Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên?

VOV.VN - Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh, Công ty Luật A và H, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, cũng có trường hợp, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Cha mẹ cũng có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha mẹ là người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Cùng với đó, cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh, Công ty Luật A và H, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, cũng có trường hợp, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Theo quy định tại khoản 1, Điều 86 của Luật Hôn nhân và gia đình, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tan tài sản của con; Có lối sống đồi trụy hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Theo quy định, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một nghĩa vụ pháp lý mà cha hoặc mẹ bắt buộc phải làm đối với con, nếu con là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động... Vì vậy, việc cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền với con chưa thành niên không ảnh hưởng gì tới nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của cha hoặc mẹ, luật sư Nguyễn Thị Phương Anh nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tục nhận con nuôi như thế nào là hợp pháp?
Thủ tục nhận con nuôi như thế nào là hợp pháp?

VOV.VN - Nhận con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Vậy thủ tục nhận con nuôi như thế nào là hợp pháp?

Thủ tục nhận con nuôi như thế nào là hợp pháp?

Thủ tục nhận con nuôi như thế nào là hợp pháp?

VOV.VN - Nhận con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Vậy thủ tục nhận con nuôi như thế nào là hợp pháp?

Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi thế nào cho đúng luật?
Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi thế nào cho đúng luật?

VOV.VN - Theo luật sư, trong trường hợp muốn nhận con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi cần đáp ứng theo điều kiện tại Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, tức là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;….

Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi thế nào cho đúng luật?

Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi thế nào cho đúng luật?

VOV.VN - Theo luật sư, trong trường hợp muốn nhận con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi cần đáp ứng theo điều kiện tại Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, tức là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;….

Cho và nhận con nuôi trên mạng: Coi chừng vi phạm pháp luật
Cho và nhận con nuôi trên mạng: Coi chừng vi phạm pháp luật

VOV.VN - Cho và nhận con nuôi trên mạng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, cả người cho và người nhận con nuôi đều có thể trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, hoặc lợi dụng việc cho nhận con nuôi để trục lợi, thậm chí là lợi dụng việc cho và nhận con nuôi để thực hiện các hành vi mua bán trẻ em...

Cho và nhận con nuôi trên mạng: Coi chừng vi phạm pháp luật

Cho và nhận con nuôi trên mạng: Coi chừng vi phạm pháp luật

VOV.VN - Cho và nhận con nuôi trên mạng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, cả người cho và người nhận con nuôi đều có thể trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, hoặc lợi dụng việc cho nhận con nuôi để trục lợi, thậm chí là lợi dụng việc cho và nhận con nuôi để thực hiện các hành vi mua bán trẻ em...