Chứng minh nhân dân không có giá trị sử dụng trong những trường hợp nào?

Chứng minh nhân dân (CMND) vốn là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân và đang dần bị thay thế bởi căn cước công dân gắn chip. Trong một số trường hợp dưới đây, CMND bị cấm sử dụng.

Khi một người dùng hai hoặc nhiều CMND

Điều này được quy định rất rõ tại Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân.

Cụ thể, Thông tư này cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. Trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại.

Khi thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam

Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. CMND là giấy tờ tùy thân dành cho công dân Việt Nan, do đó, khi từ bỏ quốc tịch, người đó sẽ không còn được giữ và sử dụng CMND nữa.

Khi ra nước ngoài định cư

Dù chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu ra nước ngoài định cư, công dân cũng bị cấm sử dụng CMND. Trong trường hợp này, CMND cũng sẽ bị thu hồi (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 05).

Người có thẩm quyền thu hồi CMND trong trường hợp (2) và (3) nêu trên là công an cấp huyện nơi cấp CMND.

Khi dùng CMND của người khác

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc chiếm đoạt, sử dụng CMND của người khác sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

Từ năm 2036 trở đi

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).

Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp căn cước công dân gắn chip thay cho CMND. Nghĩa là, những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị “khai tử” và việc sử dụng CMND sau thời điểm bị cấm.

Trường hợp khác

Điều 5 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP chỉ rõ, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

- CMND hết thời hạn sử dụng;

- CMND hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Việc sử dụng CMND trong các trường hợp là không hợp lý và cần làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ tháng 12 sẽ thu, hủy Chứng minh nhân dân hỏng, bong tróc
Từ tháng 12 sẽ thu, hủy Chứng minh nhân dân hỏng, bong tróc

VOV.VN - Việc thu, hủy chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc là điểm mới so với quy định trước đây.

Từ tháng 12 sẽ thu, hủy Chứng minh nhân dân hỏng, bong tróc

Từ tháng 12 sẽ thu, hủy Chứng minh nhân dân hỏng, bong tróc

VOV.VN - Việc thu, hủy chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc là điểm mới so với quy định trước đây.

Phát hiện khách Trung Quốc lưu trú bằng chứng minh nhân dân giả
Phát hiện khách Trung Quốc lưu trú bằng chứng minh nhân dân giả

VOV.VN - Bà Thương đã sử dụng chứng minh nhân dân của người Việt Nam để đăng ký lưu trú cho 2 người nước ngoài này ở một khách sạn tại Đà Nẵng.

Phát hiện khách Trung Quốc lưu trú bằng chứng minh nhân dân giả

Phát hiện khách Trung Quốc lưu trú bằng chứng minh nhân dân giả

VOV.VN - Bà Thương đã sử dụng chứng minh nhân dân của người Việt Nam để đăng ký lưu trú cho 2 người nước ngoài này ở một khách sạn tại Đà Nẵng.

Hai tên trộm lộ chân tướng vì quên...chứng minh nhân dân
Hai tên trộm lộ chân tướng vì quên...chứng minh nhân dân

VOV.VN - Đưa chiến lợi phẩm là chiếc xe máy vừa trộm được ở công trường xây dựng vào quán điện tử thì hai tên trộm bị công an phát hiện, bắt giữ.    

Hai tên trộm lộ chân tướng vì quên...chứng minh nhân dân

Hai tên trộm lộ chân tướng vì quên...chứng minh nhân dân

VOV.VN - Đưa chiến lợi phẩm là chiếc xe máy vừa trộm được ở công trường xây dựng vào quán điện tử thì hai tên trộm bị công an phát hiện, bắt giữ.