Người nhận hối lộ nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu khai dùng tiền mua đất

VOV.VN - Với tổng số tiền nhận hối lộ lên đến 42,6 tỷ đồng, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế) khai dùng tiền này để cho vay và mua bất động sản.

Tiếp tục phiên xử vụ án "chuyến bay giải cứu", ngày 12/7 HĐXX yêu cầu bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế) lên bục xét hỏi. Trong vụ án này, Phạm Trung Kiên là người nhận hối lộ nhiều nhất với tổng số tiền 42,6 tỷ đồng (253 lần nhận hối lộ). Được tòa xét hỏi, bản thân Kiên thừa nhận số tiền này là đúng, bị cáo đã nhận hơn 42 tỷ đồng.

"Đối với các chuyến bay combo bị cáo nhận khoảng 27 tỷ. Còn nhận từ các khách lẻ bay về nước là khoảng 15 tỷ. Tổng cộng là khoảng hơn 42 tỷ đồng." - Phạm Trung Kiên khai.

Khi được HĐXX hỏi tiền này dùng để làm gì, Kiên thừa nhận dùng tiền để cho người thân vay mượn, bên cạnh đó là đầu tư bất động sản: "Bị cáo cho người thân vay tiền và có đầu tư một số mảnh đất ở Mũi Né (tỉnh Bình Thuận), Ba Vì, Hoài Đức (Hà Nội)".

HĐXX truy xét về vai trò, thẩm quyền của bị cáo, Phạm Trung Kiên khai chỉ có vai trò trình hồ sơ lên cấp trên và trả hồ sơ cho doanh nghiệp.

"Với vai trò, vị trí như thế mà bị cáo nhận 42 tỷ, nhưng không đưa cho ai?" - HĐXX hỏi.

"Bị cáo cam đoan lời khai của mình là sự thật". - Bị cáo Kiên trả lời.

Đồng thời, người nhận hối lộ nhiều nhất vụ án cũng phủ nhận việc bắt ép doanh nghiệp phải đưa tiền 150 triệu một chuyến bay. HĐXX yêu cầu các bị cáo là lãnh đạo doanh nghiệp của Blue Sky và Vijasun lên đối chất. Các bị cáo này đều khẳng định Phạm Trung Kiên đưa ra mức giá là 150 triệu một chuyến bay, nếu không sẽ không được phê duyệt. Đối với khách lẻ về nước thì Kiên yêu cầu chi cho Kiên 15 triệu đồng/người.

Về sai phạm của Phạm Trung Kiên, cáo trạng thể hiện, Kiên là Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tài liệu của vụ án thể hiện, Phạm Trung Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng/chuyến bay, hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/khách đối với chuyến bay combo và từ 7 triệu đến 15 triệu đồng/khách lẻ.

Quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, từ tháng 2/2021 đến tháng 12/2021, Phạm Trung Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ. Tổng số 253 lần nhận hối lộ và số tiền là 42,6 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu trợ lý của Phó Thủ tướng khai gì?
Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu trợ lý của Phó Thủ tướng khai gì?

VOV.VN - Khai tại tòa, cựu trợ lý của Phó Thủ tướng - bị cáo Nguyễn Quang Linh thừa nhận đã được doanh nghiệp "nhờ vả" trong quá trình cấp phép chuyến bay và sau đó nhận hối lộ số tiền 180.000 USD và 100 triệu đồng.

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu trợ lý của Phó Thủ tướng khai gì?

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu trợ lý của Phó Thủ tướng khai gì?

VOV.VN - Khai tại tòa, cựu trợ lý của Phó Thủ tướng - bị cáo Nguyễn Quang Linh thừa nhận đã được doanh nghiệp "nhờ vả" trong quá trình cấp phép chuyến bay và sau đó nhận hối lộ số tiền 180.000 USD và 100 triệu đồng.

Bị cáo khai phải nộp tiền tỷ thì mới thực hiện được "chuyến bay giải cứu"
Bị cáo khai phải nộp tiền tỷ thì mới thực hiện được "chuyến bay giải cứu"

VOV.VN - Bị cáo Đào Minh Dương - Chủ tịch Công ty Vijasun khai tại tòa rằng phải nộp tổng cộng hơn 3,5 tỷ đồng cho người có chức vụ thì mới được thực hiện các "chuyến bay giải cứu".

Bị cáo khai phải nộp tiền tỷ thì mới thực hiện được "chuyến bay giải cứu"

Bị cáo khai phải nộp tiền tỷ thì mới thực hiện được "chuyến bay giải cứu"

VOV.VN - Bị cáo Đào Minh Dương - Chủ tịch Công ty Vijasun khai tại tòa rằng phải nộp tổng cộng hơn 3,5 tỷ đồng cho người có chức vụ thì mới được thực hiện các "chuyến bay giải cứu".

Xét xử đại án "chuyến bay giải cứu": Một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa
Xét xử đại án "chuyến bay giải cứu": Một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa

VOV.VN - Do một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa nên tổng số luật sư tham gia phiên xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" giảm từ 105 vị luật sư xuống còn gần 100 người.

Xét xử đại án "chuyến bay giải cứu": Một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa

Xét xử đại án "chuyến bay giải cứu": Một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa

VOV.VN - Do một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa nên tổng số luật sư tham gia phiên xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" giảm từ 105 vị luật sư xuống còn gần 100 người.