Cho CSGT quyền trưng dụng tài sản người dân là trái luật?

Luật quy định việc trưng dụng tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ một số Bộ trưởng mới có quyền này.

Quy định của pháp luật tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An (có hiệu lực từ ngày 15/2) cho phép cảnh sát giao thông (CSGT) được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận.

Cảnh sát giao thông điều tiết giao thông tại ngã tư Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi chiều 20/10/2015

Thông tư trái luật

Thực ra, mục đích của việc ban hành thông tư này muốn tạo điều kiện thuận lợi cho CSGT trong khi thi hành nhiệm vụ điều tiết giao thông cũng như ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật của người đi đường một cách kịp thời khi tình trạng vi phạm này hiện có chiều hướng ngày càng phức tạp.

Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự và đặc biệt là Luật trưng mua, trưng dụng được Quốc hội ban hành năm 2008 thì quy định việc cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân như trên là trái luật.

Theo nguyên tắc quy định tại Luật trưng mua, trưng dụng tài sản thì việc trưng dụng tài sản chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và điều kiện trưng dụng tài sản chỉ áp dụng khi nhà nước đã áp dụng các biện pháp huy động khác mà vẫn không thể thực hiện được.

Vì vậy, trong điều kiện bình thường thì không thể áp dụng các biện pháp trưng dụng tài sản của người khác - đó là chưa tính đến việc giao quyền cho CSGT được trưng dụng là sai thẩm quyền.  

Theo Điều 24 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản thì chỉ có những người sau mới có quyền trưng dụng tài sản: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ giao thông - vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Luật cũng quy định các chủ thể trên không được ủy quyền cho người khác để quyết định trung dụng tài sản, nghĩa là kể cả thứ trưởng hoặc Phó chủ tịch tỉnh cũng không có quyền ra quyết định trưng dụng tài sản.

Cần bãi bỏ ngay thông tư vi phạm

Quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người dân và tổ chức được nhà nước tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp và pháp luật.

Với việc giao quyền một cách tự tiện cho CSGT trong việc trưng dụng tài sản trên phần nào thể hiện sự dễ dãi trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ công an, chỉ vì mục đích muốn tạo thuận lợi cho ngành mình quản lý.

Trưng dụng tài sản là một hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nên khi ban hành thông tư này, đáng ra Bộ Công an cần phải thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học.

Tại điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học”.

Trong trường hợp này, có thể thấy tổ pháp chế của Bộ công an chưa làm tốt trách nhiệm trong việc đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của thông tư vừa được ban hành.

Để tránh áp dụng một số quy định trái luật của thông tư này vào cuộc sống thì Bộ trưởng Bộ Công an - theo thẩm quyền quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần ra quyết định bãi bỏ quy định này.

Bộ tư pháp cũng có thể căn cứ vào quyền hạn của mình trong việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quy định của Thông tư trái luật này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

'Bóc tách' góc nhìn khác trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén
'Bóc tách' góc nhìn khác trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén

VOV.VN - “Chúng ta mới chỉ trả tự do cho ông Nén, còn bản án tuyên ông Huỳnh Văn Nén có tội hiện vẫn đang có hiệu lực pháp luật. Bản án sai này sẽ được xử lý như thế nào?”

'Bóc tách' góc nhìn khác trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén

'Bóc tách' góc nhìn khác trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén

VOV.VN - “Chúng ta mới chỉ trả tự do cho ông Nén, còn bản án tuyên ông Huỳnh Văn Nén có tội hiện vẫn đang có hiệu lực pháp luật. Bản án sai này sẽ được xử lý như thế nào?”

Từ vụ án oan ông Nén, ông Chấn: Hạn chế oan sai, cách nào?
Từ vụ án oan ông Nén, ông Chấn: Hạn chế oan sai, cách nào?

VOV.VN - Thực tế nhiều điều tra viên chỉ đi theo hướng buộc tội và bức cung, ép cung khi nghi phạm chối tội, sẽ dẫn đến việc oan sai. Vì thế trong mọi giải pháp thì cốt lõi vẫn là yếu tố con người

Từ vụ án oan ông Nén, ông Chấn: Hạn chế oan sai, cách nào?

Từ vụ án oan ông Nén, ông Chấn: Hạn chế oan sai, cách nào?

