Trung Quốc "đau đầu" vì khí thải xe hơi

VOV.VN - Sự gia tăng số lượng ô tô quá nhanh đã khiến nhiều thành phố tại Trung Quốc chìm trong khí thải độc hại.

Trung Quốc hiện đang là thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất Thế giới. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, trong năm 2013 đã có hơn 20 triệu chiếc xe được bán ra tại quốc gia này, tăng 14% so với năm 2012. Theo dự đoán, con số này sẽ còn tăng thêm khoảng 10% trong năm nay. Tuy nhiên, sự gia tăng quá nhanh số lượng ô tô đã kéo theo những hậu quả vô cùng tai hại. 

Không khí tại một thành phố tại Trung Quốc ô nhiễm đến mức cản trở tầm nhìn phía trước

Theo tổ chức WHO, nồng độ khí thải trong một số thành phố lớn tại Trung Quốc đã vượt gấp 40 lần ngưỡng cho phép. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư phổi, cùng với một số căn bệnh khác tăng cao. Đặc biệt, so với khí thải từ nhà máy hay các hoạt động khác tạo ra, khí thải của ô tô nguy hiểm hơn do chúng có thể thẩm thấu vào phổi sâu hơn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng không thể theo kịp cũng khiến cho nạn tắc đường xảy ra thường xuyên và kéo dài. 

Vào 8/2010, tại Bắc Kinh đã xảy ra một vụ tắc đường kéo dài liên tục 11 ngày và 99 km

Đứng trước tình trạng trên, chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức có những động thái nhằm cải thiện tình hình. Kể từ khi lên nhậm chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản nhân dân Trung Hoa vào tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình đã bắt đầu một chiến dịch nhằm hạn chế việc mua sắm các món đồ xa xỉ - trong đó có ô tô. Bắt đầu từ năm nay, thành phố Thiên Tân sẽ bắt đầu tiến hành giới hạn số lượng ô tô, nối bước một số thành phố lớn trước đó. Một kế hoạch toàn quốc cũng đã được thông qua vào tháng 9/2013, với mục tiêu giảm từ 15 tới 25% khí thải vào năm 2017 tại ba vùng công nghiệp chính, đứng đầu bởi Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải cần đến một khoảng thời gian rất dài nữa để có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm cùng với các vấn đề so sự gia tăng số lượng xe hơi quá nhanh. Trong khi đó, những người dân tại các thành phố lớn vẫn phải đang ngày ngày sống trong bầu không khí độc hại đặc quánh...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu tạm ngừng thu thuế khí thải trên các chuyến bay
Châu Âu tạm ngừng thu thuế khí thải trên các chuyến bay

(VOV) - Hầu hết các hãng hàng không đã phải bất đắc dĩ tuân thủ theo luật thuế của Liên minh châu Âu.

Châu Âu tạm ngừng thu thuế khí thải trên các chuyến bay

Châu Âu tạm ngừng thu thuế khí thải trên các chuyến bay

(VOV) - Hầu hết các hãng hàng không đã phải bất đắc dĩ tuân thủ theo luật thuế của Liên minh châu Âu.

Thế giới khó tìm lời giải cho bài toán cắt giảm khí thải
Thế giới khó tìm lời giải cho bài toán cắt giảm khí thải

(VOV) - Các nhà hoạt động môi trường lo ngại Hội nghị khí hậu Doha khó giải quyết được thách thức căn bản của Nghị định thư Kyoto.

Thế giới khó tìm lời giải cho bài toán cắt giảm khí thải

Thế giới khó tìm lời giải cho bài toán cắt giảm khí thải

(VOV) - Các nhà hoạt động môi trường lo ngại Hội nghị khí hậu Doha khó giải quyết được thách thức căn bản của Nghị định thư Kyoto.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới
Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới

VOV.VN - Tình hình khí thải carbonic cứ năm này tệ hơn năm sau.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới

VOV.VN - Tình hình khí thải carbonic cứ năm này tệ hơn năm sau.

Trung Quốc cắt giảm khí thải
Trung Quốc cắt giảm khí thải

Thủ tướng Ôn Gia Bảo tái khẳng định các mục tiêu cắt giảm khí thải của Trung Quốc nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Trung Quốc cắt giảm khí thải

Trung Quốc cắt giảm khí thải

Thủ tướng Ôn Gia Bảo tái khẳng định các mục tiêu cắt giảm khí thải của Trung Quốc nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Mỹ có thể đạt mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2020
Mỹ có thể đạt mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2020

VOV.VN - Mỹ có thể đạt mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm 17% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 2005.

Mỹ có thể đạt mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2020

Mỹ có thể đạt mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2020

VOV.VN - Mỹ có thể đạt mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm 17% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 2005.

Các nước phát triển cam kết cắt giảm khí thải
Các nước phát triển cam kết cắt giảm khí thải

Những hành động để giảm khí thải phải được thực hiện sau khi các cam kết của các nước phát triển hết hạn vào năm 2012.

Các nước phát triển cam kết cắt giảm khí thải

Các nước phát triển cam kết cắt giảm khí thải

Những hành động để giảm khí thải phải được thực hiện sau khi các cam kết của các nước phát triển hết hạn vào năm 2012.

COP-18: Vẫn bất đồng trong mục tiêu cắt giảm khí thải
COP-18: Vẫn bất đồng trong mục tiêu cắt giảm khí thải

(VOV)_Bất đồng giữa nước giàu và nghèo cản trở nỗ lực đạt thỏa thuận nhằm ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

COP-18: Vẫn bất đồng trong mục tiêu cắt giảm khí thải

COP-18: Vẫn bất đồng trong mục tiêu cắt giảm khí thải

(VOV)_Bất đồng giữa nước giàu và nghèo cản trở nỗ lực đạt thỏa thuận nhằm ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.