Bất ngờ công bố tài liệu mới trong vụ án Vinalines

VOV.VN-Chủ tọa công bố thêm tài liệu về hỗ trợ tư pháp, gồm tài liệu xác minh về công ty Nakhotka, thẩm vấn 2 nhân chứng Nga...

15h40: “Do có thêm nhiều tài liệu mới về vụ án, HĐXX quyết định dừng phiên tòa buổi chiều 28/4. Ngày mai tòa sẽ tiếp tục lúc 8h sáng 29/4”, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn tuyên bố.

15h25: HĐXX tiếp tục làm việc. Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn công bố thêm tài liệu về hỗ trợ tư pháp, gồm tài liệu xác minh về công ty Nakhotka, thẩm vấn 2 nhân chứng Nga, căn cứ thuế về bán ụ nổi 83M và một số tài liệu khác….

“Đây là những tài liệu HĐXX mới nhận được, chưa nghiên cứu đầy đủ. HĐXX cũng sẽ chuyển cho các luật sư để nghiên cứu nếu các luật sư có yêu cầu”, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn nói.



3h17:
HĐXX tạm nghỉ giải lao.

15h15: HĐXX tiếp tục truy vấn bị cáo Chiều về số tiền 340 triệu đồng Sơn đưa. Chiều cho biết, khi đưa tiền Sơn không nói là tiền từ ụ nổi.

Bị cáo Chiều kể lại rằng, sau khi bị cáo hỏi vay 1 tỷ đồng, thì bị cáo Sơn đến đưa 340 triệu đồng tiền mặt. Sau đó Sơn đưa thêm 1 tỷ. Bị cáo Chiều cũng phủ nhận việc Sơn khai tại cơ quan điều tra việc đưa cho Chiều 20.000 USD và gắn cả card visit nữa. “Không có chuyện đó”, bị cáo Chiều nói.

15h05: HĐXX đặt câu hỏi với bị cáo Lê Văn Dương: Bị cáo có được Sơn cho tiền không?

Bị cáo Dương khẳng định: “Bị cáo không nhận được bất cứ vật chất nào của anh Sơn. Bị cáo đi khảo sát ụ nổi 2 lần đều vì công việc, chỉ mong hoàn thành công việc”.

14h55: Luật sư yêu cầu bị cáo Phúc miêu tả lại ngôi nhà. Bị cáo Phúc nói, trong nhà có kê bàn ghế uống nước nhỏ để ở góc nhà. Gian giữa chỉ có bàn thờ. Nhà không ngăn thành buồng như lời khai của Sơn.

Khi được nói về lời khai của Sơn đưa tiền tại nhà ở Hải Phòng, bị cáo Phúc thốt lên rằng: “Bị cáo Sơn vẫn dám gian dối ngay tại Tòa đối với vấn đề này”.

Đối với bị cáo Dương, HĐXX tiếp tục truy xét thêm chi tiết về việc kiểm tra và thực hiện báo cáo đối với ụ nổi 83M.

Hỏi về trách nhiệm đối với thất thoát của Vinalines, bị cáo Sơn nói, bị cáo không có động cơ, động cơ của bị cáo chỉ làm thế nào để phát triển công ty. Việc thất thoát bị cáo có một phần trách nhiệm. Bị cáo sẽ động viên gia đình tiếp tục bồi thường thiệt hại.

Luật sư tiếp tục đặt vấn đề với Trần Hải Sơn lý do chuyển cho Dũng và Phúc nhiều lần sao không chuyển một lần. Sơn khai do việc chuyển tiền lớn như vậy sẽ rất khó khăn.

Nói về việc Sơn bỏ tiền trong cặp đưa để đưa tiền cho Phúc tại nhà riêng như lời khai của Sơn tại Tòa, luật sư đề nghị HĐXX thực nghiệm lại sự việc.


Vợ Dương Chí Dũng tươi cười tiễn chồng lên xe tù

Trong suốt quá trình điều tra, đưa vụ án ra xét xử từ phiên tòa sơ thẩm đến phúc thẩm, bà Phạm Thị Mai Phương- vợ bị cáo Dương Chí Dũng – cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lúc nào cũng tất tả đồng hành cùng chồng, dù biết rằng ông này đã có “bồ nhí”.

