Dương Chí Dũng: "Bị cáo thật sự xin lỗi Đảng, Nhà nước"

VOV.VN - Bị cáo Dũng nói lời sau cùng: "Bị cáo sẽ vận động gia đình, sẽ cố gắng khắc phục. Hãy cho bị cáo sống..."

17h15: Hội đồng xét xử tuyên bố dừng buổi làm việc hôm nay. Chiều mai (25/4), Tòa tuyên án.

17h05: "Những ngày vừa qua, bị cáo rất đau khổ. Bị cáo thật sự xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bị cáo hết sức thành thực. Bị cáo không chối cãi. Nếu nhận một điều không có, bị cáo không chịu được. Mong HĐXX xem xét nếu chứng cứ chưa thật sự rõ ràng, xem xét giảm án cho bị cáo. Bị cáo mong muốn làm điều gì cho ngành, nhưng không thành công, nên chua xót lắm. Điều nữa, bố đẻ của bị cáo đã nhiều tuổi, hiện mang bệnh tim, có nhiều huân huy chương. Mẹ bị cáo cũng vậy. Cả gia đình bị cáo đều làm cách mạng. Bị cáo đã phấn đấu, nhưng mắc sai lầm. Bị cáo theo Phật. Kính mong HĐXX xem xét. Bị cáo sẽ vận động gia đình, dù bao nhiêu đi nữa, sẽ cố gắng khắc phục. Hãy cho bị cáo sống để rửa mối oan. Mong tha lỗi cho bị cáo đã để xảy ra những sai phạm này"- bị cáo Dũng nói.

Các bị cáo khác cũng lần lượt nói lời sau cùng.

16h56: HĐXX cho phép các bị cáo được nói lời sau cùng. Trong lời nói sau cùng, bị cáo Dương Chí Dũng xin lỗi Đảng, Nhà nước và mong xem xét đúng hành vi phạm tội.

16h45: Đối với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, có 9 bị cáo. Viện Kiểm sát đưa ra 4 lập căn cứ là: Dự án quan điểm, dự án chưa được phép của Chính phủ nhưng vẫn thực hiện; thanh toán chưa đầy đủ các phụ lục của hợp đồng nhưng đã được thực hiện thanh toán; Báo cáo khảo sát không trung thực và các bị cáo cũng đã thừa nhận; Việc thông quan của Hải quan… Đây là một chuỗi các sai phạm để đưa ụ nổi 83M về Việt Nam.

"Những người đang làm ở đây là đang thi hành công vụ. Đối với mảng thông quan, các bị cáo nói không biết phạm tội, nhưng chúng tôi làm luật là chúng tôi có thể nhận biết"- Đại diện Viện Kiểm sát nói.

Đối với nhóm tội tham ô, Viện Kiểm sát đưa ra quan điểm: Đây là vụ án truy xét, các bị cáo không tự thú. Do vậy Viện Kiểm sát phải tập hợp một loạt các căn cứ. “Chúng tôi đã truy xét, đối với ụ nổi 83M là hạng mục làm sau, dù chưa được phê duyệt nhưng đã nhăm nhăm làm trước, phải chăng là để nhắm đến số tiền 1,67 triệu USD?”, đại diện Viện Kiểm sát nói.

Việc chuyển tiền 1,67 triệu USD thông qua Công ty Phú Hà, Viện Kiểm sát cũng khẳng định đã có sự quay lại của số tiền trong thương vụ mua ụ nổi 83M. Số tiền này đã được chia: Dũng 10 tỷ, Phúc 10 tỷ, còn lại của Sơn.

Viện Kiểm sát khẳng định việc chỉ đạo trong chia tiền là có nhưng các bị cáo không thừa nhận. Viện Kiểm sát thừa nhận có mâu thuẫn trong lời khai của Sơn. Nhưng qua phân tích thận trọng của Viện Kiểm sát đủ khẳng định đủ chứng cứ.

"Quan hệ hành chính của các bị cáo trong nhóm. Tiền được nhận thật về, được rút ra, bị cáo Chiều công nhận là được bồi dưỡng, thì chí ít Dũng và Phúc cũng sẽ phải được bồi dưỡng. Nếu Chiều và Sơn được hưởng mà Dũng và Phúc không được hưởng thì điều này có thể xảy ra không?- đại diện VKS đặt vấn đề.

Đại diện VKS khẳng định: Trên cơ sở tổng hợp chứng cứ, đủ căn cứ và niềm tin về khoản tiền đã chia trong số tiền tham ô.

