Độ chụm ảnh hưởng tới lái xe an toàn thế nào?

VOV.VN - Độ chụm là một yếu tố kỹ thuật ít được người dùng để ý, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động, an toàn, và độ bền bỉ của xe.

Độ chụm là gì?

Độ chụm (độ giao nhau của bánh xe) là góc đặt bánh xe được xác định bằng cách đo khoảng cách giữa mặt trong của hai bánh trước. Mục đích của việc điều chỉnh độ chụm là đảm bảo bánh xe song song và vuông góc với mặt đường.

Tùy thuộc vào thiết kế và công dụng của xe, độ chụm có thể là dương (hai bánh xe hướng vào trong), âm (hai bánh xe hướng ra ngoài), hoặc trung tính (hai bánh xe song song). Việc duy trì độ chụm đúng giúp tăng tính ổn định và hiệu suất khi lái xe.

Khi nào nên căn chỉnh độ chụm?

Căn chỉnh độ chụm nên được thực hiện theo định kỳ hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như sau:

Lốp xe mòn không đều

Nếu chủ xe thấy lốp xe mòn nhiều ở mặt trong hoặc ngoài, đây có thể là dấu hiệu độ chụm của bánh xe bị sai.

Xe bị lệch hướng khi lái Khi lái xe trên đường thẳng mà xe có xu hướng nghiêng sang một bên, ngay cả khi tài xế không điều chỉnh vô lăng, đây là lúc bạn nên xem xét căn chỉnh.
Vô lăng lệch khi xe chạy thẳng

Nếu vô lăng không đặt ở vị trí trung tâm khi xe đang đi thẳng, điều này có thể do độ chụm của bánh xe bị sai.

Sau va chạm mạnh

Khi xe bị va chạm, leo lề ở tốc độ cao hoặc đấm vào ổ gà, khung xe và góc đặt bánh xe có thể bị thay đổi. Cần căn chỉnh ngay sau đó.

Sau khi thay lốp hoặc sửa chữa hệ thống treo

Thay lốp mới hoặc can thiệp vào hệ thống treo và lái có thể đều làm thay đổi độ chụm.

Theo định kỳ Theo khuyến cáo, nên căn chỉnh độ chụm sau mỗi 10.000 - 15.000 km hoặc khi thay lốp mới.

Độ chụm ảnh hưởng như thế nào?

Độ chụm đúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt động của xe. Độ chụm chuẩn giúp lốp xe tiếp xúc tối đa với mặt đường, tăng độ bám và hiệu quả phanh. Nếu độ chụm sai khiến lốp xe mòn không đều, giảm tuổi thọ và làm tăng chi phí thay lốp.

Khi độ chụm chuẩn, xe đi ổn định và dễ điều khiển. Ngược lại, độ chụm sai khiến xe dễ bị lệch hướng, tạo cảm giác bất an toàn. Lốp xe tiếp xúc tối đa với mặt đường giúp giảm lực cản lăn, qua đó giúp tiết kiệm nhiên liệu. Độ chụm được căn chỉnh chính xác giúp giảm độ mài mòn lên các bộ phận như hệ thống treo và tay lái, tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo dưỡng.

Lời khuyên

Nên căn chỉnh độ chụm mỗi khi thay lốp mới hoặc sau 10.000 - 15.000 km. Thường xuyên quan sát lốp xe, vô lăng, và hướng di chuyển của xe. Bên cạnh đó, thực hiện căn chỉnh tại các trung tâm bảo dưỡng có thiết bị chuyên dụng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toyota nỗ lực vì sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam
Toyota nỗ lực vì sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Trao tặng học bổng cho sinh viên xuất sắc chuyên ngành kỹ thuật, đưa các mẫu xe “ăn khách” vào lắp ráp trong nước, triển khai dự án hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ thuần Việt đã cho thấy nỗ lực trên nhiều phương diện của Toyota trong việc đóng góp cho ngành công nghiệp Việt Nam.

Toyota nỗ lực vì sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam

Toyota nỗ lực vì sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Trao tặng học bổng cho sinh viên xuất sắc chuyên ngành kỹ thuật, đưa các mẫu xe “ăn khách” vào lắp ráp trong nước, triển khai dự án hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ thuần Việt đã cho thấy nỗ lực trên nhiều phương diện của Toyota trong việc đóng góp cho ngành công nghiệp Việt Nam.

Khi nào cần bảo dưỡng bơm cao áp cho động cơ Diesel?
Khi nào cần bảo dưỡng bơm cao áp cho động cơ Diesel?

VOV.VN - Việc bảo dưỡng và cân chỉnh bơm cao áp định kỳ không chỉ giúp xe vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu, mà còn kéo dài tuổi thọ của động cơ và giảm thiểu các hỏng hóc không đáng có.

Khi nào cần bảo dưỡng bơm cao áp cho động cơ Diesel?

Khi nào cần bảo dưỡng bơm cao áp cho động cơ Diesel?

VOV.VN - Việc bảo dưỡng và cân chỉnh bơm cao áp định kỳ không chỉ giúp xe vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu, mà còn kéo dài tuổi thọ của động cơ và giảm thiểu các hỏng hóc không đáng có.

Bị kẹt bướm ga trên ô tô nguy hiểm như thế nào?
Bị kẹt bướm ga trên ô tô nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Kẹt bướm ga là một trong những tình huống nguy hiểm mà bất kỳ tài xế nào cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này xảy ra khi bướm ga, bộ phận điều khiển luồng khí vào động cơ không trở về vị trí ban đầu sau khi người lái nhả chân ga. Điều này có thể khiến xe tăng tốc không kiểm soát, gây nguy hiểm cho người lái và những người tham gia giao thông.

Bị kẹt bướm ga trên ô tô nguy hiểm như thế nào?

Bị kẹt bướm ga trên ô tô nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Kẹt bướm ga là một trong những tình huống nguy hiểm mà bất kỳ tài xế nào cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này xảy ra khi bướm ga, bộ phận điều khiển luồng khí vào động cơ không trở về vị trí ban đầu sau khi người lái nhả chân ga. Điều này có thể khiến xe tăng tốc không kiểm soát, gây nguy hiểm cho người lái và những người tham gia giao thông.