Lừa đảo trên mạng: Cảnh báo chưa đủ, cần chế tài mạnh

VOV.VN - Nguyên nhân mất an toàn thông tin cá nhân là bởi người dùng bất cẩn dễ dàng cung cấp thông tin của mình trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng xã hội, mua sắm trực tuyến, qua các cuộc khảo sát...

Lộ thông tin từ các lệnh đặt mua hàng

Mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram…phát triển là môi trường thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, phổ biến là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử; gian lận, trộm cắp trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử; trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng nhằm chiếm đoạt tài sản…

Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn nhằm che giấu hành vi phạm tội như sử dụng thông tin cá nhân giả để đăng ký tài khoản ngân hàng, thuê bao di động; rất nhiều tài khoản giả mạo, tài khoản ảo xuất hiện tràn lan; giao dịch bằng tiền ảo, tiền điện tử, sử dụng các ứng dụng giả mạo địa chỉ IP…

Trang thương mại điện tử Shopee từng cảnh báo trò lừa đảo thông báo trúng thưởng (nước hoa, phiếu mua hàng...) qua điện thoại dưới danh nghĩa Shopee. Nguy hiểm hơn, tội phạm trên không gian mạng còn giả mạo, tấn công vào cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn đánh cắp thông tin, dữ liệu để lừa đảo người dùng.

Khi người dùng bị dụ dỗ truy cập vào IP giả mạo trên và click vào bất cứ nội dùng nào trên trang web như logo thì sẽ bị nhóm tội phạm mạng đánh cắp thông tin, sau đó đe dọa “phong tỏa” toàn bộ tài khoản ngân hàng cũng như nhiều thông tin cá nhân quan trọng khác nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, thông tin nào là giả. Đây là mối đe dọa an ninh đối với cá nhân, doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức và quốc gia.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng cảnh báo về việc gần đây, có hiện tượng một số website giả mạo đã sử dụng trái phép logo, hình ảnh nhận diện thương hiệu và thông tin hoạt động của đơn vị, kêu gọi huy động tiền và đầu tư chứng khoán trực tiếp với HNX.

Lừa đảo bằng hình thức trúng thưởng sản phẩm

Bà Nguyễn Thị Vinh (65 tuổi, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc) kể, mấy ngày trước bà nhận được cuộc điện thoại từ một nam thanh niên nói đagn ở một địa điểm ở Hà Nội thông báo bà đã trúng thưởng một chiếc vòng đo huyết áp và gối massage cao cấp.

Người này thông báo hai sản phẩm trên trị giá hơn 5 triệu đồng, nhưng phải mất phí vận chuyển, phí gia công với số tiền 500.000 đồng. Muốn nhận sản phẩm bà Vinh cần thanh toán số tiền này, nếu không cơ hội sẽ nhường cho người khác.

Do dự giây lát, bà Vinh quyết định nhận hàng và đề nghị nam thanh niên giao hàng đến địa chỉ đang sinh sống. Tuy nhiên, kẻ gian nói bà phải thanh toán trước công ty mới tiến hành giao hàng đi, hình thức thanh toán được thông báo là chuyển khoản ngân hàng.

Khi bà Vinh cho hay không dùng tài khoản ngân hàng, người này lại yêu cầu bà mua thẻ nạp. Tin lời, bà Vinh mua 2 thẻ cào điện thoại 200.000 đồng và 1 thẻ 100.000 đồng, gửi cho kẻ gian.

“Cào và gửi xong mã số thẻ nạp, họ lại bắt tôi mua thêm 500.000 đồng nữa với lí do hệ thống chưa ghi nhận mã thẻ nạp hợp lệ. Khi tôi bảo không còn tiền để mua thì họ cố thuyết phục rất hấp dẫn. Đến khi tôi từ chối không mua thẻ cào nữa thì họ thông báo sẽ không gửi quà về rồi tắt máy”, bà Vinh kể lại.

Sau đó, bà Vinh liên tục gọi điện, nhưng số điện thoại không liên lạc được.

Luật sư Nguyễn Đức Quang-Công ty Luật Keys Việt Nam cho biết, hiện nay có khá nhiều chiêu trò lừa đảo khác nhắm vào người già. Điển hình như hứa kêu gọi từ thiện với những người lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn nhưng yêu cầu đóng phí trước để làm thủ tục hoặc tham quan tour du lịch 0 đồng nhưng thu rất nhiều khoản phí.

“Người lớn tuổi nên hỏi ý kiến con cái hoặc tìm kiếm các thông tin về lừa đảo trên phương tiện truyền thông để tránh bị lừa đảo”, luật sư Nguyễn Đức Quang nói.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), nguyên nhân mất an toàn thông tin cá nhân là bởi người dùng bất cẩn dễ dàng cung cấp thông tin của mình trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng xã hội, mua sắm trực tuyến, qua các cuộc khảo sát...

Mặt khác, các đơn vị, tổ chức vẫn chưa đầu tư đúng mức cho công tác bảo đảm an toàn thông tin, các cá nhân sử dụng ứng dụng, dịch vụ kết nối xuyên biên giới do các nhà cung cấp nước ngoài quản lý ngày càng phổ biến là rào cản trong công tác quản lý. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần biết cách tự bảo vệ và có biện pháp lưu trữ, phân loại và chia sẻ thông tin phù hợp; cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cung cấp thông tin của mình cho các dịch vụ trên mạng.

