Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Đừng đẩy cái khó về phía dân

VOV.VN - Việc bỏ sổ hộ khẩu giấy là một bước dài trong cải cách thủ tục hành chính. Bất kỳ cuộc cải cách nào cũng cần sự nhìn nhận và thời gian triển khai. Tuy nhiên, vì mới triển khai nên chúng ta đang vừa làm, vừa vá.

Hơn một tháng thực hiện "khai tử" sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó là sử dụng căn cước công dân (CCCD) đã giúp nhiều thủ tục hành chính bớt rườm rà. Người dân không cần phải xuất trình hộ khẩu, mọi thao tác sẽ được cán bộ tư pháp phường/xã hướng dẫn thực hiện trên máy tính. 

Thế nhưng, vướng mắc thủ tục hành chính lại gặp ở một số trường hợp đi đăng ký kết hôn cần xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc làm thủ tục chuyển nhượng đất đai lại phải làm giấy xác nhận cư trú. Xác nhận này có thể phải chờ 3-5 ngày.

"Rõ ràng so với việc trước kia mang sổ hộ khẩu từ nhà đi và bây giờ làm giấy xác nhận cư trú thì phương án cũ còn nhanh hơn, người dân đỡ phải đi lại, chờ đợi" - chị Nguyễn Thanh Nga ở Nghệ An bày tỏ.

Hiện nay, mọi thông tin liên quan đến cư trú đều được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, dữ liệu dân cư chưa đủ dẫn đến thiếu thông tin của công dân hoặc không khớp. Vì thế công dân buộc phải có giấy xác nhận cư trú.

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho rằng, điều này xuất phát từ hai phía, cả người dân và cơ quan Nhà nước.

Khi mà dữ liệu không khớp thì dẫn đến cán bộ yêu cầu xác nhận bằng giấy để biết được công dân cư trú ở đâu, những khai báo đó có đúng không? Theo luật sư Trần Tuấn Anh, thiết kế tờ khai dữ liệu cần phải đơn giản hơn. "Ví dụ bây giờ chúng ta chỉ cần khai số CCCD, nơi ở theo CCCD là xong. Chúng ta đừng thiết kế tờ khai theo hướng, họ tên, sổ hộ khẩu, nơi cư trú hiện tại nữa. Bỏ phần hộ khẩu đi thì cần gì phải xác nhận. Nơi cư trú là nơi xuất trình tức là căn cước công dân".

Như vậy, người khai chịu trách nhiệm về tính trung thực. Nếu công dân khai không đúng, không đủ và dùng tờ khai đó để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì chúng ta có chế tài xử phạt hành chính thậm chí là xử phạt hình sự. 

Việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó là tích hợp nhiều loại giấy tờ khác nhau trên thẻ CCCD gắn chíp là một bước dài trong cải cách thủ tục hành chính. Bất kỳ cuộc cải cách nào cũng cần sự nhìn nhận và thời gian triển khai. Tuy nhiên, vì mới triển khai nên chúng ta đang vừa làm vừa vá.

Về phía cán bộ, luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, bao nhiêu năm nay cán bộ ngồi ở bộ phận tiếp công dân, thu hồ sơ là luôn kẹp Chứng minh thư cùng với cuốn sổ hộ khẩu có photo công chứng. "Bây giờ người dân có thể không phải đem CCCD, chỉ với điện thoại có cài đặt ứng dụng VneID đưa ra quẹt là lên hết thông tin công dân. Nhưng cán bộ chúng ta chưa quen với việc ấy, chưa cập nhật được, chưa có đủ thiết bị quẹt để hiển thị các thông tin ấy. Vì vậy nên là run, sợ làm sai, không may cấp sai mà công dân dùng vào mục đích khác thì sao? Thôi tốt nhất để an toàn cho mình bằng cách yêu cầu công dân cứ đến công an phường/ xã xin cái xác nhận cư trú bằng giấy" - Luật sư cho rằng cách làm này là "đẩy cái khó về phía dân". Bản chất của thủ tục hành chính là đơn giản thủ tục để người dân không phiền hà nữa.

Về phía người dân, nếu có di biến động dân cư thì công dân phải có nghĩa vụ đi khai báo. Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết, khi công dân thay đổi nơi cư trú nhưng lại không báo với cơ quan chức năng, dẫn đến dữ liệu không cập nhật được. Nhà nước phục vụ nhân dân nhưng nhân dân cũng phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Một lãnh đạo phường ở Hà Nội cho biết có gia đình, hộ khẩu ở phường này nhưng lại sống ở phường khác, quận khác và không khai báo tạm trú.

"Trước những thắc mắc và bức xúc của công dân khi phải đi làm giấy xác nhận cư trú, cán bộ phải có những cái giải thích thấu đáo cho người dân, tránh qua quýt, tạo điều kiện cho người dân thực hiện nhanh nhất thủ tục hành chính" - luật sư Trần Tuấn Anh kiến nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết hiệu lực, cách nào để thực hiện thủ tục hành chính?
Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết hiệu lực, cách nào để thực hiện thủ tục hành chính?

VOV.VN - Bộ Công an hướng dẫn người dân cách thức thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết hiệu lực.

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết hiệu lực, cách nào để thực hiện thủ tục hành chính?

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết hiệu lực, cách nào để thực hiện thủ tục hành chính?

VOV.VN - Bộ Công an hướng dẫn người dân cách thức thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết hiệu lực.

Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú?
Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú?

VOV.VN - Bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng nhiều nơi, người dân phải làm giấy xác nhận cư trú trong một số thủ tục như đăng ký kết hôn, chuyển nhượng đất đai...

Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú?

Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú?

VOV.VN - Bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng nhiều nơi, người dân phải làm giấy xác nhận cư trú trong một số thủ tục như đăng ký kết hôn, chuyển nhượng đất đai...

Bước đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy, “kẻ khóc người cười”
Bước đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy, “kẻ khóc người cười”

VOV.VN - Việc bỏ sổ hộ khẩu trong bối cảnh chưa thể liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin cư trú của công dân đang khiến bộ phận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính gặp khó.

Bước đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy, “kẻ khóc người cười”

Bước đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy, “kẻ khóc người cười”

VOV.VN - Việc bỏ sổ hộ khẩu trong bối cảnh chưa thể liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin cư trú của công dân đang khiến bộ phận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính gặp khó.