Thầy giáo thể dục hơn 10 năm mở lớp dạy võ miễn phí

VOV.VN - Thầy giáo Trịnh Công Sơn, giáo viên môn thể dục trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã có hơn 10 năm mở lớp học dạy võ miễn phí ở quận Tân Phú cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn.

 

Mở lớp vì học sinh nghèo

Thầy giáo Trịnh Công Sơn năm nay 37 tuổi, ngoài công việc chính ở trường, thầy đã mở lớp dạy võ Judo miễn phí cho nhiều học viên vào mỗi buổi tối, từ thứ 2 đến thứ 7 ở Câu lạc bộ Thể dục thể thao Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM.

Mỗi buổi học kéo dài 1 tiếng rưỡi. Độ tuổi học viên trong lớp cũng khác nhau, miễn là ai có nhu cầu học đều được nhận.

Chia sẻ về lí do mở lớp dạy võ từ năm 2012 đến nay, thầy Sơn cho biết, khi đó thầy vừa làm ở trường Nguyễn Đình Chiểu, vừa được Trung tâm giáo dục thể thao quận Tân Phú mời về dạy thêm. Trong quá trình dạy, thầy Sơn thấy nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, phải đi bán vé số, nhặt ve chai phụ giúp gia đình. Những em này cũng không có nhiều điều kiện đi học nên thầy đã đề xuất mở lớp miễn phí để giúp các em rèn luyện thể chất.

“Ngày xưa tôi cũng tập giống như vậy, các thầy cô cũng dạy tôi miễn phí. Do đó, tôi đã xin trung tâm hỗ trợ chỗ tập luyện để có thể hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn được tập hoàn toàn miễn phí", thầy Sơn kể.

Ba năm trở lại đây, lớp dạy võ miễn phí của thầy Sơn còn có thêm những học viên đặc biệt là các em người tự kỷ, ngại giao tiếp, cả những người đã đi làm, cần luyện tập tăng cường sức khoẻ cũng tìm đến đây.

Vì vậy, bản thân thầy Sơn cũng phải học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức để có cách hướng dẫn phù hợp với từng học viên. Có những em tự kỷ, sau khi tham gia lớp học võ, phụ huynh đã gọi điện tâm sự về sự tiến bộ của con và cảm ơn thầy.

"Phụ huynh nói sau khi tập con vui hơn, về nhà cởi mở hơn, sức khoẻ cũng cải thiện và giúp đỡ ba mẹ nhiều hơn", thầy Sơn kể lại. 

Trước khi đến với lớp học võ của thầy Sơn, em Văn Phát (16 tuổi) khá rụt rè, ngại giao tiếp. Hằng ngày em phụ giúp mẹ mua bán ve chai, tối đến tham gia lớp học. Hơn 1 năm học võ, Phát tiến bộ rõ rệt, em hoà đồng hơn.

"Sức khoẻ của em được cải thiện. Học ở đây bạn bè đều hoà đồng, nói chuyện vui vẻ và em cũng kết thêm được nhiều bạn bè", Phát nói.

Còn anh Lê Quốc Hùng, 33 tuổi, ở Quận 11 cho biết, là tài xế lái xe nên thỉnh thoảng người bị đau, nhức mỏi. Biết đến lớp học của thầy Sơn qua mạng xã hội, anh tham gia được hơn một tháng và dần quen với việc tập luyện ở đây:

"Việc tập ở khiến mình đây có sức khoẻ, dẻo dai và linh hoạt cũng như chạy nhảy và không mệt như trước", anh Hùng chia sẻ.

Tận tình với công việc

Ngoài lớp học ở Tân Phú, thầy Sơn còn cùng 2 người bạn phụ trách điểm dạy miễn phí ở 2 nơi khác, may mắn là đều được hỗ trợ, không tốn tiền thuê mặt bằng.

Bận rộn với những lớp học là thế, nhưng thầy Sơn vẫn hoàn thành rất tốt công việc của mình tại trưởng Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huệ, Hiệu trưởng nhà trường nhận xét: Thầy Sơn là một thầy giáo năng động, nhiệt tình. Việc thầy tổ chức lớp võ miễn phí cho học sinh cũng lan toả cho cả giáo viên của trường về sự chịu thương chịu khó, thấu hiểu hoàn cảnh từng học sinh:

“Trong công việc chỉ cần có việc là thầy nhiệt tình tham gia tất cả các phong trào, hoạt động trong nhà trường", cô Huệ nói.

Thầy Sơn rất mong muốn tiếp tục duy trì và mở rộng thêm những lớp học như thế để có thể giúp đỡ được nhiều em có hoàn cảnh khó khăn tham gia. Bởi với thầy, thể thao thì không phân biệt tuổi tác hay hoàn cảnh, cơ hội dành cho tất cả mọi người.

Suốt hơn 10 năm dạy võ miễn phí, thầy Sơn đã gặt hái những “quả ngọt” từ các lớp học này. Đó là niềm vui khi học trò mình từng dạy đạt Huy chương vàng SEAGames 22, Huy chương vàng giải vô địch Đông Nam Á năm 2024.

"Những học sinh ở đây cũng noi theo các tấm gương đó, các em cũng tập luyện, cố gắng phấn đấu bằng các anh chị, được lên đội tuyển, chinh phục những con đường tiếp theo. Từ đó có thể giúp ích cho thể thao Thành phố cũng như của Việt Nam", thầy Sơn kỳ vọng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều giáo viên đang chịu áp lực lớn từ phụ huynh
Nhiều giáo viên đang chịu áp lực lớn từ phụ huynh

VOV.VN - Nhiều giáo viên cho rằng họ chịu nhiều áp lực, nhưng lớn nhất đến từ phụ huynh. Đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện trong tháng 9 và 10 về đời sống giáo viên mầm non và phổ thông khu vực Nam Bộ, khảo sát tại 3 tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang.

Nhiều giáo viên đang chịu áp lực lớn từ phụ huynh

Nhiều giáo viên đang chịu áp lực lớn từ phụ huynh

VOV.VN - Nhiều giáo viên cho rằng họ chịu nhiều áp lực, nhưng lớn nhất đến từ phụ huynh. Đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện trong tháng 9 và 10 về đời sống giáo viên mầm non và phổ thông khu vực Nam Bộ, khảo sát tại 3 tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang.

TP.HCM vinh danh nhà giáo ưu tú và trao giải Võ Trường Toản
TP.HCM vinh danh nhà giáo ưu tú và trao giải Võ Trường Toản

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), vinh danh giáo viên ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 vào sáng ngày 18/11.

TP.HCM vinh danh nhà giáo ưu tú và trao giải Võ Trường Toản

TP.HCM vinh danh nhà giáo ưu tú và trao giải Võ Trường Toản

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), vinh danh giáo viên ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 vào sáng ngày 18/11.

Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam
Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam

VOV.VN - Buổi Họp mặt truyền thống Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được TP.HCM tổ chức sáng 11/11. Đây là những thầy cô giáo rời bục giảng từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào chiến trường từ miền Trung đến miền Nam, trở thành những “nhà giáo cầm súng" hơn 60 năm trước.

Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam

Ký ức những nhà giáo vượt Trường Sơn đem con chữ đến với miền Nam

VOV.VN - Buổi Họp mặt truyền thống Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được TP.HCM tổ chức sáng 11/11. Đây là những thầy cô giáo rời bục giảng từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào chiến trường từ miền Trung đến miền Nam, trở thành những “nhà giáo cầm súng" hơn 60 năm trước.