Bộ Công an và Công an các tỉnh, TP thường xuyên cung cấp thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tin nhắn SMS để cảnh báo những phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Bên cạnh đó, đề nghị người dân nâng cao ý thức cảnh giác với loại tội phạm này. Nếu phát hiện hoạt động loại tội phạm trên, người dân nhanh chóng trình báo cho lực lượng công an gần nhất để kịp thời hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Dù vậy, nếu chỉ dừng ở việc “cảnh báo” người dân là chưa đủ. Hệ thống mạng thông tin Việt Nam phát triển nhanh, nhưng hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu chủ động phòng, chống tội phạm mạng và bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia. Chưa kể hoạt động tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin Việt Nam diễn ra nghiêm trọng, đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp tổng thể, toàn diện.

Các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, xử lý tội phạm; kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ án. Việc hoàn thiện khung pháp lý phù hợp để có một chế tài đủ mạnh nhằm quản lý, giám sát, xử lý các hoạt động có liên quan đến lừa đảo công nghệ cao, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, góp phần bảo đảm an toàn cho thị trường tài chính là việc vô cùng cần thiết.

Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ năng lực, chủ động đối phó với mọi nguy cơ xảy ra trên không gian mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và thông tin mạng quốc gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những phiền hà với cuộc gọi điện thoại có dấu hiệu lừa đảo
Những phiền hà với cuộc gọi điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

VOV.VN - Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Những phiền hà với cuộc gọi điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

Những phiền hà với cuộc gọi điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

VOV.VN - Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đã chuẩn hóa thông tin sao vẫn còn nhiều cuộc gọi rác, lừa đảo?
Đã chuẩn hóa thông tin sao vẫn còn nhiều cuộc gọi rác, lừa đảo?

VOV.VN - Theo quy định, thuê bao di động được chuẩn hóa thông tin gắn với mã định danh. Thế nhưng, thực tế cho thấy, nhiều cuộc gọi rác, lừa đảo vẫn liên tục diễn ra.

Đã chuẩn hóa thông tin sao vẫn còn nhiều cuộc gọi rác, lừa đảo?

Đã chuẩn hóa thông tin sao vẫn còn nhiều cuộc gọi rác, lừa đảo?

VOV.VN - Theo quy định, thuê bao di động được chuẩn hóa thông tin gắn với mã định danh. Thế nhưng, thực tế cho thấy, nhiều cuộc gọi rác, lừa đảo vẫn liên tục diễn ra.

Làm sao để kiểm soát và giảm tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo?
Làm sao để kiểm soát và giảm tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo?

VOV.VN - Từ 10/9, Bộ TT-TT cho biết, các nhà mạng phải dừng bán SIM qua đại lý và chỉ tập trung phân phối SIM qua hai kênh là kênh trực tiếp và qua các chuỗi uy tín. Công bố này có giúp giảm tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắc rác, lừa đảo? Giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng Việt Nam cùng bàn luận

Làm sao để kiểm soát và giảm tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo?

Làm sao để kiểm soát và giảm tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo?

VOV.VN - Từ 10/9, Bộ TT-TT cho biết, các nhà mạng phải dừng bán SIM qua đại lý và chỉ tập trung phân phối SIM qua hai kênh là kênh trực tiếp và qua các chuỗi uy tín. Công bố này có giúp giảm tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắc rác, lừa đảo? Giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng Việt Nam cùng bàn luận

Tình trạng lừa đảo qua cuộc gọi ở Yên Bái tiếp tục "nóng"
Tình trạng lừa đảo qua cuộc gọi ở Yên Bái tiếp tục "nóng"

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Yên Bái tiếp tục nhận được các cuộc gọi từ các đối tượng tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án.. thông báo, đe dọa liên quan đến các vụ án kinh tế, ma túy, rửa tiền… sau đó bắt người dân thực hiện theo các yêu cầu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.

Tình trạng lừa đảo qua cuộc gọi ở Yên Bái tiếp tục "nóng"

Tình trạng lừa đảo qua cuộc gọi ở Yên Bái tiếp tục "nóng"

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Yên Bái tiếp tục nhận được các cuộc gọi từ các đối tượng tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án.. thông báo, đe dọa liên quan đến các vụ án kinh tế, ma túy, rửa tiền… sau đó bắt người dân thực hiện theo các yêu cầu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.

Kêu gọi từ thiện, lừa đảo 3,6 tỷ đồng của hàng nghìn người
Kêu gọi từ thiện, lừa đảo 3,6 tỷ đồng của hàng nghìn người

VOV.VN - Với thủ đoạn kêu gọi từ thiện, tiền ủng hộ các trường hợp tử vong, già yếu neo đơn, bệnh hiểm nghèo..., đối tượng Ngô Trường Thịnh đã lừa đảo chiếm đoạt trên 3,6 tỷ đồng của hơn 3.000 người dân trên cả nước.

Kêu gọi từ thiện, lừa đảo 3,6 tỷ đồng của hàng nghìn người

Kêu gọi từ thiện, lừa đảo 3,6 tỷ đồng của hàng nghìn người

VOV.VN - Với thủ đoạn kêu gọi từ thiện, tiền ủng hộ các trường hợp tử vong, già yếu neo đơn, bệnh hiểm nghèo..., đối tượng Ngô Trường Thịnh đã lừa đảo chiếm đoạt trên 3,6 tỷ đồng của hơn 3.000 người dân trên cả nước.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước cuộc gọi lừa đảo "Deepfake"
Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước cuộc gọi lừa đảo "Deepfake"

VOV.VN - Bộ Công an cho biết, thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng công nghệ "Deepfake" để thực hiện các cuộc gọi video với hình ảnh, khuôn mặt giả mạo để lừa đảo "nạn nhân" nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước cuộc gọi lừa đảo "Deepfake"

Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước cuộc gọi lừa đảo "Deepfake"

VOV.VN - Bộ Công an cho biết, thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng công nghệ "Deepfake" để thực hiện các cuộc gọi video với hình ảnh, khuôn mặt giả mạo để lừa đảo "nạn nhân" nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.