Tại phiên tòa cấp phúc thẩm, người ta cũng bắt gặp những hình ảnh rất tình cảm của người phụ nữ này bên chồng ở trong phòng xét xử khi phiên tòa chưa bắt đầu (xem clip)


Bà Phương mong chồng giữ gìn sức khỏe


14h45: Tòa công bố văn bản việc xác minh chứng từ rút tiền của Trần Hải Sơn. Theo đó, năm 2009, 2010 Sơn có mở tài khoản. Còn việc rút tiền của giao dịch (từ 2007 đến 2012) thì phần mềm của Ngân hàng Hàng hải rà soát không ra.

Ông Khang cũng cho biết: Ngoài việc lưu giao dịch trên phần mềm, vẫn còn có lưu giữ bằng chứng từ, nhưng phải có thời gian tra soát vì ngân hàng có rất nhiều giao dịch.

Ông Khang cũng cho biết sẽ đề nghị Ngân hàng xác minh lại theo yêu cầu của HĐXX, muốn xác minh lại thông tin giao dịch của Trần Hải Sơn trong năm 2008 tại ngân hàng. HĐXX đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin này vào sáng mai (29/4).

14h30: Tòa triệu tập thêm đại diện của Ngân hàng Hàng hải-Nguyễn Tuấn Khang. Ông Khang cho biết, trong giao dịch bằng chứng minh thư không có giới hạn.

14h25: Tại Toà, ông Trung không biết Công ty AP. Cá nhân ông Trung không xem những chào hàng mua bán ụ nổi. Về giao dịch mua ụ nổi, ông Trung cũng khẳng định không tham gia, nhưng có tham gia thẩm định vì tổ thẩm định là độc lập với tư cách là tổ phó. Ngoài tham gia tổ thẩm định, ông Trung cho biết có tham gia 1 buổi về cuộc họp để mua ụ nổi 83M.




Với vai trò phụ trách đối ngoại, ông Trung khai không tìm thấy đối tác tìm mua ụ nổi, ông Trung cũng không biết việc khảo sát ụ nổi 220. Ông Trung cũng khẳng định không biết về ụ nổi 220.

HĐXX nói về việc ông Trung có nhận được chào hàng mua ụ nổi 83M, ông Trung nói rằng, không xem được bản chào hàng, vì ông Trung cho biết phụ trách đối ngoại nên có rất nhiều  giao dịch.

14h12: Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm bắt đầu phiên làm việc buổi chiều. Đây là ngày thứ 5 diễn ra phiên xét xử.

Buổi chiều, Tòa triệu tập thêm ông Bùi Văn Trung – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao. Thời điểm năm 2007, ông Trung là trưởng ban Kinh doanh Đối ngoại, sau đó là Phó Tổng Giám đốc Vinalines. Ông Trung được phân công mảng kinh doanh đối ngoại, dự án xây dựng nhà máy sửa chữa, trong đó có ụ nổi; tìm kiếm đối tác nước ngoài có tiềm lực.

11h35: Tòa nghỉ phiên xét xử buổi sáng. Chiều nay, vào lúc 14h, Tòa tiếp tục làm việc.

11h05:
Luật sư Trần Đại Thắng hỏi Trần Hải Hà, em gái Sơn về việc, khi Sơn đưa tiền cho Dương Chí Dũng, chị Hà cho biết không?

Chị Hà trả lời: "Các lần chuẩn bị tiền, Sơn đều không nói lý do. Duy có lần chuẩn bị tiền (lần đưa tiền ở khách sạn Victory), do quá nhiều tiền lẻ, nên Sơn có nói "đưa cho bác Dũng "tổng" tiền lẻ thế này thì anh vác bao tải đi à?".

10h40: Luật sư Trần Đình Triển quay lại truy xét bị cáo Trần Hải Sơn việc chào ụ nổi 83M và việc chia số tiền tham ô.

