Yên Bái thực hiện đề án xây dựng và tạo nguồn cán bộ cho khóa mới

VOV.VN - Tỉnh Yên Bái ban hành Đề án 11, được coi là khâu đột phá về công tác cán bộ của trong những năm tới.

Với mục tiêu khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ, chủ động nguồn cán bộ dồi dào đáp ứng việc chọn lựa những người thật sự có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới, năm 2018, Tỉnh ủy Yên Bái tiếp tục ban hành Đề án số 11 “Xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.

Đây là Đề án mang tính khoa học, có tư duy, tầm nhìn chiến lược lâu dài; được coi là khâu đột phá về công tác cán bộ của tỉnh trong những năm tới.

Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức gặp mặt các cán bộ tham gia Đề án số 11

Bà Trần Thị Kim Chung, cán bộ Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái là một trong những người được chọn tham gia vào Đề án 11 cho biết rất vinh dự và tự hào khi được tham gia Đề án, bởi đây vừa là cơ hội, vừa là trách nhiệm của bản thân để bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn chính trị, cũng như về kỹ năng lãnh đạo quản lý. Bà xác định sẽ thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.

Bà Trần Thị Kim Chung

Tâm trạng, suy nghĩ của bà Trần Thị Kim Chung cũng là suy nghĩ và tâm trạng chung của 150 cán bộ mới được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái phê duyệt danh sách tham gia Đề án này; số này bao gồm 60 người thuộc diện cán bộ trẻ, 45 người thuộc diện cán bộ nữ và 45 người là người dân tộc thiểu số.

Ông Đỗ Đức Cảnh, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái cho biết, suy nghĩ và tâm trạng ấy của các cán bộ được chọn lựa tham gia Đề án là rất dễ hiểu, bởi để có tên trong danh sách này, họ đã phải vượt qua hàng nghìn "đối thủ" ở vòng tuyển chọn, giới thiệu lần đầu từ địa phương, cơ quan, đơn vị và phải trải qua thi sát hạch, với 2 hình thức thi là viết bài kiến thức chung và thi thuyết trình.

Trong đó, phần thi thuyết trình do chính các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp sát hạch theo phương châm công khai, minh bạch. Việc tuyển chọn được thực hiện kỹ từ khâu xét duyệt hồ sơ, đến việc nghiên cứu, đánh giá bước đầu về tư cách đạo đức, quá trình học tập và công tác, chứ không chỉ về chuyên môn, nhất là đối với cán bộ trẻ.

"Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện của các ứng viên tham gia tuyển chọn, Sở Nội vụ kiểm tra rất kỹ, đầy đủ hồ sơ, đảm bảo các ứng viên được đăng ký tuyển chọn tham gia vào đề án này về phẩm chất đạo đức, cũng như năng lực, trình độ chuyên môn" - ông Đỗ Đức Cảnh nói.

Trước khi Đề án số 11 được triển khai, công tác cán bộ ở tỉnh Yên Bái vẫn còn hạn chế, yếu kém nhất định; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong cấp ủy, chính quyền và giữ các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý còn thấp.

Tính đến tháng 6/2018, tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 40 tuổi thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý mới chiếm 6,4%, cán bộ nữ chiếm 11%, cán bộ người dân tộc thiếu số chiếm 18,2% tổng số cán bộ diện Tỉnh quản lý. Nhiều cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản, nhưng năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo, quản lý còn hạn chế; phương pháp giải quyết công việc còn lúng túng, thiếu quyết đoán; một số cán bộ nữ còn tư tưởng tự ti, an phận, chưa chủ động phấn đấu vươn lên để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý…

Mục tiêu Đề án 11 đề ra là giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, Yên Bái phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ giữ chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đạt từ 10 đến 15%; tỷ lệ cán bộ nữ thuộc diện này đạt từ 20 đến 25%; tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số là từ 20 đến 25%. Trong mỗi giai đoạn 5 năm tiếp theo, các tỷ lệ này được phấn đấu tăng thêm từ 5 đến 10%....

Ông Hoàng Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái.

Theo ông Hoàng Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, giải pháp trọng tâm mà Yên Bái xác định nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu này là: Phát hiện, tuyển chọn cán bộ; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập trung vào bồi dưỡng kỹ năng, cập nhật kiến thức về công tác lãnh đạo quản lý; thường xuyên đánh giá cán bộ, bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ...

Ngay trong năm 2019 – năm đầu tiên thực hiện Đề án này, Yên Bái đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý cho cán bộ tham gia Đề án; mỗi lớp trong thời gian 2 - 3 tháng. Bên cạnh đó tổ chức lớp bồi dưỡng, mời chuyên gia cao cấp nước ngoài có kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp giảng dạy; liên kết với một số tập đoàn kinh tế lớn hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng quản trị cho các cán bộ tham gia Đề án…

Trong những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Yên Bái sẽ tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ tham gia Đề án các kiến thức cả lý luận và thực tiễn để các cán bộ luân chuyển về cơ sở, học tập từ cơ sở để đi lên, rèn luyện cả phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, cả kỹ năng, phương pháp lãnh đạo và nâng cao trình độ chuyên môn.

Những cán bộ thiếu lý luận chính trị sẽ ưu tiên cho đi học lý luận chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn để có đầy đủ năng lực thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cũng như sát cánh cùng doanh nghiệp hiện nay.

Cũng theo ông Hoàng Mạnh Hà, Quy định về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ tham gia Đề án số 11 của tỉnh cũng nêu rõ, trên cơ sở báo cáo đánh giá của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cán bộ của Đề án, Ban Tổ chức Tỉnh ủy có thể đề xuất đưa ra khỏi Đề án những trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hoặc vi phạm kỷ luật; đồng thời, bổ sung cán bộ tham gia Đề án.

Bên cạnh đó, căn cứ vào quy hoạch, năng lực, trình độ, sở trường và kết quả tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tham gia Đề án, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị có thể bổ nhiệm vượt cấp sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các trường hợp cán bộ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chức danh, có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc
Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc

VOV.VN -Sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn.

Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc

Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc

VOV.VN -Sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn.

Trao quyết định chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Trao quyết định chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.

Trao quyết định chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Trao quyết định chuẩn y chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.

Đồng Nai tổ chức trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy
Đồng Nai tổ chức trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy

Ngày 21/9, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Đồng Nai tổ chức trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy

Đồng Nai tổ chức trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy

Ngày 21/9, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.