga đã có nhiều năm sinh sống tại Cộng hoà Séc và tham gia rất tích cực vào các hoạt động giảng dạy tiếng Việt. Theo chị, việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ giúp cộng đồng ta trở thành một cộng đồng có bản sắc văn hóa riêng trong lòng xã hội sở tại, mà còn giúp duy trì mối liên kết thiêng liêng giữa cộng đồng với quê hương, đất nước:

"Tại Séc ở một số thành phố đã có một số lớp tiếng Việt. Ngay tại nơi tô sốn cũng có một lớp học mà chúng tôi thân thương gọi là “Lớp tiếng Việt”, với khoảng 5-6 lớp và nhiều khi có tới 60 cháu học. Đây là nơi để các cháu và phụ huynh có thêm bạn nhằm trao đổi về kinh nghiệm, cuộc sống từ đó có lòng yêu tiếng Việt hơn và học tiếng Việt. Ngôn ngữ là cầu nối, vì thế tiếng Việt là phương tiện để cha mẹ, con cái trao đổi tình cảm, kiến thức, giúp những người Việt ở nước ngoài giữ được sợi dây gắn kết với đất nước của mình”.

Gìn giữ và lan toả tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt cho thế hệ trẻ không chỉ là một phong trào phát triển rộng khắp, mà còn là nỗi niềm đau đáu của rất nhiều những người con xa quê. Bởi, tiếng Việt chính là sự khẳng định bản sắc dân tộc, là tấm “căn cước” mềm nhận diện người Việt Nam với thế giới.

Tại Mỹ, khoảng 200 trung tâm, cơ sở dạy tiếng Việt đã được mở. Tại Thái Lan, 39 lớp học tiếng Việt được tổ chức. Campuchia với 33 điểm trường, lớp; Lào với 13 trường, trung tâm dạy tiếng Việt)… Với mục tiêu nâng cao ý thức cộng đồng người Việt tại Nga đối với việc gìn giữ tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp và giá trị tiếng Việt trong cộng đồng và lan tỏa tiếng Việt đến với người nước ngoài, Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga đã có nhiều cách làm cụ thể như tạo sân chơi liên quan đến tiếng Việt và văn hoá Việt cho trẻ em gốc Việt ở Liên bang Nga và trẻ em Nga; hỗ trợ các trường đại học có khoa, bộ môn nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt phát triển; hỗ trợ thành lập các trung tâm văn hóa và dạy tiếng Việt trong các trường đại học, viện nghiên cứu, trường phổ thông của Nga.

Bà Phạm Thanh Xuân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga chia sẻ: “Cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga luôn ý thức được rằng tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ mà còn là một ngôn ngữ rất đáng tự hào. Bởi tiếng Việt là một ngôn ngữ rất nhiều âm điệu. Điều đó làm chúng tôi cảm thấy rất tự hào. Khi chúng tôi nói tiếng Việt, bạn bè Nga và quốc tế nói rằng chúng tôi cảm thấy như các bạn đang hát vậy. Chính vì vậy việc truyền bá giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt đã được tiến hành rộng khắp trên tất cả các thành phố nơi có người Việt Nam sinh sống. Tại Liên bang Nga có rất nhiều sinh viên Việt Nam theo học và các em chính là lực lượng nòng cốt giúp cộng đồng thực hiện các lớp giảng dạy cho các con em người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Liên bang Nga.”

Tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam, phản ánh, duy trì và lan tỏa bản sắc và tinh hoa văn hoá Việt Nam. Ngày 3/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030”. Theo đó ngày 8/9 hàng năm được chọn là ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Kiều bào không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là chủ thể chính tham gia thực hiện đề án.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Văn hoá còn thì dân tộc còn”. Muốn có văn hoá thì trước tiên phải có tiếng Việt. Trong trái tim mỗi người con xa Tổ quốc, tiếng Việt chính là thứ kết nối họ với quê hương, nguồn cội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai trương Tủ sách Tiếng Việt tại Brno và vùng Nam Morava, Séc
Khai trương Tủ sách Tiếng Việt tại Brno và vùng Nam Morava, Séc

VOV.VN - Chiều 25/7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Séc, bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã thăm vùng Nam Morava và thành phố Brno, chủ trì Lễ Tôn vinh Tiếng Việt và khai trương Tủ sách Tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại thành phố Brno và vùng Nam Morava.

Khai trương Tủ sách Tiếng Việt tại Brno và vùng Nam Morava, Séc

Khai trương Tủ sách Tiếng Việt tại Brno và vùng Nam Morava, Séc

VOV.VN - Chiều 25/7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Séc, bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã thăm vùng Nam Morava và thành phố Brno, chủ trì Lễ Tôn vinh Tiếng Việt và khai trương Tủ sách Tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại thành phố Brno và vùng Nam Morava.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc
Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Séc thăm cộng đồng người Việt tại Séc, bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự Lễ Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc, gặp gỡ cộng đồng người Việt và thăm Đại Sứ quán Việt Nam tại Séc.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Séc thăm cộng đồng người Việt tại Séc, bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự Lễ Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc, gặp gỡ cộng đồng người Việt và thăm Đại Sứ quán Việt Nam tại Séc.

Tiếng Việt là cầu nối Kiều bào Pháp với quê hương
Tiếng Việt là cầu nối Kiều bào Pháp với quê hương

VOV.VN - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp trong việc kết nối đất nước, con người Việt Nam với bạn bè và nhân dân Pháp.

Tiếng Việt là cầu nối Kiều bào Pháp với quê hương

Tiếng Việt là cầu nối Kiều bào Pháp với quê hương

VOV.VN - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp trong việc kết nối đất nước, con người Việt Nam với bạn bè và nhân dân Pháp.