Nhiều câu hỏi từ luật sư Triển, bị cáo Sơn từ chối trả lời vì cho rằng đã khai tại cơ quan điều tra và đã trả lời HĐXX. Bị cáo Sơn tiếp tục điệp khúc: “Tôi xin thưa, tôi xác nhận lời khai và xin HĐXX đánh giá”.


Các bị cáo tại phiên phúc thẩm sáng nay


 10h32:
Luật sư Trần Đình Triển tiếp tục đặt câu hỏi với bị cáo Mai Văn Khang, Trần Hữu Chiều. 

10h25: Khai về số tiền đưa cho bị cáo Chiều, Sơn nói: "Anh Chiều không nói với bị cáo là anh Chiều vay tiền để làm gì. Anh Chiều vay 1 tỷ đồng và đã trả lại cho bị cáo". 

Số tiền 340 triệu đồng, bị cáo Sơn nói là đã khai. Đây là số tiền “bồi dưỡng”.

Bị cáo Sơn cũng thốt lên rằng: “Thưa với HĐXX, ở Vinalines có những luật bất thành văn. Việc chia tiền cho người này, người nọ mọi người đều tự hiểu”.

10h20:
Quay lại truy xét về việc đưa tiền cho Phúc ở Hải Phòng, bị cáo Sơn nói không nhớ vào thời điểm nào (trưa, chiều, hay tối). Bị cáo Sơn cho biết, Sơn chưa từng đến nhà Phúc ở Hải Phòng, việc biết nhà là do anh Phúc cho địa chỉ. Tiền được Sơn để trong cặp. Khi đến nhà Phúc, người anh em tên Long đứng ở ngoài, còn Sơn vào trong nhà.


Tại phiên xét xử chiều 25/4, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn bất ngờ tuyên bố chưa tuyên án và quay lại phần xét hỏi.

Phiên xét xử  kết thúc phần xét hỏi, các bị cáo được đưa lên xe dẫn giải về trại giam. Đối với những bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc khi bước ra phòng xét xử có gì đó lạc quan? (xem thêm)


Bị cáo Dương Chí Dũng được đưa nhanh lên xe dẫn giải. Giữ thái độ lạc quan, bị cáo Dũng nở nụ cười tươi, vẫy chào những người thân trong gia đình


10h05:
Đọc một số bút lục lời khai của bị cáo Sơn tại cơ quan điều tra, HĐXX đề nghị bị cáo Sơn nhớ lại, bị cáo rút tiền ở Ngân hàng Hàng hải ở Hải Phòng hay Hà Nội. Bị cáo Sơn ấp úng: "Bị cáo xin giữ quan điểm lời khai tại cơ quan điều tra".

"Việc chuẩn bị số tiền để chuyển cho các anh rất nhiều, đan xen, nên bị cáo không nhớ hết”, bị cáo Sơn phân bua.

9h51: Về việc bị cáo nhận khoản tiền 1,67 triệu USD, Sơn tiếp tục khẳng định do Dương Chí Dũng chỉ đạo chia tiền. Khi hỏi về căn cứ về việc đưa tiền cho Dũng và Phúc, bị cáo chắc chắn có sự việc, còn đánh giá là ở HĐXX.

Về nguồn tiền đưa cho Dũng ở Hải Phòng, bị cáo Sơn nói lấy của em gái tên Huyền. Đó là lần thứ hai đưa tiền cho Dũng.

Đối với bị cáo Phúc, bị cáo Sơn khai đưa 3 lần tiền. Lần đầu tiên đưa cho Phúc ở làng quốc tế Thăng Long 2,5 tỷ, bị cáo Sơn bảo lấy nguồn tiền của em gái tên Hà.

Lần thứ hai đưa cho Phúc 5 tỷ đồng khoảng 2-3 tuần sau đó. Lần này cũng đưa tại làng Quốc tế Thăng Long. Nguồn tiền được em gái tên là Huyền chuẩn bị. Bị cáo cũng rút tiền từ Ngân hàng Hàng hải 2 tỷ đồng nữa.

"Việc rút tiền ở Hà Nội hay Hải Phòng? Bị cáo không nhớ rõ nữa"- bị cáo Sơn nói.




