Trung úy công an dũng cảm cứu 8 người kẹt trong lũ quét

(VOV) -Không quản ngại hiểm nguy, anh Lô Tú Tài đã bơi qua con sông hung dữ để cứu được người dân bị lũ quét vào bờ an toàn.

Hơn một năm sau trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 6/2011 tại Nghệ An, Trung úy Lô Tú Tài, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, kinh tế, môi trường và chức vụ, Công an huyện Tương Dương vẫn nhớ như in giây phút lao mình xuống dòng nước xiết để cứu 8 người dân xã Yên Na bị mắt kẹt trong lũ dữ. Với hành động ấy, anh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm.

Ấn tượng đầu tiên khi gặp chiến sĩ công an dũng cảm Lô Tú Tài là một chàng trai với gương mặt “thư sinh” và giọng nói đậm chất Nghệ trầm ấm. Hỏi về hành động dũng cảm cứu người trong lũ quét, anh Tài chỉ cười khiêm  tốn cho rằng, đó là việc nên làm của một người chiến sĩ công an nhân dân.

Trung úy Lô Tú Tài kể lại: “Rạng sáng 25/6/2011, trời mưa không ngớt, lũ tràn về, nước mỗi lúc một dâng cao cuốn trôi nhà cửa, cô lập người dân và cắt đứt hoàn toàn giao thông. Lúc đó, có 8 người dân xã Yên Na gồm cả người già và trẻ em trên đường về nhà gặp lũ quét, phải trèo lên cây tránh lũ. Tính mạng của họ như “ngàn cân treo sợi tóc”. Người dân trong bản cố tìm cách cứu nhưng không được. 

Trung úy Lô Tú Tài

Nhận được tin báo, tổ công tác đặc biệt gồm 6 chiến sĩ do Trung úy Lô Tú Tài làm tổ trưởng được phân công đến cứu người. Đường đến xã Yên Na sạt lở nghiêm trọng, nên phải mất hơn 2 giờ, các anh mới tới nơi nhưng lại không tiếp cận được nạn nhân, vì địa hình hẹp và hiểm trở.

Giữa dòng nước đục ngầu giận dữ, 8 người dân vẫn bấu víu trên cây, kinh hãi nhìn lũ ngày một dâng cao. Sợ chậm trễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng người dân, tổ công tác tiếp tục đi bộ hơn 3 km đường vòng để đến gần vị trí các nạn nhân mắc kẹt. Tuy cách gần 40m, nhưng dòng sông chảy xiết cuồn cuộn nên các chiến rất khó tiếp cận với hiện trường để cứu người bị nạn.

Trung úy Lô Tú Tài nhận thấy, chỉ có một cách bơi sang sông và dùng dây thừng buộc vào thân cây để nối vào bờ mới cứu được người dân. Là người địa phương, quen với sông nước, anh Tài nhận nhiệm vụ khó khăn này.

Anh Tài kể: “Lúc đó trời mưa to, nước dâng cao, 8 người dân lúc đó chỉ còn khoảng 1m nước nữa là sẽ bị cuốn trôi. Thấy tình thế nguy cấp, tôi bảo 5 đồng chí của mình ở lại để tôi bơi sang. Phải mất gần 2 giờ cứ bơi rồi lại dừng để lấy sức thì mới sang được, vì thực sự lúc đó nước rất mạnh, chỉ cần sơ sểnh một chút là mất mạng ngay.

Sau khi sang sông, tôi buộc một đầu dây thừng rồi đưa từng người về bờ bên kia an toàn. Lúc quyết định nhận nhiệm vụ, tôi không suy nghĩ gì cả, chỉ nghĩ là phải làm cách nào nhanh nhất để cứu được người dân thôi”.

Sau gần hai giờ tích cực đưa từng người sang sông, cả 8 nạn nhân được trở về trong vòng tay của người thân. Nhìn thấy nụ cười và cả những giọt nước mắt của người dân vừa từ “cõi chết trở về”, anh Tài và đồng đội quên đi cái đói và lạnh.

