Xuân sớm “gõ cửa” bản làng vùng cao Sơn La

VOV.VN - Khi tiếng khèn gọi bạn hòa cùng tiếng chày giã bánh rộn ràng, những tia nắng xua tan màn sương mù trắng loá, nụ đào rừng e ấp, hoa mận trắng khoe sắc hương... cũng là lúc xuân sớm “gõ cửa” những bản làng người Mông trên rẻo cao Sơn La.

Trong bộ váy, áo rực rỡ sắc màu của người Mông Đơ (Mông trắng), bà con bản Co Nghè, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu (Sơn La) phấn khởi đón Tết sớm. Bên nếp nhà truyền thống, những mẻ gạo ngon nhất được đồ lên thơm dẻo, nóng hổi, sẵn sàng cho món bánh dày đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của bà con. Đồng bào Mông quan niệm những chiếc bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, đó chính là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên trái đất.

Chị Thào Thị Mỷ, người dân bản Co Nghè chia sẻ: “Trước khi ăn tết thì chúng tôi đã chuẩn bị gạo để giã bánh dày. Sau đó gọi hồn cho gia đình, mời ông bà tổ tiên về cùng gia đình đón tết và ăn tết. Năm nay gia đình tôi cũng chăn nuôi, trồng trọt được nên cũng mổ lợn, gà để gia đình đón tết. Trước tết tôi cũng đã mua được quần áo mới, giày mới cho các con mặc đi chơi tết, cùng nhau vui xuân đón tết”.

Khoảnh khắc bà con quây quần mổ lợn, mổ gà, giã bánh cũng là lúc năm mới đã đến rất gần với đồng bào Mông nơi đây. Tết của người Mông thường diễn ra sớm hơn Tết nguyên đán khoảng 1 tháng, với nhiều phong tục, nghi lễ, nét đẹp độc đáo, riêng có, đậm bản sắc, được đồng bào gìn giữ bao đời nay.

Ông Vàng A Dụa, Bí thư chi bộ, trưởng bản Co Nghè, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu cho biết: "Với đồng bào Mông chúng tôi, ngày Tết phải giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống các cụ để lại. Ngày 30 Tết chúng tôi mổ lợn, mổ gà để gọi hồn các thành viên trong gia đình. Trong 3 ngày liền không tiêu tiền, không lao động, vì quan niệm nếu không nghỉ thì năm đó sẽ là năm vất vả; những dụng cụ lao động sản xuất như cuốc, xẻng, dao, xếp lên bàn thờ, dán giấy niêm phong".

Nổi bật trong bức tranh xuân nơi rẻo cao Co Mạ là sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào; là gam màu rực rỡ của những bộ trang phục độc đáo của đồng bào Mông; tiếng leng keng của đồng bạc trên áo các chàng trai, cô gái hoà cùng tiếng khèn, tiếng đàn môi dìu dặt...

Co Mạ là xã vùng cao của huyện Thuận Châu, Sơn La, với khoảng 90% dân số là đồng bào Mông. Dù cuộc sống không ít khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 50%, nhưng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, mỗi gia đình trên rẻo cao đều được đón Tết đủ đầy, an vui.

Phó Chủ tịch UBND xã Co Mạ - Và Phỏng Xá chia sẻ: "Trên địa bàn xã Co Mạ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, trong dịp Tết xã cũng giúp đỡ, kêu gọi xã hội hoá, kết nối các hoạt động từ thiện ở mọi miền cùng với đảng uỷ, xã trao quà cho bà con. Xã cũng tổ chức các hoạt động để các bản đến tập trung giao lưu, đánh tu lu, thi múa khèn, đánh bóng, bóng chuyền, giã bánh dày... vui xuân đón Tết".

Hoà vào nhịp sống mới, văn minh, hiện đại ngày nay, những nét đẹp độc đáo trong ngày Tết cổ truyền mà đồng bào Mông nơi đây gìn giữ đã tô điểm cho bức tranh xuân rực rỡ sắc màu nơi rẻo cao Sơn La - Tây Bắc.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới
Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

VOV.VN - Triển khai Tiểu dự án 1 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), bản người Mông với 54 hộ dân ẩn khuất sau cánh rừng già quanh năm sương phủ ở xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, Lào Cai đã được cấp điện lưới ngay trước thềm năm mới 2024.

Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

VOV.VN - Triển khai Tiểu dự án 1 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), bản người Mông với 54 hộ dân ẩn khuất sau cánh rừng già quanh năm sương phủ ở xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, Lào Cai đã được cấp điện lưới ngay trước thềm năm mới 2024.

Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau
Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau

VOV.VN -Giữa nhịp sống hối hả của thời đại 4.0, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa (Lào Cai) vẫn bền bỉ duy trì nghề thủ công se lanh, nhuộm, dệt vải, thêu may truyền thống, lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ sau.

Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau

Phụ nữ Mông ở Sa Pa lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ mai sau

VOV.VN -Giữa nhịp sống hối hả của thời đại 4.0, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa (Lào Cai) vẫn bền bỉ duy trì nghề thủ công se lanh, nhuộm, dệt vải, thêu may truyền thống, lặng thầm bảo tồn di sản cho các thế hệ sau.

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, sáng 21/10, UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề rèn của người Mông.

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, sáng 21/10, UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề rèn của người Mông.