16h28:
Đối đáp lại các ý kiến của luật sư, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, ý kiến của các luật sư “hơi căng”. 

“Đối với những người bị xử án nặng, chúng tôi xử lý rất thận trọng. Chúng tôi không chỉ chịu trách nhiệm trước dân mà còn để tránh không bỏ lọt tội phạm. Đối với tội Cố ý làm trái, tại tòa Dũng và Phúc có thừa nhận. Tội tham ô tài sản chỉ nói là có lời khai của Sơn và lời khai có mâu thuẫn. Chúng tôi thừa nhận và đánh giá các chứng cứ dựa trên Bộ luật Tố tụng hình sự"- đại diện Viện Kiểm sát nói.

16h20: Bà Phạm Thị Mai Phương – vợ của bị cáo Dương Chí Dũng được HĐXX cho nêu ý kiến. Bà Phương cho biết không đồng ý với việc kê biên tài sản. “Chồng tôi như thế, chúng tôi đã vay mượn, bán hết để cứu chồng. Tôi đề nghị xem xét giảm nhẹ cho chồng tôi”.

Vợ của bị cáo Mai Văn Phúc, xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho chồng.

16h12: Phần đối đáp diễn ra khá căng thẳng, HĐXX liên tiếp phải cắt ngang lời luật sư và đề nghị đi đúng vào trọng tâm của vấn đề.

16h06: Tiếp tục phần tranh luận, luật sư Được nêu quan điểm của mình và đề nghị đại diện VKS giải thích cho những điểm chưa được làm rõ. Luật sư Được tiếp tục đề nghị làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn.

16h00: 
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp tham gia đối đáp với luận cứ rằng: Khi VKS kết luận rằng đã đầy đủ căn cứ về tội tham ô, và có căn cứ tài liệu việc chuyển tiền, vậy khoản tiền này do ai đàm phán, đàm phán vào thời gian nào? Nếu không làm rõ việc này thì có người chịu tội thay cho người khác



15h50: Với việc đưa các luận chứng phản biện, luật sự Trần Đình Triển đề nghị Viện Kiểm sát đối đáp một số vấn đề:

- Ông Dũng và ông Phúc chỉ đạo mua bằng được ụ nổi 83M. Chứng cứ đâu?

- Đoàn sang làm việc với công ty của Nga? Chứng cứ đâu?

- Biết giá ụ nổi 5 triệu USD? Chứng cứ đâu?

- Dũng và ông Goh gặp nhau và ông Goh nhờ ông Dũng mua ụ nổi? Chứng cứ đâu?

- Dũng và Phúc cũng có quyền quyết định 1,67 triệu USD? Chứng cứ đâu?

- Mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo Sơn. Lúc Sơn bảo liên hệ trực tiếp với ông Goh, lúc thì bảo thông qua Dũng và Phúc…

15h25: Đối đáp lại, Viện Kiểm sát cho rằng, tài sản của Vinalines trách nhiệm cao nhất là thuộc về Dương Chí Dũng. Căn cứ vào đâu số tiền này là của Vinalines, theo lời khai của ông Goh – số tiền 9 triệu USD là tiền ký quỹ của Citibank. Theo đó, tài sản được đảm bảo khoản vay đó là tổng tài sản của Vinalines.

"Tham ô là hành động của người có chức có quyền trong bộ máy nhà nước. Họ không tự thú nên bắt buộc cơ quan điều tra phải vào cuộc. Trong 4 bị cáo chỉ có 2 người thừa nhận, chỉ có Dũng và Phúc không thừa nhận. Chúng tôi thấy quá trình điều tra khách quan. Trên cơ sở lời khai của Sơn, chúng tôi đánh giá vai trò quan trọng của Dũng, Phúc, Chiều là có căn cứ"- Đại diện VKS nói.

“Về tài liệu mới của luật sư, sau khi chúng tôi nghiên cứu – bản tuyên thệ của ông Goh – chúng tôi đã xem kỹ hầu hết từ điểm 1 đến điểm 10 trong bản tuyên thệ”, đại diện VKS tuyên bố.

15h05: Sau phần đối đáp của Viện Kiểm sát, luật sư Ngô Ngọc Thủy phản biện đối đáp của VKS rằng: “Căn cứ vào đâu để khẳng định số tiền 1,67 triệu USD là số tiền của Vinalines”.