Trung úy Lô Tú Tài cho biết, chỉ cần chậm trễ 10 phút là không thể cứu được vì gốc cây nơi mọi người bám đã bật rễ và bị nước cuốn trôi. Nhận những lời cám ơn của người dân, anh và tổ công tác tiếp tục tới những địa bàn khác bị ảnh hưởng của trận lũ quyét để làm nhiệm vụ. 

Trở về nhà với bộ cảnh phục ướt nhèm và bê bết bùn đất, nhưng anh Tài không dám kể với người thân về giây phút chống chọi với tử thần để cứu người. Hôm sau, chị Lô Thị Thảo (vợ anh Tài) nghe người dân nói, mới hay hành động dũng cảm của chồng mình.

Tự hào nhưng chị Thảo cho biết, không khi nào chị ngớt lo lắng mỗi khi anh đi làm nhiệm vụ: “Tôi cảm thấy rất lo lắng mỗi khi chồng đi làm nhiệm vụ, có khi cả đêm thao thức, chỉ đến khi chồng về thì mới yên tâm. Nhưng mà suy nghĩ đó mình không dám thể hiện ra bên ngoài, chỉ giấu kín trong lòng vì sợ chồng buồn. Tôi chỉ cố gắng chu toàn việc nhà để chồng được yên tâm công tác”.

Ở tuổi 29, Trung uý Lô Tú Tài đã tham gia phá hàng trăm vụ án buôn bán ma túy, không ít lần đối mặt với những tội phạm manh động, liều lĩnh. Chính điều này đã rèn cho anh bản lĩnh trước nguy hiểm và luôn có quyết định chính xác trong những tình huống khẩn cấp.

Trung úy Lô Tú Tài nói: “Tương Dương là một địa bàn điểm nóng của ma túy. Hầu như đối tượng tội phạm nào cũng dùng các loại vũ khí nóng như súng, dao, kim tiêm… nên lúc nào chúng tôi cũng phải đối mặt với với hiểm nguy rình rập. Vì vậy, lúc đi phá án, chúng tôi phải có tinh thần mưu trí, dũng cảm để khống chế đối tượng một cách nhanh chóng, không để đối tượng phản kháng và cố gắng đảm bảo an toàn cho mình, cho đồng đội”.

Hành động dũng cảm của Trung úy Lô Tú Tài và nhiều cán bộ, chiến sĩ khác đã góp phần tạo lên hình ảnh tốt đẹp của người chiến sĩ công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lính đặc công bắt cướp thời bình
Người lính đặc công bắt cướp thời bình

(VOV) -Mặc dù gần 70 tuổi nhưng ông Đỗ Văn Yên vẫn tích cực tham gia bắt cướp để bảo vệ sự bình yên cho người dân.

Người lính đặc công bắt cướp thời bình

Người lính đặc công bắt cướp thời bình

(VOV) -Mặc dù gần 70 tuổi nhưng ông Đỗ Văn Yên vẫn tích cực tham gia bắt cướp để bảo vệ sự bình yên cho người dân.

Một cán bộ xã hàng chục lần hiến máu cứu dân
Một cán bộ xã hàng chục lần hiến máu cứu dân

(VOV) - Không chỉ là một Phó Chủ tịch xã gương mẫu, anh Nguyễn Hiếu Minh Nhựt còn đã 22 lần hiến máu cứu người.

Một cán bộ xã hàng chục lần hiến máu cứu dân

Một cán bộ xã hàng chục lần hiến máu cứu dân

(VOV) - Không chỉ là một Phó Chủ tịch xã gương mẫu, anh Nguyễn Hiếu Minh Nhựt còn đã 22 lần hiến máu cứu người.

Người cứu hộ bên dòng sông Sêrêpôk
Người cứu hộ bên dòng sông Sêrêpôk

(VOV) -Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông Lê Văn Hiệu luôn giúp đỡ những người hoạn nạn, không đòi hỏi bất một điều kiện nào cả.

Người cứu hộ bên dòng sông Sêrêpôk

Người cứu hộ bên dòng sông Sêrêpôk

(VOV) -Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông Lê Văn Hiệu luôn giúp đỡ những người hoạn nạn, không đòi hỏi bất một điều kiện nào cả.