9h45: Làm rõ việc làm báo cáo mua ụ nổi 83M, bị cáo Mai Văn Khang khai, "anh Chiều không nói với bị cáo làm báo cáo thế nào để mua bằng được ụ.  Trong đợt khảo sát, bị cáo Trần Hữu Chiều cũng nói rằng, Tổng Công ty chỉ đạo phải mua được ụ nổi. Do vậy, bị cáo Chiều nói với Dương hỗ trợ để mua được ụ nổi – bị cáo có chứng kiến việc anh Chiều “nhờ vả” bị cáo Dương".

9h35: Phân minh cho tội tham ô, bị cáo Dũng nói: “Nếu có làm chủ đích thì bị cáo liên hệ trực  tiếp với ông Goh, bí mật bên ngoài chứ không bao giờ để cho mấy ông cấp dưới biết việc sắp đặt”.

9h25: “Tháng 10/2008 mới có chỉ định thầu xây dựng dự án nhưng tháng 7 ụ nổi đã về Việt Nam, như vậy chứng tỏ các bị cáo có động cơ?”, HĐXX truy vấn.

HĐXX đặt vấn đề, việc mua dự án ụ nổi 83M là một hạng mục của dự án sửa chữa đóng tàu biển phía Nam. Dự án chưa được phê duyệt nhưng các bị cáo đã mua ụ nổi? Bị cáo Dũng thừa nhận sai.

9h05: Tạm dừng thẩm vấn bị cáo Mai Văn Phúc, HĐXX truy vấn Dương Chí Dũng về quan hệ với ông Goh. Bị cáo Dũng cho biết có quan hệ với ông Goh từ năm 2000.

HĐXX đặt vấn đề về việc lời khai về mối quan hệ với ông Goh tại cơ quan điều tra, lúc đầu bị cáo chối, sau đó nhận, như vậy là sao? Bị cáo Dũng nói: Do bị cáo chưa hiểu điều tra viên hỏi vấn đề gì, đồng thời không muốn ảnh hưởng đến người khác. “Ngay sau đó bị cáo đã trả lời ngay”, bị cáo Dũng nói.

9h00: Nói về quan hệ với Dương Chí Dũng, bị cáo Phúc bảo hai người không hợp nhau. Tại một cuộc họp lãnh đạo, bị cáo Phúc nhắc lại rằng, bị cáo Dũng từng nói: “Nếu như anh không tổ chức mua ụ nổi 83M thì sẽ kỷ luật và đề nghị cách chức”.


Bị cáo Dũng cho biết có quan hệ với ông Goh từ năm 2000


Tuy nhiên, lời khai này của Phúc bị Dương Chí Dũng phủ nhận ngay tại tòa. Bị cáo Dũng nói: “Thưa HĐXX, hoàn toàn không có chuyện đó ạ”.

8h55: Nói về số tiền tham ô, bị cáo Phúc khai: “Trước đây bị cáo nghĩ, Sơn không thể hoàn toàn chiếm giữ số tiền 1,67 triệu USD, nhưng giờ thì bị cáo thấy khác. Bị cáo không nghĩ Sơn lại khủng khiếp như vậy”.

 8h45: Bị cáo Mai Văn Phúc được HĐXX truy vấn. 

Bị cáo Phúc phủ nhận việc chỉ đạo Chiều. Bị cáo Phúc cũng khẳng định không giao nhiệm vụ cho ai trong đoàn khảo sát. Bị cáo Phúc thừa nhận Chiều và Sơn có báo cáo về việc khảo sát ụ nổi sau khi khảo sát, nhưng bị cáo Sơn khẳng định: “Hoàn toàn không có việc báo cáo việc chào giá của công ty Nga dưới 5 triệu USD”.

8h40: Trả lời HĐXX về động cơ của hành vi Cố ý làm trái, bị cáo Chiều nói: “Động cơ của bị cáo là nhu cầu cần thiết trong việc sửa chữa tàu của tổng công ty là rất lớn”. 