15h00: Viện Kiểm sát cho rằng, quan điểm luận tội của Viện Kiểm sát là rất chi tiết, cụ thể. Riêng về tội tham ô, ngay khi nghiên cứu hồ sơ, đã thể hiện rõ ràng. Luật sư đề nghị huỷ bản án sơ thẩm về hành vi tham ô, tuy nhiên Viện Kiểm sát cho rằng đã có đầy đủ tài liệu, hồ sơ về việc chuyển tiền, Viện Kiểm sát nêu chi tiết trong bản kết luận nên không nhắc lại.

Đối với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Viện Kiểm sát cho rằng, số tiền bồi thường 3,5 tỷ đồng của bị cáo Phúc là rất nhỏ, tại tòa, bị cáo còn phản đối việc gia đình nộp tiền bồi thường. So với hậu quả hành vi phạm tội của bị cáo và mức bồi thường trên 100 tỷ đồng thì số tiền đã bồi thường là rất nhỏ. 

16 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong phiên phúc thẩm. Trong đó, 3 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng gồm: luật sư Trần Đại Thắng, luật sư Ngô Ngọc Thủy và luật sư Trần Đình Triển.
Việc nhiều luật sư cho rằng chưa xem xét đến hậu quả, bắt các bị cáo bồi thường là oan uổng, Viện Kiểm sát thấy đến thời điểm khởi tố vụ án, bị can, Nhà nước đã chi ra trên 500 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí mua ụ nổi (37 tỷ đồng) mới còn gần 367 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát đưa quan điểm về khái niệm ụ nổi: Tàu biển là cấu trúc nổi, hoạt động trên biển. Ngay tên trong hợp đồng cũng ghi là tàu biển nên các chế định quản lý phải như tàu biển. Như vậy có đủ căn cứ để quản lý như tàu biển. Vốn để mua tàu biển, luật sư đưa ra ý kiến có phải của Nhà nước hay không, Viện Kiểm sát thấy Vinalines là tập đoàn 100% vốn Nhà nước, mất một đồng cũng của Nhà nước, người dân, không thể là của cá nhân nào.

Với nhóm bị cáo hải quan, VKS cho rằng, các luật sư “say sưa” với công ước HS, quan điểm của Viện Kiểm sát: Công ước HS được quốc tế mã hoá các loại theo mã số khác nhau, chủ yếu và quan trọng nhất là để đánh thuế. Nhưng quản lý của Nhà nước không thể buông lỏng, nhập những thứ rác, với hàng tỷ đồng của thế giới về Việt Nam là không được. Đại diện Viện KS cũng cho rằng công ước HS không mâu thuẫn gì với luật Hàng hải. Vì thế, Viện Kiểm sát khẳng định bảo lưu quan điểm truy tố của mình.


14h42:
Viện Kiểm sát bắt đầu phần đối đáp.


Viện Kiểm sát bắt đầu phần đối đáp


14h32:
Bị cáo Dương Chí Dũng bất ngờ bổ sung thêm trong phần tranh tụng: Hoàn toàn không có việc bị cáo chỉ đạo trong việc mua ụ nổi.

14h30: Trong phần bổ sung ý kiến các luật sư, bị cáo Dương Chí Dũng đồng ý với phần tranh luận của luật sư, không bổ sung thêm.

14h28: Bị cáo Mai Văn Khang tiếp tục bổ sung ý kiến các luật sư. "Bị cáo chưa hiểu đã cố ý làm trái gì về quy định của nhà nước. HĐXX chưa đưa ra điều kiện cụ thể đối với hành vi làm trái của bị cáo'- - bị cáo Khang nói.

Bị cáo Mai Văn Khang mong muốn HĐXX làm rõ động cơ trong hành vi cố ý làm trái.

14h20: Trong phần bổ sung ý kiến của các luật sư, bị cáo Trần Hữu Chiều nói: "Bị cáo mong HĐXX gắn với lịch sử phát triển của Tổng Công ty thời điểm đó xảy ra vụ án".

Đối với tội tham ô tài sản, bị cáo Chiều nói rằng: “Bị cáo thấy quá là oan”. Tuy nhiên, HĐXX cắt ngang việc bổ sung của bị cáo Chiều vì vấn đề này, luật sư đã nêu trong phần tranh luận.


Bị cáo Dương Chí Dũng trước vành móng ngựa


14h15: "Về hành vi Cố ý làm trái, động cơ của bị cáo là cố gắng phát triển Tổng công ty. Bị cáo và bị cáo Dũng không đội trời chung thì không có thể hợp tác để Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được ạ" - bị cáo Phúc giãi bày.

