Ảnh đen trắng hiếm về lịch sử quân đội trên thế giới
VOV.VN - Những bức ảnh dưới đây đem đến cái nhìn bao quát về sự thay đổi của các đội quân trên thế giới trong lịch sử kể từ khi lực lượng này ra đời.
Các đội quân đã tồn tại từ thời xa xưa. Cuộc chiến tranh đầu tiên từng được ghi chép lại diễn ra ở Mesopotamia vào năm 2700 trước Công nguyên. |
Các cuộc chiến thường vẫn phải tuân theo những nghi thức nhất định. Các đội quân Hy Lạp và La Mã có những quy tắc bất thành văn mà nhiều quân đội phương Tây sau này học hỏi như việc chiến tranh phải được tuyên bố chính thức và có nguyên nhân hợp pháp, những lời cam kết phải được thực hiện và một hiệp định đình chiến phải được đưa ra cho bên bại trận để họ có thời gian phục hồi và tưởng niệm những người đã khuất. |
Cuộc Cách mạng Pháp đã đem đến sự ra đời của khái niệm chế độ tòng quân bắt buộc. Chế độ này đã được thể chế hóa dưới thời Napoleon khi ông trở thành Hoàng đế năm 1803. |
Một số quốc gia trên thế giới vẫn duy trì chế độ tòng quân bắt buộc. Theo BBC, Georgia đã khôi phục nghĩa vụ quân sự năm 2017, Lithuania khôi phục chế độ tòng quân bắt buộc năm 2016 và năm 2017, Thụy Điển cũng bỏ phiếu để thực hiện chế độ này. |
Pháp đã buộc những người đàn ông trên đất nước này phải thực hiện chế độ quân dịch trong Thế chiến thứ 2 và sau đó, những quốc gia khác cùng với Mỹ cũng thực hiện theo. |
Quân đội Mỹ bao gồm lực lượng Hải quân, Vệ binh Quốc gia, Tuần duyên, Thủy quân Lục chiến, Lục quân và gần đây nhất là Không quân. Lục quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ được thành lập năm 1775. Tuần duyên được thành lập năm 1790 còn lực lượng Không quân Mỹ ra đời năm 1947. |
Khi tham gia Thế chiến thứ nhất, quân đội Mỹ đã phải sáng tạo trong hình thức huấn luyện binh lính do thiếu trầm trọng các máy bay và vũ khí. Trong hình là các phi công đang thực hành với một mô hình buồng lái và những khẩu súng tưởng tượng. |
Hơn 4,7 triệu người đàn ông và phụ nữ đã hoạt động trong lực lượng quân đội Mỹ trong suốt Thế chiến thứ nhất. |
Ước tính có khoảng 37 triệu người đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ nhất. |
Thế chiến thứ nhất được gọi là "cuộc chiến chấm dứt mọi cuộc chiến" sau khi nhà văn H.G.Wells viết cuốn sách mang tên "The War That Will End War" năm 1914 kêu gọi hòa bình và quân Đức giải trừ quân bị. Tác phẩm này của ông sau đó nhanh chóng nổi tiếng và tên của cuốn sách thậm chí đã trở thành một khẩu hiệu. |
Các chiến trường đều vô cùng khủng khiếp. Bức ảnh trên là hình các binh lính Pháp phải đeo mặt nạ dưỡng khí khi đứng trong một con hào trong trận chiến Ypres năm 1915. Vào thời điểm diễn ra Thế chiến thứ nhất, quân đội Đức sở hữu ngành công nghiệp hóa học xếp vào hàng hiện đại nhất thế giới. Ypres, Bỉ chính là nơi diễn ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đầu tiên ngày 22/4/1915. |
Lính Mỹ bị thương được chở đi điều trị bằng một xe cứu thương ở Pháp. Mỹ có 323.018 binh lính thiệt mạng trong Thế chiến thứ nhất. |
Hình ảnh một người lính Đức đưa nước cho một người lính Nga đang bị thương. |
Những người lính Mỹ nghỉ ngơi sau khi đến Liverpool năm 1918. |
Khi Thế chiến thứ nhất kết thúc năm 1918, những người lính cuối cùng có thể quay trở về với cuộc sống bình thường. Bức ảnh trên được chụp vào năm 1919 khi một người lính lần đầu tiên được bế cô con gái vừa sinh vào lòng. |
Thế chiến thứ nhất kết thúc chưa lâu thì Thế chiến thứ 2 lại nổ ra. Hơn 12% dân số Mỹ phải phục vụ trong quân đội trong Thế chiến thứ 2. |
Những người lính phải trải qua quá trình tập luyện nghiêm túc. Trong ảnh là một buổi tập luyện của Lục quân Mỹ năm 1942. |
Thế chiến thứ 2 là cuộc chiến tranh lớn nhất và thảm khốc nhất trong lịch sử. Cuộc chiến kéo dài trong 6 năm này đã khiến 85 triệu người thiệt mạng và liên quan đến hơn 30 quốc gia. |
Lính Mỹ cầm một lá cờ của Đức Quốc xã trong một ngôi làng ở Pháp năm 1944. Thế chiến thứ 2 chính thức kết thúc ngày 2/9/2945. |
Số người Mỹ phải phục vụ trong quân đội kể từ đó cũng giảm xuống. Đến nay, chưa tới 0,5 % dân số Mỹ phải phục vụ quân ngũ. |
Quy mô quân đội của mỗi quốc gia trên thế giới cũng có nhiều khác biệt. |
Một số quốc gia yêu cầu các công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trong khi một số quốc gia khác thì không như vậy. |
Sự tiến bộ về mặt công nghệ của quân đội các quốc gia cũng rất khác nhau. Theo trang Business Insỉder, ngày nay, Israel thường được coi là quốc gia có lực lượng quân đội hiện đại nhất thế giới về mặt công nghệ. |
Trong khi đó, cũng theo trang này, Mỹ được cho là quân đội mạnh nhất thế giới về mặt hỏa lực. Mỹ cũng chi nhiều ngân sách quốc phòng nhất thế giới. |
Tuy nhiên, dù ở đâu và khi nào, chiến tranh vẫn luôn là điều tồi tệ và bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có chung một ước nguyện hòa bình./. |