Ông Tô Anh Dũng không phân biệt được nhận tiền cảm ơn và hành vi phạm tội

VOV.VN - Tự bào chữa tại tòa, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho rằng vì nhận thức đơn giản nên không phân biệt được ranh giới giữa "nhận tiền cảm ơn" và hành vi phạm tội.

Ngày 18/7, cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã tiến hành tự bào chữa tại phiên tòa "chuyến bay giải cứu". Ông Tô Anh Dũng cũng là người từng giữ chức vụ cao nhất phải hầu tòa trong vụ án này. Trước đó, Viện kiểm sát đề nghị ông Tô Anh Dũng mức án 12-13 năm tù vì nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng.

Đứng trước Hội đồng xét xử, cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng tỏ ra rất xúc động, nhiều thời điểm vừa khóc vừa trình bày. Theo ông Tô Anh Dũng, suốt thời gian dịch bệnh, bị cáo nhận thức được trách nhiệm nặng nề của mình. 

"Tôi đã rất nỗ lực, cố gắng khắc phục nhanh nhất, ngăn chặn dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của người dân, cũng như bảo hộ công dân ta ở nước ngoài. Trong tham mưu, kiến nghị, đề xuất chính sách, tôi không bao giờ dám có hành vi nào sai phạm. Với chuyến bay combo thì cá nhân tôi cũng hết sức với trách nhiệm được giao để đưa bà con ta về nước nhanh nhất." - Bị cáo Tô Anh Dũng trình bày.

Mấu chốt ở hành vi phạm tội, theo ông Tô Anh Dũng là do nhận thức đơn giản nên không phân biệt được ranh giới giữa nhận tiền cảm ơn và hành vi phạm tội.

"Ngay những ngày đầu tiên làm việc với cơ quan điều tra, tôi được cán bộ điều tra cho đọc 2 quyển sách luật. Lúc này tôi đã nhận ra hành vi sai phạm của mình. Sau đó tôi xin tự nguyện viết đơn thành khẩn khai báo." - Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng khai. 

Ông Tô Anh Dũng vừa khóc vừa xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân, xin lỗi Bộ Ngoại giao. Đồng thời, cựu Thứ trưởng cũng xin tòa xem xét, giảm nhẹ cho các bị cáo từng là cán bộ Bộ Ngoại giao.

"Những người này thực sự đã tham gia vào công tác phòng chống dịch. Họ cũng nhận ra sai lầm của mình. Tôi kính mong HĐXX cho chúng tôi hưởng sự khoan hồng của pháp luật để còn có ngày trở về" - Ông Tô Anh Dũng xúc động nói.

Ông Tô Anh Dũng thừa nhận 37 lần nhận hối lộ khi cấp phép các chuyến bay giải cứu, tổng cộng 21,5 tỉ đồng. Cựu Thứ trưởng giải thích việc nhận tiền hối lộ là "không có mưu đồ, không đòi hỏi" mà chủ yếu do nể nang và không nhận thức được việc nhận tiền là phạm tội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm
“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm

VOV.VN - Lòng tham, nhân hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” của dịch bệnh, con người hoang mang trước vấn đề sinh tử, cơ hội kiếm tiền dễ dàng nên các nhóm lợi ích câu kết với nhau, bất chấp danh dự, liêm sỉ, trục lợi trên nỗi đau, sự khốn cùng của người dân.

“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm

“Chuyến bay giải cứu” và những con người cần được “giải cứu” lương tâm

VOV.VN - Lòng tham, nhân hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” của dịch bệnh, con người hoang mang trước vấn đề sinh tử, cơ hội kiếm tiền dễ dàng nên các nhóm lợi ích câu kết với nhau, bất chấp danh dự, liêm sỉ, trục lợi trên nỗi đau, sự khốn cùng của người dân.

Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo
Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo

VOV.VN - Trong 54 bị cáo hầu toà vụ "chuyến bay giải cứu", VKS đề nghị mức án cao nhất là tử hình với Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, mức án thấp nhất với Đào Thị Chung Thúy từ 12-18 tháng tù treo.

Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo

Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo

VOV.VN - Trong 54 bị cáo hầu toà vụ "chuyến bay giải cứu", VKS đề nghị mức án cao nhất là tử hình với Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, mức án thấp nhất với Đào Thị Chung Thúy từ 12-18 tháng tù treo.

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Nộp tiền khắc phục liệu có được giảm án?
Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Nộp tiền khắc phục liệu có được giảm án?

VOV.VN - Trước ngày phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu diễn ra, gia đình một số bị cáo đã nộp hàng chục tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Liệu việc nộp tiền khắc phục hậu quả có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?. PV VOV phỏng vấn TS- LS Đặng Văn Cường- Đoàn luật sư TP.Hà Nội

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Nộp tiền khắc phục liệu có được giảm án?

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu": Nộp tiền khắc phục liệu có được giảm án?

VOV.VN - Trước ngày phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu diễn ra, gia đình một số bị cáo đã nộp hàng chục tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Liệu việc nộp tiền khắc phục hậu quả có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?. PV VOV phỏng vấn TS- LS Đặng Văn Cường- Đoàn luật sư TP.Hà Nội