14h10: Bị cáo Mai Văn Phúc cho rằng, Viện Kiểm sát chỉ đưa 1 căn cứ để cáo buộc bị cáo là lời khai của Sơn.  Không có việc Sơn đến làng Quốc tế Thăng Long đưa tiền cho bị cáo. “Hoàn toàn không có việc Sơn điện thoại trước khi đưa tiền cho bị cáo”.

Mai Văn Phúc cho rằng, tại tòa lời khai Sơn bảo đưa cho bị cáo Phúc 10 tỷ đồng hoàn toàn không có sự việc đó, đề nghị HĐXX xem xét thông tin này. "Còn việc thương thảo mua ụ nổi 83M từ năm 2006, thời điểm đó bị cáo chưa về nhậm chức. Mọi việc thực ra hoàn tất việc ăn chia xong hết rồi, thì bị cáo mới về. Nên bị cáo không biết gì về khoản tiền lại quả 1,67 triệu USD. Mọi hành vi phạm tội của các bị cáo ở tội tham ô và Cố ý làm trái đã hoàn tất từ trước".

Bị cáo Phúc cũng cho rằng, lời khai của Sơn là man trá, mong HĐXX xem xét cho bị cáo. “Bị cáo mong HĐXX xem xét một cách khách quan cho bị cáo”, bị cáo Phúc nói.

14h00: Phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận. Bị cáo Mai Văn Phúc bổ sung phần tranh luận.


Trong phiên sơ thẩm, Tòa đã tuyên các mức án cụ thể đối với các bị cáo:

1. Dương Chí Dũng (SN 1957) – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tử hình.

2. Mai Văn Phúc (SN 1957) – nguyên TGĐ Vinalines tử hình.

3. Trần Hải Sơn (SN1960) – nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines 22 năm tù.

4. Trần Hữu Chiều (SN 1952) – nguyên Phó TGĐ Vinalines 19 năm tù.

5. Bùi Thị Bích Loan (SN 1963) – nguyên Kế toán trưởng Vinalines 4 năm tù. 

6. Mai Văn Khang (SN 1958) – nguyên Phó TGĐ Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù. 

7. Lê Văn Dương (SN 1970) – Đăng kiểm viên, Chi cục Đăng kiểm số 6 – Cục Đăng kiểm Việt Nam 7 năm tù.

8. Huỳnh Hữu Đức (SN 1965) – nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

9. Lê Ngọc Triện (SN 1964) – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

10. Lê Văn Lừng (SN 1959) – cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.


11h30: Hội đồng xét xử quyết định dừng phiên làm việc buổi sáng. Chiều nay, vào lúc 2h, Tòa tiếp tục làm việc.

11h00: Luật sư Thúy Quỳnh- bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo Hải quan đề nghị xem xét giảm án cho các bị cáo Hải quan.

Theo Luật sư Quỳnh, việc cung cấp các yếu tố giảm nhẹ đối với các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm đã không được xem xét một cách cụ thể.

 10h21:
Phần tranh luận của luật sư Phúc bị HĐXX nhắc nhở. HĐXX cho rằng, các bị cáo hải quan đã nhận tội. “Các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, thì đề nghị luật sư đưa ra những tình tiết giảm nhẹ để HĐXX còn xem xét”.

Trong các ngày xét xử trước của phiên phúc thẩm, Luật sư Trần Đình Triển đã công bố “bản khai tuyên thệ trước pháp luật” của ông Goh Hoon Seow. Bản khai tuyên thệ trước pháp luật của ông Goh được luật sư Trần Đình Triển nộp lên HĐXX cấp phúc thẩm ngày 22/4.(xem thêm)


 10h00:
Luật sư Trần Hồng Phúc bắt đầu phần tranh luận để bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo thuộc nhóm ngành hải quan.

9h40: Luật sư Đào Hữu Đăng - bào chữa cho bị cáo Lê Văn Dương đồng tình với Viện Kiểm sát về việc chấp nhận kháng cáo của Lê Văn Dương.

Luật sư ông Đăng trình bày lý do bổ sung những luận chứng bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Lê Văn Dương. Luật sư Đăng cho rằng, Dương là nạn nhân của một âm mưu đã chuẩn bị sẵn từ trước.

“Báo cáo của Dương không có vai trò quyết định việc mua ụ nổi. Bản thân Lê Văn Dương không có lợi ích gì, không có động cơ, mục đích làm trái. Lê Văn Dương bị lợi dụng”, luật sư Đăng nói.
Luật sư Đăng đề nghị HĐXX dựa trên những yếu tố giảm nhẹ để giảm hình phạt cho bị cáo Dương.

