Nhiều tội danh quy đổi từ tù sang tiền

Từ 1/7/2016, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành, hàng loạt tội danh sẽ được chuyển hóa phương thức thụ án.

1. Tội làm nhục người khác

Theo quy định tại khoản 1, Điều 155 của Bộ luật Hình sự, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Việc chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền vẫn còn nhiều tranh cãi, song, từ 1/7 tới, hàng loạt tội danh sẽ được điều chỉnh. Ảnh: BT

2. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông

Khoản 1, Điều 281 của bộ luật quy định, người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà có một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của 1 người với tỷ lệ thương tật từ 31-60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31-60%, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Các hành vi gồm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông; Không khắc phục kịp thời đối với các công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa; Không thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông; Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị hư hỏng; Không đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định thi công, sửa chữa công trình giao thông; Không thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào chắn, phương tiện, các vật liệu khi thi công xong và Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công trình giao thông.

3. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Ở khoản 1, Điều 165 bộ luật quy định, người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

4. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 135 của bộ luật, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Tòa án áp dụng hình phạt tù nhiều hơn phạt tiền, án treo?
Vì sao Tòa án áp dụng hình phạt tù nhiều hơn phạt tiền, án treo?

VOV.VN - Nhận thức của xã hội và cả thẩm phán về mục đích áp dụng hình phạt là nhằm trừng trị, răn đe hơn là giáo dục phòng ngừa.

Vì sao Tòa án áp dụng hình phạt tù nhiều hơn phạt tiền, án treo?

Vì sao Tòa án áp dụng hình phạt tù nhiều hơn phạt tiền, án treo?

VOV.VN - Nhận thức của xã hội và cả thẩm phán về mục đích áp dụng hình phạt là nhằm trừng trị, răn đe hơn là giáo dục phòng ngừa.

Không chấp hành án phạt tiền sẽ bị chuyển thành án tù
Không chấp hành án phạt tiền sẽ bị chuyển thành án tù

VOV.VN - “Nếu chờ để xử lý về tội không chấp hành án thì quá lâu, không hiệu quả và hầu như tội này không được xét xử trên thực tế”

Không chấp hành án phạt tiền sẽ bị chuyển thành án tù

Không chấp hành án phạt tiền sẽ bị chuyển thành án tù

VOV.VN - “Nếu chờ để xử lý về tội không chấp hành án thì quá lâu, không hiệu quả và hầu như tội này không được xét xử trên thực tế”

Bộ Luật Hình sự (sửa đổi): Nhận tội thay người khác có bị hình phạt?
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi): Nhận tội thay người khác có bị hình phạt?

VOV.VN - Theo luật sư, những thỏa thuận này đã diễn ra trong xã hội, nhưng nó không phải trường hợp đồng phạm, cũng không phải che giấu tội phạm

Bộ Luật Hình sự (sửa đổi): Nhận tội thay người khác có bị hình phạt?

Bộ Luật Hình sự (sửa đổi): Nhận tội thay người khác có bị hình phạt?

VOV.VN - Theo luật sư, những thỏa thuận này đã diễn ra trong xã hội, nhưng nó không phải trường hợp đồng phạm, cũng không phải che giấu tội phạm

Sửa luật hình sự:Tranh cãi về đề xuất chuyển từ phạt tiền sang phạt tù
Sửa luật hình sự:Tranh cãi về đề xuất chuyển từ phạt tiền sang phạt tù

VOV.VN - Việc chuyển từ phạt tiền sang phạt tù làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Luật Hình sự Việt Nam.

Sửa luật hình sự:Tranh cãi về đề xuất chuyển từ phạt tiền sang phạt tù

Sửa luật hình sự:Tranh cãi về đề xuất chuyển từ phạt tiền sang phạt tù

VOV.VN - Việc chuyển từ phạt tiền sang phạt tù làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Luật Hình sự Việt Nam.

Chuyển từ hình phạt tiền sang phạt tù bản chất là nhẹ hơn?
Chuyển từ hình phạt tiền sang phạt tù bản chất là nhẹ hơn?

VOV.VN - Những người nghèo không có khả năng nộp tiền thì họ sẽ bị gánh thêm tội không thi hành án nên phạt tù bản chất là nhẹ hơn.

Chuyển từ hình phạt tiền sang phạt tù bản chất là nhẹ hơn?

Chuyển từ hình phạt tiền sang phạt tù bản chất là nhẹ hơn?

VOV.VN - Những người nghèo không có khả năng nộp tiền thì họ sẽ bị gánh thêm tội không thi hành án nên phạt tù bản chất là nhẹ hơn.

Từ 15/7, lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Từ 15/7, lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

VOV.VN - Theo quyết định của Thủ tướng việc lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong nước và ngoài nước bắt đầu từ ngày 15/7/2015 và kết thúc vào ngày 14/9/2015.

Từ 15/7, lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

Từ 15/7, lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

VOV.VN - Theo quyết định của Thủ tướng việc lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong nước và ngoài nước bắt đầu từ ngày 15/7/2015 và kết thúc vào ngày 14/9/2015.

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi để phát huy dân chủ
Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi để phát huy dân chủ

VOV.VN - Thứ trưởng Đinh Trung Tụng nhấn mạnh, việc phát huy tối đa trí tuệ của nhân dân sẽ có Bộ luật Hình sự chất lượng, hiệu quả.

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi để phát huy dân chủ

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi để phát huy dân chủ

VOV.VN - Thứ trưởng Đinh Trung Tụng nhấn mạnh, việc phát huy tối đa trí tuệ của nhân dân sẽ có Bộ luật Hình sự chất lượng, hiệu quả.

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi: Tránh qua loa, hình thức
Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi: Tránh qua loa, hình thức

VOV.VN - Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng yêu cầu việc lấy ý kiến phải được thực hiện nghiêm túc, tránh qua loa, hình thức.

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi: Tránh qua loa, hình thức

Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi: Tránh qua loa, hình thức

VOV.VN - Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng yêu cầu việc lấy ý kiến phải được thực hiện nghiêm túc, tránh qua loa, hình thức.