Thầy giáo dạy lái xe với phương pháp sáng tạo thu hút hàng nghìn học viên

VOV.VN - Thầy Mai Văn Thường đã sáng tạo kết hợp cả hai phương pháp giảng dạy trực tiếp và trực tuyến giúp học viên "thuộc bài" nhanh chóng. Anh cho biết bản thân đã sử dụng mạng xã hội để mang kiến thức đến gần với học viên, đồng thời vẫn duy trì sự hướng dẫn trực tiếp tại trường lái.

Nhắc đến giáo viên dạy lái xe trong trung tâm đào tạo lái xe, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh thầy giáo ngồi ở ghế lái phụ cùng với học viên trên xe, không vất vả, chẳng tốn mồ hôi công sức... Họ chỉ cần chỉ trỏ, hướng dẫn vài ba động tác như "chân phanh chân ga" là có thể dễ dàng "ăn tiền" của học viên. 

Thực tế, nghề này không hề đơn giản như vậy. Anh Mai Văn Thường - giáo viên dạy lái xe hạng B1, B2, C, D tại Bình Dương cho biết: "Ghế lái trên ô tô không chỉ là nơi khởi đầu cho hành trình lái xe mà còn là biểu tượng của sự đồng hành thực tế. 

Khi chúng tôi ngồi ở vị trí ấy sẽ gánh một trọng trách rất lớn. Chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn, giúp học viên tự tin vượt qua nỗi sợ khi cầm vô lăng. Sau đó, chúng tôi giúp họ làm quen với thực hành - khởi động, xe lăn bánh... và ứng phó linh hoạt với các tình huống giao thông". 

Từ đó, người dạy sẽ dần giúp học viên trau dồi kỹ năng lái xe, xây dựng thói quen cầm lái an toàn và bình tĩnh trên mọi chặng đường. Tuy nhiên để học viên đạt được điều đó, thầy Thường phải liên tục tìm ra phương pháp dạy hiệu quả. 

Thầy Thường đã sáng tạo kết hợp cả hai phương pháp giảng dạy: trực tiếp và trực tuyến giúp học viên "thuộc bài" nhanh chóng. Anh cho biết bản thân đã sử dụng mạng xã hội để mang kiến thức đến gần với học viên, đồng thời vẫn duy trì sự hướng dẫn trực tiếp tại trường lái.

"Phương pháp dạy lái xe trên mạng xã hội giúp tôi giao lưu và tương tác với học viên mọi lúc mọi nơi, không giới hạn về không gian và thời gian. Học viên có thể bình luận để lại câu hỏi lý thuyết lẫn thực hành. Sau đó tôi sẽ giải đáp nhanh chóng giúp họ nhớ bài nhanh, tự tin trong kỳ thi sát hạch", anh nói. 

Nhờ phương pháp giảng dạy sáng tạo, thầy Thường đã giúp hàng nghìn học viên vượt qua kỳ thi sát hạch, nhất là nâng cao nhận thức về an toàn giao thông. Anh kể, trong năm 2024, tỉ lệ học viên đỗ lý thuyết và mô phỏng lên tới 95%, đỗ sa hình 90%. Điều đó khiến anh càng vững tin hơn với phương pháp dạy lái xe kết hợp giữa lý thuyết, thực hành bằng công nghệ hiện đại.

Thầy Thường thừa nhận bản thân phải đối mặt với thử thách lớn khi vừa giảng dạy trực tiếp tại trung tâm vừa dạy online. Bởi công công nghệ mang lại tiện ích nhưng không thể thay thế hoàn toàn việc hướng dẫn trực tiếp, không thể giám sát và phản ứng trước những tình huống khi tham gia giao thông. 

Vì thế, người đàn ông luôn dặn học viên của mình rằng dù học tốt kiến thức trong video hướng dẫn đến đâu vẫn cần thực hành cùng anh tại trường lái. Khi đó anh có thể quan sát chặt chẽ để sửa sai cho học viên, đồng thời củng cố niềm tin lái xe. 

"Việc quản lý học viên trong môi trường học trực tuyến cũng khó khăn. Học viên có thể không tập trung hoặc thiếu điều kiện thực hành như khi học trực tiếp. 

Ngoài ra, thách thức lớn đối với tôi khi dạy online chính là thay đổi thói quen học tập của học viên, đặc biệt là các bạn trẻ. Họ quen với việc học qua video ngắn, thiếu kiên nhẫn khi tham gia các buổi học dài hoặc thực hành trực tiếp. Khi đó Tôi phải giải thích tỉ mỉ từng bước để giúp họ nắm vững kỹ năng", anh cho hay. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Định kiến” của thầy giáo mầm non khi mới vào nghề
“Định kiến” của thầy giáo mầm non khi mới vào nghề

VOV.VN - Những năm tháng đầu đời tại trường mầm non là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của của trẻ. Và không chỉ có các cô giáo, các em nhỏ Trường Mầm non 19/5 thành phố còn có một người bạn đồng hành đầu tiên, người thầy đầu tiên đó là thầy Thái Hồng Duy.

“Định kiến” của thầy giáo mầm non khi mới vào nghề

“Định kiến” của thầy giáo mầm non khi mới vào nghề

VOV.VN - Những năm tháng đầu đời tại trường mầm non là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của của trẻ. Và không chỉ có các cô giáo, các em nhỏ Trường Mầm non 19/5 thành phố còn có một người bạn đồng hành đầu tiên, người thầy đầu tiên đó là thầy Thái Hồng Duy.

Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn

VOV.VN - Trước đây ở xã Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), hầu hết trai gái chỉ 13-14 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái. Tảo hôn khiến cuộc sống của người dân mãi chìm trong bệnh tật, nghèo đói. Nhưng nhờ có lớp xóa mù chữ của Đại úy Lò Văn Thoại, người dân được thay đổi nhận thức, đến nay tỷ lệ tảo hôn chỉ còn khoảng 1-2%, đời sống kinh tế xã hội dần ổn định, phát triển hơn.

Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn

Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn

VOV.VN - Trước đây ở xã Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), hầu hết trai gái chỉ 13-14 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái. Tảo hôn khiến cuộc sống của người dân mãi chìm trong bệnh tật, nghèo đói. Nhưng nhờ có lớp xóa mù chữ của Đại úy Lò Văn Thoại, người dân được thay đổi nhận thức, đến nay tỷ lệ tảo hôn chỉ còn khoảng 1-2%, đời sống kinh tế xã hội dần ổn định, phát triển hơn.

Thầy giáo thể dục hơn 10 năm mở lớp dạy võ miễn phí
Thầy giáo thể dục hơn 10 năm mở lớp dạy võ miễn phí

VOV.VN - Thầy giáo Trịnh Công Sơn, giáo viên môn thể dục trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã có hơn 10 năm mở lớp học dạy võ miễn phí ở quận Tân Phú cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn.

Thầy giáo thể dục hơn 10 năm mở lớp dạy võ miễn phí

Thầy giáo thể dục hơn 10 năm mở lớp dạy võ miễn phí

VOV.VN - Thầy giáo Trịnh Công Sơn, giáo viên môn thể dục trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã có hơn 10 năm mở lớp học dạy võ miễn phí ở quận Tân Phú cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn.