Bị cáo Trần Việt Thái: Làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam

VOV.VN - Trong phần tự bào chữa, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái cho rằng, làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam và mong tòa giảm nhẹ cho bị cáo cùng các cấp dưới từng làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Ngày 19/7, phiên tòa vụ án "chuyến bay giải cứu" tiếp tục với phần tranh tụng. Tự bào chữa tại tòa, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái thừa nhận việc thu tiền của công dân là có. Nhưng đó là giải pháp tình thế nhằm tạo "kinh phí dự phòng" để đưa công dân về nước sớm nhất có thể. 

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2020 - 1/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tổ chức 8 chuyến bay giải cứu, đưa 1.891 người chấp hành xong án phạt tù ở 19 "trại chờ" về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thu của mỗi người mãn hạn tù 20,3 triệu đồng; ai không có hộ chiếu phải nộp 25 triệu đồng. Với những người ở đảo xa, cần mua vé máy bay về thủ đô (Kuala Lampur) sẽ phải nộp từ 30 – 35 triệu đồng/người. Trong đó, riêng khoản cấp hộ chiếu, các bị cáo thu hơn 4,6 triệu đồng/cuốn nhưng chỉ nộp về ngân sách 1,6 triệu đồng/cuốn.

Trong phần luận tội, Viện kiểm sát cáo buộc ông Trần Việt Thái phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và đề nghị mức án 5-6 năm tù.

Tự bào chữa tại tòa, ông Thái thừa nhận có thu chênh lệch tiền từ công dân, nhưng cho rằng: "Chúng tôi không có động cơ để chia chác trong câu chuyện này. Mà đó là kinh phí dự phòng".

Cựu Đại sứ giải thích tình hình Covid-19 ở Malaysia thời điểm đó rất nguy cấp với người Việt Nam trong các trại chờ: "Tình hình ở Malaysia đặc biệt phức tạp. Sau khi đi khảo sát 4 trại ở Malaysia, chị Ngọc Anh có vào gặp riêng tôi báo cáo: Tình hình các trại này rất phức tạp. Môi giới đưa thuốc lắc vào, có dấu hiệu lạm dụng tình dục chị em. Tôi nói với chị Ngọc Anh: Thôi bây giờ em cố gắng, nếu có chuyến bay về thì dồn chị em vào, đưa về sớm nhất có thể. Tình hình để thế này rất nghiêm trọng, người ta bị ép dùng ma túy trong trại và bị bóc lột tình dục."

Ông Thái giải thích thêm, trong các trại nam, nhóm người môi giới cấu kết với người bản địa thu phí cao. Họ không chịu được nên đã nhờ Đại sứ quán cho họ về nước sớm. Ở Malaysia có 4 công dân vì quẫn bách mà nhảy lầu tự tử. "Các môi giới bị đạp đổ nồi cơm nên đã tố cáo chúng tôi" - Cựu Đại sứ Trần Việt Thái phân trần.

Ông Trần Việt Thái mong tòa xem xét vì "làm việc ở Malaysia khó áp dụng quy định của Việt Nam" và mong tòa giảm nhẹ cho bị cáo cùng các cấp dưới từng làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ án “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo bật khóc khi tự bào chữa trước tòa
Vụ án “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo bật khóc khi tự bào chữa trước tòa

VOV.VN - Sau khi nghe VKSND TP Hà Nội đề nghị mức án, nhiều bị cáo ngậm ngùi khi tự bào chữa. Điển hình như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam…

Vụ án “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo bật khóc khi tự bào chữa trước tòa

Vụ án “chuyến bay giải cứu”: Nhiều bị cáo bật khóc khi tự bào chữa trước tòa

VOV.VN - Sau khi nghe VKSND TP Hà Nội đề nghị mức án, nhiều bị cáo ngậm ngùi khi tự bào chữa. Điển hình như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam…

Nóng 24h: Bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” mong được khoan hồng
Nóng 24h: Bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” mong được khoan hồng

VOV.VN - Tự bào chữa tại tòa, các bị cáo Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Chử Xuân Dũng mong HĐXX khoan hồng, xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Nóng 24h: Bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” mong được khoan hồng

Nóng 24h: Bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” mong được khoan hồng

VOV.VN - Tự bào chữa tại tòa, các bị cáo Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Chử Xuân Dũng mong HĐXX khoan hồng, xem xét giảm nhẹ hình phạt.

“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm
“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm

VOV.VN - Lòng tham, nhân hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” của dịch bệnh, con người hoang mang trước vấn đề sinh tử, cơ hội kiếm tiền dễ dàng nên các nhóm lợi ích câu kết với nhau, bất chấp danh dự, liêm sỉ, trục lợi trên nỗi đau, sự khốn cùng của người dân.

“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm

“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm

VOV.VN - Lòng tham, nhân hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” của dịch bệnh, con người hoang mang trước vấn đề sinh tử, cơ hội kiếm tiền dễ dàng nên các nhóm lợi ích câu kết với nhau, bất chấp danh dự, liêm sỉ, trục lợi trên nỗi đau, sự khốn cùng của người dân.