Ý chí và tâm huyết là tiêu chí để cống hiến…

(VOV) -“Với tôi, ý chí và tâm huyết là những tiêu chí mà mỗi người giáo viên cần phấn đấu và đạt được”

Cách đây 65 năm, Ban chấp hành TW Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến và kiến quốc. Để triển khai Chỉ thị này, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc với ý tưởng "Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua". Từ đó đến nay phong trào Thi đua được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và là công việc thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện những tập thể cá nhân, điển hình và phong trào thi đua làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng vậy. Ở ngay trong những công việc thường ngày của họ đã xuất hiện những bông hoa điển hình trong vườn hoa nghìn việc tốt.

“Với tôi, ý chí và tâm huyết là những tiêu chí mà mỗi người giáo viên cần phấn đấu và đạt được, để thực sự trở thành người giáo viên nhân dân, người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, những anh hùng vô danh, theo cách nói của Bác Hồ”- Đó là lời tâm sự của cô giáo Trần Thúy Hoàn- Giáo viên dạy Văn, Trường THPT Chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang khi vinh dự có mặt tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Các đại biểu tiêu biểu chụp ảnh với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị

 “Công việc nào cũng vậy, muốn thành công thì phải tận tâm, tâm huyết, sáng tạo”- Cô giáo Hoàn chia sẻ. “Chính vì xác định như vậy ở lớp, có nhiều trường hợp học sinh có hoàn cảnh éo le, tưởng không thể vượt qua nổi nhưng tôi luôn tâm niệm lời Bác dạy “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Và sự thành công đến không ngờ của các em là phần thưởng hạnh phúc vô bờ đối với tôi”.

Cô giáo Hoàn kể: “Lê Lan Nhung là một học sinh trong gia đình neo người lại rất khó khăn về kinh tế. Mẹ Nhung mắc bệnh phải chạy thận nhân tạo phải chạy thận vài năm nay, khiến em hay phải nghỉ học để giúp mẹ. Biết được hoàn cảnh em khó khăn như thế tôi đã chủ động dạy thêm, bù lại cho em kiến thức còn thiếu. Đồng thời động viên em cần cố gắng học để làm vui lòng mẹ. Kết quả là Nhung đã nỗ lực phấn đấu vào được vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia và đạt giải khuyến khích và giải nhì cấp tỉnh năm 2013”.

Nhờ sự kiên trì động viên và quyết tâm cảm hóa giúp đỡ các em nhìn thấy giá trị đích thực của cuộc sống. Cô giáo Hoàn nhớ lại năm học 2010-2011, em Phạm Hồng Ngọc là học sinh lớp 12, có hoàn cảnh gia đình éo leo. Bố mẹ bỏ nhau khiến em buồn chán, mặc cảm, xa lánh bạn bè, học hành sa sút. Sau khi biết chuyện tôi đã kiên trì động viên, an ủi em. Sự quan chia sẻ, động viên kịp thời đã giúp em đứng dậy. Kết quả là em đã đạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia và hiện đang là sinh viên của trường Đại học Ngoại thương.

“Là một giáo viên dạy Văn, nhất là giáo viên dạy chuyên thì việc tự học là nhiệm vụ thường xuyên để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ… Với tôi, đó là chìa khóa để thành công”- Chị Hoàn tâm sự.

Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của mình, cô giá Hoàn cho biết: Chúng tôi đã có ý thức tích hợp việc giáo dục cuộc đời, đạo đức cao đẹp của Người trong các bài dạy; làm sinh động các giờ lên lớp bằng cách hướng dẫn học sinh sưu tầm những câu chuyện về Bác, tái hiện cuộc đời người qua tranh, ảnh, phim. Chúng tôi sưu tầm những clip, tác phẩm nghệ thuật về Bác; học tập văn phong giản dị, cách lập luận của Người qua các tác phẩm của Bác. Hay những câu chuyện thường ngày, lối sống giản dị, ân tình và nghị lực phi thường của Người. Mỗi bài học, không chỉ trang bị kiến thức cho học sinh, mà còn giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, ứng xử trong đạo đức, phong cách cao đẹp của Người.

Để hình ảnh Hồ Chí Minh gần gũi với học sinh, cô giáo Hoàn còn tổ chức cho học sinh xem phim và tọa đàm về Hồ Chí Minh, Những hoạt động này đã khơi dậy cho học sinh niềm đam mê hứng thú với lịch sử dân tộc, với lãnh tụ, với những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, có tác dụng giáo dục, góp phần hình thành nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh.

Những việc làm thiết thực, cụ thể xuất phát bằng chính nhân cách đạo đức trong sáng của cô giáo Hoàn chính là tấm gương cho học trò. Với những cống hiến của mình cô giáo Hoàn luôn đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Tổ Văn của cô giáo Hoàn luôn vượt chỉ tiêu học sinh giỏi quốc gia. Trường chuyên Bắc Giang, với sự đóng góp công sức của cô giáo Hoàn luôn đứng trong tốp những trường có chất lượng giáo dục cao trên toàn quốc, là địa chỉ đỏ cho học sinh và phụ huynh tỉnh Bắc Giang./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Venezuela, Ấn Độ
Dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Venezuela, Ấn Độ

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela, Ấn Độ đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch HCM tại các nước này.

Dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Venezuela, Ấn Độ

Dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Venezuela, Ấn Độ

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela, Ấn Độ đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch HCM tại các nước này.

Mong được đóng góp xây dựng đất nước
Mong được đóng góp xây dựng đất nước

(VOV) - Dù sống xa quê hương, song hai từ "Việt Nam" và "Bác Hồ" luôn làm ông Đặng Văn Dũng kiều bào Thái Lan nghẹn ngào mỗi lần nhắc đến.

Mong được đóng góp xây dựng đất nước

Mong được đóng góp xây dựng đất nước

(VOV) - Dù sống xa quê hương, song hai từ "Việt Nam" và "Bác Hồ" luôn làm ông Đặng Văn Dũng kiều bào Thái Lan nghẹn ngào mỗi lần nhắc đến.

Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”
Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”

(VOV) - Ông Nguyễn Trí Dũng, kiều bào tại Nhật Bản đã có những hoạt động hết sức thiết thực đóng góp cho quê hương.

Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”

Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”

(VOV) - Ông Nguyễn Trí Dũng, kiều bào tại Nhật Bản đã có những hoạt động hết sức thiết thực đóng góp cho quê hương.