VOV.VN - Thực tế nhiều điều tra viên chỉ đi theo hướng buộc tội và bức cung, ép cung khi nghi phạm chối tội, sẽ dẫn đến việc oan sai. Vì thế trong mọi giải pháp thì cốt lõi vẫn là yếu tố con người

Vì sao vẫn còn nhiều án dân sự tồn đọng kéo dài?
Vì sao vẫn còn nhiều án dân sự tồn đọng kéo dài?

VOV.VN - Để có bước chuyển biến mạnh mẽ tích cực hơn trong công tác thi hành án dân sự, ngành thi hành án dân sự cần đề ra nhiều giải pháp quyết liệt hơn. 

Vì sao vẫn còn nhiều án dân sự tồn đọng kéo dài?

Vì sao vẫn còn nhiều án dân sự tồn đọng kéo dài?

VOV.VN - Để có bước chuyển biến mạnh mẽ tích cực hơn trong công tác thi hành án dân sự, ngành thi hành án dân sự cần đề ra nhiều giải pháp quyết liệt hơn. 

Dương Chí Dũng sẽ thoát tử hình nếu nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng?
Dương Chí Dũng sẽ thoát tử hình nếu nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng?

VOV.VN - Căn cứ Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự vừa được Quốc hội thông qua, Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình nếu nộp lại tiền và hợp tác tích cực.

Dương Chí Dũng sẽ thoát tử hình nếu nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng?

Dương Chí Dũng sẽ thoát tử hình nếu nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng?

VOV.VN - Căn cứ Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự vừa được Quốc hội thông qua, Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình nếu nộp lại tiền và hợp tác tích cực.

Cán bộ gây oan sai, ngân sách Nhà nước vẫn phải chi bồi thường?
Cán bộ gây oan sai, ngân sách Nhà nước vẫn phải chi bồi thường?

VOV.VN -Luật quy định cơ quan Nhà nước phải đứng ra bồi thường oan, sai và cá nhân có trách nhiệm hoàn trả tuỳ thuộc vào lỗi, mức độ sai phạm...

Cán bộ gây oan sai, ngân sách Nhà nước vẫn phải chi bồi thường?

Cán bộ gây oan sai, ngân sách Nhà nước vẫn phải chi bồi thường?

VOV.VN -Luật quy định cơ quan Nhà nước phải đứng ra bồi thường oan, sai và cá nhân có trách nhiệm hoàn trả tuỳ thuộc vào lỗi, mức độ sai phạm...

Luật sư, luật gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 600 lượt người
Luật sư, luật gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 600 lượt người

VOV.VN - Trong hơn 2 tháng, tại trụ sở tiếp dân Trung ương, các luật sư, luật gia đã thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 600 lượt người.

Luật sư, luật gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 600 lượt người

Luật sư, luật gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 600 lượt người

VOV.VN - Trong hơn 2 tháng, tại trụ sở tiếp dân Trung ương, các luật sư, luật gia đã thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 600 lượt người.

Nên hay không đưa các vụ án ra xét xử lưu động?
Nên hay không đưa các vụ án ra xét xử lưu động?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng việc đưa ra xét xử lưu động là cách làm phi giáo dục, xâm phạm đến nhân thân bị cáo khi bản án chưa được kết án

Nên hay không đưa các vụ án ra xét xử lưu động?

Nên hay không đưa các vụ án ra xét xử lưu động?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng việc đưa ra xét xử lưu động là cách làm phi giáo dục, xâm phạm đến nhân thân bị cáo khi bản án chưa được kết án

Tư lệnh ngành kiểm sát nói gì về nỗi đau oan sai?
Tư lệnh ngành kiểm sát nói gì về nỗi đau oan sai?

Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình: Trong điều kiện nền pháp chế như hiện nay thì câu chuyện oan sai như là một câu chuyện cấp bách.

Tư lệnh ngành kiểm sát nói gì về nỗi đau oan sai?

Tư lệnh ngành kiểm sát nói gì về nỗi đau oan sai?

Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình: Trong điều kiện nền pháp chế như hiện nay thì câu chuyện oan sai như là một câu chuyện cấp bách.

Một bộ phận người dân vẫn cất giấu và sử dụng súng tự chế
Một bộ phận người dân vẫn cất giấu và sử dụng súng tự chế

VOV.VN - Khó khăn lớn nhất của Công an xã khi vận động nhân dân giao nộp vũ khí là nhận thức của bà con về tác hại của súng còn hạn chế.

Một bộ phận người dân vẫn cất giấu và sử dụng súng tự chế

Một bộ phận người dân vẫn cất giấu và sử dụng súng tự chế

VOV.VN - Khó khăn lớn nhất của Công an xã khi vận động nhân dân giao nộp vũ khí là nhận thức của bà con về tác hại của súng còn hạn chế.