Bị cáo Chiều cũng phủ nhận động cơ trong việc tham ô tài sản.

Nói về động cơ vay số tiền 1 tỷ đồng của Sơn, bị cáo Chiều cho biết, ngoài việc dùng tiền chữa bệnh, bị cáo còn mua nhà, làm một số việc khác nữa.

8h30: Bị cáo Chiều cho biết, khi Phúc ký hợp đồng mua bán ụ nổi này vào tháng 3/2008 thì bị cáo Chiều làm tờ trình. Trả lời HĐXX về việc, giá chào hàng dưới 5 triệu USD, hợp đồng mua là 9 triệu USD, bị cáo Chiều nói: “Giá mua ụ nổi 9 triệu là mua thông qua Công ty AP”.




Nói đến tội tham ô tài sản, bị cáo Chiều phân bua: “Tiền tham ô bị cáo không được chia, số tiền 340 triệu là do lúc đó bị cáo đang ở hoàn cảnh ốm đau”.

8h15: Truy xét lại một số lời khai của bị cáo Trần Hữu Chiều tại cơ quan điều tra, bị cáo Chiều cho nói: “Bị cáo nghe loáng thoáng giá trị ụ nổi dưới 5 triệu USD”.

Bị cáo Chiều vẫn khẳng định không gặp Dũng và Phúc trước khi đi khảo sát ụ nổi 83M.

Sau khi đi khảo sát về, bị cáo Chiều có báo cáo với Mai Văn Phúc. Khi báo cáo với Phúc, Sơn nói công ty của Nga chào giá với giá 5 triệu USD. “Lúc đó anh Phúc không có chỉ đạo gì. Anh Phúc có hỏi hoa hồng của vụ ụ nổi như thế nào?”, bị cáo Chiều khẳng định.

8h05: HĐXX bắt đầu ngày làm việc thứ 5 phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Mở đầu ngày làm việc, bị cáo Trần Hữu Chiều được HĐXX truy xét về việc “ụ nổi có phải là tàu biển hay không?”. Bị cáo Chiều cho biết, bị cáo nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển nhưng nó hoạt động theo quy phạm của tàu biển.

8h00: Các bị cáo được đưa vào phòng xét xử. Giống như những ngày xử trước, bị cáo Dương Chí Dũng được đưa vào phòng xử từ rất sớm. Bị cáo Dương Chí Dũng và luật sư Trần Đại Thắng có những thảo luận trước khi HĐXX vào làm việc.


Bị cáo Dương Chí Dũng và luật sư Trần Đại Thắng có những thảo luận trước khi HĐXX vào làm việc.


 Sáng 28/4, phiên tòa xét xử theo trình tự cấp phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm về tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tiếp tục phiên tranh luận.

Phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đến hôm nay đã bước sang ngày thứ 4. Trước đó phiên tòa xét xử cấp phúc thẩm dự kiến diễn ra trong 3 ngày từ 22-24/4.

Ngày 24/4, sau khi nghị án, chủ tọa phiên tòa – thẩm phán Nguyễn Văn Sơn đã bất ngờ quyết định chưa tuyên án, đồng thời quay lại phần xét hỏi về để làm thêm hành vi đưa nhận tiền tham ô của các bị cáo, việc chuyển số tiền 1,67 triệu USD về Việt Nam…

Bị cáo Mai Văn Phúc

Đặc biệt, tại phần xét hỏi ngày 24/4, bị cáo Trần Hải Sơn – người đã khai tại cơ quan điều tra và tại tòa về việc làm theo chỉ đạo của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc trong việc nhận và chia tiền tham ô liên tục được HĐXX và các luật sư đặt câu hỏi để làm rõ thêm một số tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, bị cáo Sơn vẫn sử dụng điệp khúc “bị cáo không nhớ” trong câu trả lời của mình.

Đặc biệt, sau khi đặt câu hỏi về lần giao dịch cuối giữa Trần Hải Sơn với ông Goh, bị cáo Sơn nói “bị cáo không nhớ”, đã khiến chủ tọa phải thốt lên rằng: “Bị cáo làm quản lý, giờ lần giao dịch cuối với ông Goh mà không còn nhớ nữa là sao?”.

