Hàng loạt chiêu trò lừa đảo trực tuyến nhắm đến nhiều độ tuổi khác nhau

VOV.VN - Bất chấp các biện pháp xử lý, phòng tránh, lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh với hàng chục hình thức lừa đảo đa dạng, nhắm đến nhiều độ tuổi khác nhau.

Ngày 23/6, theo thông tin từ Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin - Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, các vụ lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo…

Theo thống kê của Cục An toàn Thông tin, các hình thức lừa đảo rất đa dạng như: Lừa đảo tình cảm, tuyển dụng CTV online, vờ "chuyển tiền nhầm", lừa đảo combo du lịch giá rẻ... với mục đích của các đối tượng là dẫn dụ nạn nhân để chiếm đoạt tiền, chiếm đoạt tài khoản. 

Đáng chú ý, trong số các hình thức lừa đảo mới có những chiêu trò nhắm đến các em nhỏ, phụ huynh học sinh. Điển hình như việc các đối tượng giả danh là giáo viên, nhân viên y tế gọi cho phụ huynh, thông báo con em họ đang bị cấp cứu. Các đối tượng luân phiên nhau gọi điện thúc giục, yêu cầu phụ huynh chuyển tiền ngay để cấp cứu nếu không các cháu sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Đáng nói, một số đối tượng còn thuộc lòng tên của học sinh, phụ huynh, tên trường lớp, thầy cô chủ nhiệm... khiến một số phụ huynh nhất thời tin tưởng. 

Hoặc một chiêu trò khác là lừa đảo "tuyển người mẫu nhí". Các đối tượng dùng mạng xã hội kết bạn với phụ huynh rồi dẫn dụ họ tham gia vào thử thách "người mẫu nhí" trên các group chat. Thử thách là phụ huynh phải chuyển khoản mua các sản phẩm hàng hiệu rồi cho con em mình chụp ảnh để quảng bá sản phẩm. Các đối tượng hứa hẹn trả hoa hồng cao, cùng danh tiếng cho con em khi được tuyển làm "người mẫu". Khi đạt được số tiền lừa đảo theo mục tiêu, đối tượng sẽ xóa tung tích để chiếm đoạt tiền.

Nhằm tăng cường nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến, bảo vệ người dân Việt Nam trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, ngày 23/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin.

Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” triển khai từ ngày 23/6 đến ngày 23/7. Chiến dịch được triển khai trên diện rộng, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công an cảnh báo 3 thủ đoạn mạo danh ngân hàng cho vay trực tuyến để lừa đảo
Bộ Công an cảnh báo 3 thủ đoạn mạo danh ngân hàng cho vay trực tuyến để lừa đảo

VOV.VN - Sáng 28/4, Bộ Công an ra cảnh báo, thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu vay vốn tăng cao của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, các đối tượng phạm tội đã mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Bộ Công an cảnh báo 3 thủ đoạn mạo danh ngân hàng cho vay trực tuyến để lừa đảo

Bộ Công an cảnh báo 3 thủ đoạn mạo danh ngân hàng cho vay trực tuyến để lừa đảo

VOV.VN - Sáng 28/4, Bộ Công an ra cảnh báo, thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu vay vốn tăng cao của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, các đối tượng phạm tội đã mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Lừa đảo trực tuyến gia tăng - nguyên nhân và cách phòng tránh
Lừa đảo trực tuyến gia tăng - nguyên nhân và cách phòng tránh

VOV.VN - Chỉ cần click vào các đường link được gửi tới, hoặc cài những ứng dụng không an toàn (mà các đối tượng lừa đảo hướng dẫn), người dân sẽ bị dẫn dụ đến những trang web lừa đảo, có thể chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, lấy tiền của người sử dụng.

Lừa đảo trực tuyến gia tăng - nguyên nhân và cách phòng tránh

Lừa đảo trực tuyến gia tăng - nguyên nhân và cách phòng tránh

VOV.VN - Chỉ cần click vào các đường link được gửi tới, hoặc cài những ứng dụng không an toàn (mà các đối tượng lừa đảo hướng dẫn), người dân sẽ bị dẫn dụ đến những trang web lừa đảo, có thể chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, lấy tiền của người sử dụng.

Nạn nhân của lừa đảo trực tuyến thường có tâm lý "mất rồi thì thôi"
Nạn nhân của lừa đảo trực tuyến thường có tâm lý "mất rồi thì thôi"

VOV.VN - Theo bà Bùi Thị Huyền - Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các đối tượng lừa đảo trực tuyến chủ yếu đánh vào tâm lý con người và nạn nhân lại thường có tâm lý "mất rồi thì thôi".

Nạn nhân của lừa đảo trực tuyến thường có tâm lý "mất rồi thì thôi"

Nạn nhân của lừa đảo trực tuyến thường có tâm lý "mất rồi thì thôi"

VOV.VN - Theo bà Bùi Thị Huyền - Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các đối tượng lừa đảo trực tuyến chủ yếu đánh vào tâm lý con người và nạn nhân lại thường có tâm lý "mất rồi thì thôi".