9h25: Luật sư Lê Minh Công bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Mai Văn Khang bổ sung: "Ở đây, bị cáo Khang có quyền quyết định mua ụ nổi không? Có được ký hợp đồng mua ụ nổi không? Thực tế, Khang chỉ duy nhất tham gia đoàn khảo sát và ký một chữ ký nháy vào báo cáo khảo sát, nên việc quy kết Khang tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là bất hợp lý".




9h00:
Theo biện luận của luật sư Kiều, vai trò của bị cáo Khang, tham gia dự án là nhận nhiệm vụ, chỉ là thành viên không có quyền hạn gì trong việc mua ụ nổi; Trong đoàn khảo sát chỉ là thành viên dịch thuật các tài liệu… 

Luật sư Kiều cũng cho rằng, quy kết trong bản án sơ thẩm khẳng định rằng, việc ký nháy vào báo cáo là tiếp nhận ý chí phải mua ụ. “Quy kết này không đúng. Bị cáo Khang không nhận bất cứ chỉ đạo nào từ lãnh đạo Vinalines. Bị cáo ký nháy là do nhận thức chủ quan của bị cáo. Bị cáo ký không nhằm mục đích hợp thức hóa việc mua ụ nổi”, luật sư Kiều nói.

8h47: Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều - bào chữa cho bị cáo Mai Văn Khang tiếp nối phần tranh luận của luật sư Phạm Thanh Sơn.

8h42: Luật sư Sơn biện luận, vai trò của bị cáo Chiều mờ nhạt, ý thức chủ quan không phải cố ý, hành vi là thực hiện nhiệm vụ được phân công. Vì vậy đối với tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là không có đủ căn cứ pháp lý. 




Đối với tội tham ô, luật sư Sơn cho rằng, bị cáo Chiều không đảm bảo các yếu tố để khẳng định việc nhận tiền của bị cáo. Số tiền này không thể xác định được đây là tiền gì của Vinalines hay Công ty AP. 

Theo ý thức chủ quan, bị cáo Chiều chỉ nhận biết được có tiền từ việc mua bán ụ thông qua quá trình xét hỏi của điều tra viên. 

Luật sư Sơn đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm đối với tội tham ô, để điều tra bổ sung.

8h25: Luật sư Phạm Thanh Sơn bảo vệ cho Trần Hữu Chiều tiếp tục phần tranh luận. Luật sư Sơn biện minh, bị cáo Chiều không phạm tội Cố ý làm trái.

8h11: Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Đình Hưng, cần làm rõ mục đích tư lợi, động cơ trong hành vi của các bị cáo đó là Tham ô tài sản nên gây ra hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hay Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để gây ra tội Tham ô tài sản.


Trong phần tranh tụng trước tòa của các luật sư ngày hôm qua (23/4), các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Dương Chí Dũng cùng tham gia gỡ tội "tham ô" cho bị cáo. Lập luận về việc Trần Hải Sơn đưa tiền tham ô cho ông Dương Chí Dũng, luật sư Trần Đình Triển cho rằng, lời khai có nhiều mâu thuẫn, có nhiều tình tiết vô lý, khó tin.


Luật sư Trần Đình Triển 

Còn theo luật sư Trần Đại Thắng, nếu quy kết tội đối với bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mà không xem xét trách nhiệm của thành viên HĐQT của Vinalines là có dấu hiệu của việc bỏ lọt tội phạm. Đề nghị xem xét không quy kết bị cáo Dũng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”  mà nên quy kết tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong khi đó, luật sư Ngô Ngọc Thủy cho rằng, dấu hiệu cấu thành tội tham ô là phải “tham ô tài sản” do mình trực tiếp quản lý. Nhưng bị cáo Dũng không trực tiếp quản lý tài sản của Vinalines. Không có chứng nào chứng minh số tiền 1,666 triệu USD đó là tài sản của Vinalines và không có tài liệu nào chứng minh họ đã thống nhất với nhau trong việc "chia chác" khoản tiền 1,666 triệu USD... 
(Xem thêm)




Luật sư Hưng biện luận, số tiền mua ụ nổi đã thoát khỏi Vinalines rồi thì không còn là của Vinalines nữa. Vì vậy việc cầm tiền ở đây trong hành vi làm trái chứ không phải là tham ô. Luật sư Hưng cũng cho rằng, vụ án còn thiếu tài liệu để chứng minh tội Tham ô tài sản của các bị cáo.