Cũng tại phiên tòa cấp phúc thẩm, đối với hai bị cáo có vai trò chủ mưu và cầm đầu Dương Chí Dũng và Trần Hải Sơn, đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình.

Liên quan đến ụ nổi 83M, tại phần xét hỏi, đại diện Vinalines cho biết, nếu ụ nổi thực hiện phương án tháo gỡ để bán sắt vụn thì cũng được 49 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi tháng ụ nổi ngốn số tiền khoảng 1 tỷ đồng tiền chi phí bảo dưỡng, bảo trì, bảo vệ…

Diễn biến vụ việc:

Ngày 1/2/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Ngày 17/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố thêm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Lúc này, ông Dương Chí Dũng đã rời ghế Chủ tịch HĐQT Vinalines để giữ chức Cục trưởng Hàng hải Việt Nam.

Cùng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, do có người mật báo nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước khi bắt 1 ngày sau đó. Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt tại Campuchia.

Ngày 12-16/12/2013, ông Dương Chí Dũng và đồng phạm hầu tòa với cáo buộc tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Với hai tội danh trên, ông Dương Chí Dũng nhận mức án tử hình. Nhận chung mức án còn có ông Mai Văn Phúc – cựu Tổng Giám đốc Vinalines – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT).

Ngay sau bản án của tòa cấp sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo, trong đó ông Dương Chí Dũng làm đơn kêu oan và cho rằng mình không tham ô tài sản.

Ngày 22-24/4/2014, TAND Tối cao tổ chức phiên tòa cấp phúc thẩm đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.

ng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, do có người mật báo nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước khi bắt 1 ngày sau đó. Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt tại Campuchia.

Ngày 12-16/12/2013, ông Dương Chí Dũng và đồng phạm hầu tòa với cáo buộc tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Với hai tội danh trên, ông Dương Chí Dũng nhận mức án tử hình. Nhận chung mức án còn có ông Mai Văn Phúc – cựu Tổng Giám đốc Vinalines – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT).

Ngay sau bản án của tòa cấp sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo, trong đó ông Dương Chí Dũng làm đơn kêu oan và cho rằng mình không tham ô tài sản.

Ngày 22-24/4/2014, TAND Tối cao tổ chức phiên tòa cấp phúc thẩm đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.


Các mức án cụ thể trong phiên tòa sơ thẩm

1./. Dương Chí Dũng (SN 1957) – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tử hình.

2./. Mai Văn Phúc (SN 1957) – nguyên TGĐ Vinalines tử hình.

3./. Trần Hải Sơn (SN1960) – nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines 22 năm tù.

4./. Trần Hữu Chiều (SN 1952) – nguyên Phó TGĐ Vinalines 19 năm tù.

5./. Bùi Thị Bích Loan (SN 1963) – nguyên Kế toán trưởng Vinalines 4 năm tù. 

6./. Mai Văn Khang (SN 1958) – nguyên Phó TGĐ Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù. 

7./. Lê Văn Dương (SN 1970) – Đăng kiểm viên, Chi cục Đăng kiểm số 6 – Cục Đăng kiểm Việt Nam 7 năm tù.

8./. Huỳnh Hữu Đức (SN 1965) – nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

9./. Lê Ngọc Triện (SN 1964) – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

10./.  Lê Văn Lừng (SN 1959) – cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

ViệtĐức/V

Diễn biến vụ việc:

Ngày 1/2/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Ngày 17/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố thêm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Lúc này, ông Dương Chí Dũng đã rời ghế Chủ tịch HĐQT Vinalines để giữ chức Cục trưởng Hàng hải Việt Nam.

Cùng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, do có người mật báo nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước khi bắt 1 ngày sau đó. Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt tại Campuchia.

Ngày 12-16/12/2013, ông Dương Chí Dũng và đồng phạm hầu tòa với cáo buộc tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Với hai tội danh trên, ông Dương Chí Dũng nhận mức án tử hình. Nhận chung mức án còn có ông Mai Văn Phúc – cựu Tổng Giám đốc Vinalines – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT).