Phản đối xây chợ mới, tiểu thương bị truy tố tội gây rối trật tự
Phản đối xây chợ mới, tiểu thương bị truy tố tội gây rối trật tự

VOV.VN - Vụ việc gây rối trật tự của một số tiểu thương phản đối việc di dời về chợ mới thị xã Kỳ Anh, cơ quan CSĐT CA thị xã Kỳ Anh đã khởi tố vụ án hình sự.

Phản đối xây chợ mới, tiểu thương bị truy tố tội gây rối trật tự

Phản đối xây chợ mới, tiểu thương bị truy tố tội gây rối trật tự

VOV.VN - Vụ việc gây rối trật tự của một số tiểu thương phản đối việc di dời về chợ mới thị xã Kỳ Anh, cơ quan CSĐT CA thị xã Kỳ Anh đã khởi tố vụ án hình sự.

Ai cho phép công an đánh gái mại dâm?
Ai cho phép công an đánh gái mại dâm?

Hành động “đánh 2 cái” vì tưởng nhầm một phụ nữ 57 tuổi là gái mại dâm của một công an Đà Nẵng gây bão dư luận. Gái mại dâm thì được quyền đánh?

Ai cho phép công an đánh gái mại dâm?

Ai cho phép công an đánh gái mại dâm?

Hành động “đánh 2 cái” vì tưởng nhầm một phụ nữ 57 tuổi là gái mại dâm của một công an Đà Nẵng gây bão dư luận. Gái mại dâm thì được quyền đánh?

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Sẽ hạn chế bức cung, nhục hình?
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Sẽ hạn chế bức cung, nhục hình?

VOV.VN - Quy định ghi âm, ghi hình khi hỏi cung là một bước tiến trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, cần nâng cao nghiệp vụ của các điều tra viên, vì suy cho cùng, mọi giải pháp đều qua bộ lọc là con người

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Sẽ hạn chế bức cung, nhục hình?

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Sẽ hạn chế bức cung, nhục hình?

VOV.VN - Quy định ghi âm, ghi hình khi hỏi cung là một bước tiến trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, cần nâng cao nghiệp vụ của các điều tra viên, vì suy cho cùng, mọi giải pháp đều qua bộ lọc là con người

Giết người rùng rợn, Nguyễn Hải Dương và đồng phạm đối mặt mức án nào?
Giết người rùng rợn, Nguyễn Hải Dương và đồng phạm đối mặt mức án nào?

VOV.VN  Theo luật sư, khung hình phạt sẽ do cơ quan pháp luật phán xét nhưng rất có thể Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất

Giết người rùng rợn, Nguyễn Hải Dương và đồng phạm đối mặt mức án nào?

Giết người rùng rợn, Nguyễn Hải Dương và đồng phạm đối mặt mức án nào?

VOV.VN  Theo luật sư, khung hình phạt sẽ do cơ quan pháp luật phán xét nhưng rất có thể Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất

Chuyên gia: “Coi nhẹ hoạt động bào chữa sẽ dẫn đến oan sai”
Chuyên gia: “Coi nhẹ hoạt động bào chữa sẽ dẫn đến oan sai”

VOV.VN - Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, việc Bộ luật TTHS sửa đổi đề cao, mở rộng hơn quyền của người bị bắt, bị can, bị cáo, quyền của luật sư... là một bước tiến trong hoạt động tố tụng hình sự

Chuyên gia: “Coi nhẹ hoạt động bào chữa sẽ dẫn đến oan sai”

Chuyên gia: “Coi nhẹ hoạt động bào chữa sẽ dẫn đến oan sai”

VOV.VN - Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, việc Bộ luật TTHS sửa đổi đề cao, mở rộng hơn quyền của người bị bắt, bị can, bị cáo, quyền của luật sư... là một bước tiến trong hoạt động tố tụng hình sự

Cần thiết phải có Tòa án gia đình và người chưa thành niên
Cần thiết phải có Tòa án gia đình và người chưa thành niên

VOV.VN - Tòa án gia đình và người chưa thành niên sẽ là khâu đột phá để xây dựng môi trường tố tụng thân thiện với người chưa thành niên.

Cần thiết phải có Tòa án gia đình và người chưa thành niên

Cần thiết phải có Tòa án gia đình và người chưa thành niên

VOV.VN - Tòa án gia đình và người chưa thành niên sẽ là khâu đột phá để xây dựng môi trường tố tụng thân thiện với người chưa thành niên.