Bé gái 2 tuổi nghi bị bảo mẫu đánh chấn thương sọ não tại Lâm Đồng

VOV.VN - Xác định các vết thương trên người bé gái không phải do té ngã mà có dấu hiệu bị bạo hành, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã báo công an.

Ngày 17/7, đại diện Công an TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ vụ bé gái 2 tuổi nghi bị bạo hành, nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não, dập phổi và đa chấn thương.

Thông tin ban đầu, chiều 16/7, Bệnh viện Nhi Lâm Đồng tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi trong tình trạng hôn mê. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ xác định bé gái bị chấn thương sọ não, dập phổi nên nhanh chóng chuyển bé gái đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng để được phẫu thuật cấp cứu. 

Tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, người đưa bé gái tới bệnh viện khai tên bé là H.N.H.B. (2 tuổi, con mình).

Tuy nhiên, khi biết bé gái nguy kịch, người này mới khai nhận mình tên Huỳnh Thị Thanh Hằng, người nhận trông giữ, chăm sóc, còn tên thật của bé gái là C.P.L. và là con của chị C.T.T. (26 tuổi, quê Đắk Lắk).

Quá trình cấp cứu cho bé gái, các bác sĩ thấy trên người bé có nhiều vết bầm tím từ đầu đến chân, bị chấn tương sọ não, tụ máu não, dập phổi. Xác định các vết thương trên người bé L. không phải do té ngã mà có dấu hiệu của bạo hành nên các bác sĩ đã báo công an.  

Vào cuộc điều tra, bước đầu cơ quan chức năng xác định, từ tháng 6/2022, cháu L. được mẹ gởi cho bảo mẫu Cao Thị Đào, làm việc tại một trường mầm non trên địa bàn Phường 9, TP Đà Lạt trông giữ, nuôi dạy.

Gần đây, cô Đào phải tiến hành sửa nhà nên nhờ 2 cô Huỳnh Thị Thanh Hằng (26 tuổi) và Vương Ngọc Thảo Vy (24 tuổi) trông giữ, chăm sóc cháu L. Hằng và Vy đã đưa bé gái về một nhà trọ ở Phường 12 (TP Đà Lạt) để nuôi dưỡng thì xảy ra sự vụ trên.

Đến trưa 17/7, bé L. vẫn đang nằm Phòng cấp cứu, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng phải thở máy.

Công an TP Đà Lạt đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra những chấn thương trên người bé L./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em
“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

“Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” là chủ đề của tháng hành động vì trẻ em

VOV.VN - Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Hơn 90% vụ xâm hại, bạo hành trẻ em là do người thân
Hơn 90% vụ xâm hại, bạo hành trẻ em là do người thân

VOV.VN - Trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, trong đó hơn 90% số vụ việc xảy ra do người thân, quen với nạn nhân gây ra... Những vụ việc được phát hiện và đưa ra ánh sáng thường có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hơn 90% vụ xâm hại, bạo hành trẻ em là do người thân

Hơn 90% vụ xâm hại, bạo hành trẻ em là do người thân

VOV.VN - Trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, trong đó hơn 90% số vụ việc xảy ra do người thân, quen với nạn nhân gây ra... Những vụ việc được phát hiện và đưa ra ánh sáng thường có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bạo hành trẻ em phải bị trừng trị nghiêm minh
Bạo hành trẻ em phải bị trừng trị nghiêm minh

VOV.VN - Sự tàn ác và dã man trong những vụ bạo hành trẻ em xảy ra thời gian qua vượt qua sự tưởng tượng của mọi người. Đó là do sự suy thoái về đạo đức hay sự thờ ơ vô cảm trong xã hội?

Bạo hành trẻ em phải bị trừng trị nghiêm minh

Bạo hành trẻ em phải bị trừng trị nghiêm minh

VOV.VN - Sự tàn ác và dã man trong những vụ bạo hành trẻ em xảy ra thời gian qua vượt qua sự tưởng tượng của mọi người. Đó là do sự suy thoái về đạo đức hay sự thờ ơ vô cảm trong xã hội?