Ngay sau bản án của tòa cấp sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo, trong đó ông Dương Chí Dũng làm đơn kêu oan và cho rằng mình không tham ô tài sản.

Ngày 22-24/4/2014, TAND Tối cao tổ chức phiên tòa cấp phúc thẩm đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.


Các mức án cụ thể trong phiên tòa sơ thẩm

1./. Dương Chí Dũng (SN 1957) – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tử hình.

2./. Mai Văn Phúc (SN 1957) – nguyên TGĐ Vinalines tử hình.

3./. Trần Hải Sơn (SN1960) – nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines 22 năm tù.

4./. Trần Hữu Chiều (SN 1952) – nguyên Phó TGĐ Vinalines 19 năm tù.

5./. Bùi Thị Bích Loan (SN 1963) – nguyên Kế toán trưởng Vinalines 4 năm tù. 

6./. Mai Văn Khang (SN 1958) – nguyên Phó TGĐ Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù. 

7./. Lê Văn Dương (SN 1970) – Đăng kiểm viên, Chi cục Đăng kiểm số 6 – Cục Đăng kiểm Việt Nam 7 năm tù.

8./. Huỳnh Hữu Đức (SN 1965) – nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

9./. Lê Ngọc Triện (SN 1964) – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

10./.  Lê Văn Lừng (SN 1959) – cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

Việt Đức/V

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Clip: Bị cáo Dương Chí Dũng mong được sống
Clip: Bị cáo Dương Chí Dũng mong được sống

VOV.VN -Bị cáo Dương Chí Dũng: “Cho bị cáo được sống để được minh oan”.

Clip: Bị cáo Dương Chí Dũng mong được sống

Clip: Bị cáo Dương Chí Dũng mong được sống

VOV.VN -Bị cáo Dương Chí Dũng: “Cho bị cáo được sống để được minh oan”.

Hình ảnh Dương Chí Dũng lạc quan khi Tòa tạm dừng
Hình ảnh Dương Chí Dũng lạc quan khi Tòa tạm dừng

VOV.VN - Đối với bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc khi bước ra phòng xét xử chiều 25/4, ở các bị cáo này biểu hiện sự lạc quan?

Hình ảnh Dương Chí Dũng lạc quan khi Tòa tạm dừng

Hình ảnh Dương Chí Dũng lạc quan khi Tòa tạm dừng

VOV.VN - Đối với bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc khi bước ra phòng xét xử chiều 25/4, ở các bị cáo này biểu hiện sự lạc quan?

Tòa chưa tuyên án vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm
Tòa chưa tuyên án vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm

VOV.VN - Sáng thứ hai (28/4), Tòa tiếp tục phần tranh luận.

Tòa chưa tuyên án vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm

Tòa chưa tuyên án vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm

VOV.VN - Sáng thứ hai (28/4), Tòa tiếp tục phần tranh luận.

Video clip: Vợ Dương Chí Dũng tươi cười tiễn chồng lên xe tù
Video clip: Vợ Dương Chí Dũng tươi cười tiễn chồng lên xe tù

VOV.VN -“Chúng tôi đã vay mượn, bán hết tất cả mọi thứ có thể để nộp tiền khắc phục hậu quả mong cứu được chồng”.

Video clip: Vợ Dương Chí Dũng tươi cười tiễn chồng lên xe tù

Video clip: Vợ Dương Chí Dũng tươi cười tiễn chồng lên xe tù

VOV.VN -“Chúng tôi đã vay mượn, bán hết tất cả mọi thứ có thể để nộp tiền khắc phục hậu quả mong cứu được chồng”.

Kêu oan tội "Tham ô", Dương Chí Dũng có thoát án tử?
Kêu oan tội "Tham ô", Dương Chí Dũng có thoát án tử?

VOV.VN -Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKS đã bác đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.

Kêu oan tội "Tham ô", Dương Chí Dũng có thoát án tử?

Kêu oan tội "Tham ô", Dương Chí Dũng có thoát án tử?

VOV.VN -Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKS đã bác đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.