“Đối với hành vi chia nhau 1,67 triệu USD, tôi cho rằng, cứ chấp nhận vậy đi thì đây là trục lợi từ tội Cố ý làm trái chứ không thể làm tham ô” - luật sư Hưng nói. Đối với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Hưng cho rằng cần cá thể hóa cho các bị cáo. 

8h00: HĐXX bắt đầu làm việc.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng – bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trần Hải Sơn mở đầu phần tranh luận tại phiên tòa sáng nay.

7h50: Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử án để chuẩn bị phiên xét xử.

7h40’:
Ngay từ sáng 24/4, các bị cáo đã được đưa đến tòa. Trong phòng xét xử hiện chỉ có duy nhất bị cáo Dương Chí Dũng. Các bị cáo khác đang được cơ quan bảo vệ tư pháp cho ngồi chờ ở phòng riêng.


Ngày 24/4, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam bước sang ngày làm việc thứ 3. Trước đó, chiều 23/4, phiên tòa đang tạm dừng lại ở phần tranh luận của các luật sư.

Diễn biến vụ việc:

Ngày 1/2/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Ngày 17/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố thêm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Lúc này, ông Dương Chí Dũng đã rời ghế Chủ tịch HĐQT Vinalines để giữ chức Cục trưởng Hàng hải Việt Nam.

Cùng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, do có người mật báo nên ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước khi bắt 1 ngày sau đó. Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt tại Campuchia.

Ngày 12-16/12/2013, ông Dương Chí Dũng và đồng phạm hầu tòa với cáo buộc tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Với hai tội danh trên, ông Dương Chí Dũng nhận mức án tử hình. Nhận chung mức án còn có ông Mai Văn Phúc – cựu Tổng Giám đốc Vinalines – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT).

Ngay sau bản án của tòa cấp sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo, trong đó ông Dương Chí Dũng làm đơn kêu oan và cho rằng mình không tham ô tài sản.

Ngày 22-24/4/2014, TAND Tối cao tổ chức phiên tòa cấp phúc thẩm đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Luật sư Trần Đình Triển 

Luật sư Trần Đình Triển 

Luật sư Trần Đình Triển 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh Dương Chí Dũng và đồng phạm tại tòa
Hình ảnh Dương Chí Dũng và đồng phạm tại tòa

VOV.VN - Ngày đầu xử phúc thẩm vụ án tham nhũng tại Vinalines, HĐXX xét hỏi các bị cáo để làm rõ về hành vi mua ụ nổi 83M.

Hình ảnh Dương Chí Dũng và đồng phạm tại tòa

Hình ảnh Dương Chí Dũng và đồng phạm tại tòa

VOV.VN - Ngày đầu xử phúc thẩm vụ án tham nhũng tại Vinalines, HĐXX xét hỏi các bị cáo để làm rõ về hành vi mua ụ nổi 83M.

Hôm nay xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm
Hôm nay xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm

VOV.VN - Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên Dương Chí Dũng mức án tử hình.

Hôm nay xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm

Hôm nay xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm

VOV.VN - Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên Dương Chí Dũng mức án tử hình.

Ba luật sư gỡ tội "Tham ô" cho Dương Chí Dũng
Ba luật sư gỡ tội "Tham ô" cho Dương Chí Dũng

VOV.VN- 3 luật sư Trần Đại Thắng, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đình Triển cùng cho rằng, chưa có đủ chứng cứ để kết luận bị cáo Dũng tội tham ô...

Ba luật sư gỡ tội "Tham ô" cho Dương Chí Dũng

Ba luật sư gỡ tội "Tham ô" cho Dương Chí Dũng

VOV.VN- 3 luật sư Trần Đại Thắng, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đình Triển cùng cho rằng, chưa có đủ chứng cứ để kết luận bị cáo Dũng tội tham ô...

Dương Chí Dũng làm thơ trước phiên xử phúc thẩm
Dương Chí Dũng làm thơ trước phiên xử phúc thẩm

Trước phiên phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 22/4, vợ chồng Dương Chí Dũng vẫn làm những bài thơ tình cảm tặng nhau.

Dương Chí Dũng làm thơ trước phiên xử phúc thẩm

Dương Chí Dũng làm thơ trước phiên xử phúc thẩm

Trước phiên phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 22/4, vợ chồng Dương Chí Dũng vẫn làm những bài thơ tình cảm tặng nhau.