Cuộc đua khốc liệt giữa Nga và Ukraine để tiêu diệt “đôi mắt” bầu trời

VOV.VN - Hầu như có rất ít máy bay có người lái hoạt động trên bầu trời Ukraine nhưng các cuộc không chiến vẫn đang diễn ra khốc liệt, với tác động to lớn.

Săn lùng và tiêu diệt các “đôi mắt” bầu trời

Các phương tiện đánh chặn của Ukraine đang cố gắng chọc mù các thiết bị trinh sát của Nga và ngăn cản chúng tiến hành các cuộc tấn công tầm xa. Nga cũng tìm mọi cách đối phó, nhưng các phương tiện ngày càng cải thiện khả năng trong cuộc đua về công nghệ. Đây là cuộc cạnh tranh quan trọng không chỉ diễn ra trong cuộc xung đột này mà còn cả những cuộc xung đột trong tương lai.

Với việc hệ thống phòng không của Ukraine được bổ sung các phương tiện chiến đấu hiện đại, từ các tên lửa Patriot đến tiêm kích F-16, chiến đấu cơ Nga không thể dễ dàng hoạt động ở Ukraine mà thay vào đó, Moscow phải ném bom lượn dẫn đường chính xác từ xa. Nga đôi khi phóng tới 100 quả bom lượn/ngày với quả bom lớn nhất nặng hơn 3 tấn.

Cùng lúc đó, Moscow đang sử dụng lợi thế lớn về pháo binh để tấn công các vị trí của Ukraine và tiến hành các chiến dịch vào phía sau phòng tuyến của đối phương bằng UAV cảm tử Lancet.

Tất cả các cuộc tấn công này đều dựa vào thông tin tình báo chính xác về các vị trí của Ukraine dựa trên thông tin thu  thập được qua các UAV hoạt động ở khắp nơi. Nga đã phối hợp các UAV Orlan-10, Orlan-30, ZALA, SuperCam và các UAV khác với mỗi phương tiện được giao một nhiệm vụ cụ thể dẫn đường cho các cuộc không kích, pháo và UAV cảm tử.

Những UAV với kích cỡ nhỏ này rất khó để bắn hạ. Khi bay ở độ cao lớn, chúng gần như không thể nhìn thấy và có tín hiệu radar cũng như hồng ngoại nhỏ hơn máy bay có người lái. Ngoài ra, chúng được triển khai với số lượng lớn nên việc bắn hạ các phương tiện này sẽ gây áp lực cho kho tên lửa phòng không vốn đã hạn chế của Ukraine. Tuy nhiên, đôi khi yêu cầu chiến thuật đòi hỏi phải bắn hạ 1 UAV Orlan-10 trị giá 100.000 USD bằng một tên lửa Stinger trị giá 480.000 USD.

Trong những tháng gần đây, Ukraine đã điều chỉnh các máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của mình, thường được sử dụng để phá hủy xe tăng, pháo và các mục tiêu trên mặt đất khác bằng những phương tiện đánh chặn có thể bay ở độ cao lớn hơn. Các máy bay không người lái trị giá 700 USD giờ có thể tấn công các UAV trinh sát ở độ cao hơn 3.600 mét và ngày càng thực hiện được nhiều đòn quyết định.

Khả năng bắn hạ các "đôi mắt" của Nga trên bầu trời có thể thay đổi hoàn toàn tình hình thực địa. Chẳng hạn, có một số bằng chứng cho thấy cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk có thể chiếm được các vùng lãnh thổ nhanh chóng là bởi họ đã nhắm vào các UAV trinh sát của Nga, khiến cho Moscow không thể theo dấu hay chỉ dẫn cho lực lượng tấn công.

Ngày 11/10, trung đoàn tên lửa phòng không Belotserk 1129 của Ukraine cho biết đã bắn hạ 145 UAV trinh sát Nga trong một thời gian ngắn. Việc ngăn chặn rất dễ dàng vì UAV trinh sát là mục tiêu dễ bị phát hiện. Khi UAV bị phát hiện trên radar, các phi công FPV có thể điều khiển phương tiện bay lên không trung, tiếp cận từ phía trên và phía sau. Người điều khiển UAV trinh sát, tập trung toàn bộ sự chú ý vào mặt đất bên dưới, không hề biết rằng họ đang bị tấn công cho đến khi UAV của Ukraine lao vào.

Các biện pháp phòng thủ

Hầu hết UAV đều có màu trắng cơ bản. Điều này khiến chúng khó phát hiện từ dưới khi chúng xuất hiện lúc trời sáng hoặc nhiều mây nhưng lại dễ nhìn thấy từ trên cao. Các kỹ thuật sơn ngụy trang giúp giảm nguy cơ UAV bị phát hiện thỉnh thoảng có thể được thấy trước đó thì nay đã được áp dụng như một tiêu chuẩn tại các nhà máy.

Biện pháp phòng thủ đầu tiên xuất hiện trên UAV trinh sát của Nga là việc lắp đặt các camera nhỏ hướng về sau. Những camera này cung cấp cho những người điều khiển ít nhất là cảnh báo tối thiểu rằng họ đang bị nhắm mục tiêu và cho họ cơ hội thực hiện các động tác né tránh hoặc rời khỏi khu vực. Máy bay không người lái FPV có thời gian bay hạn chế, vì vậy nếu UAV trinh sát có thể sống sót trong vài phút, chúng có thể sống sót lâu hơn bên tấn công.

Một số UAV của Nga hiện cũng được trang bị các thiết bị gây nhiễu. Chẳng hạn, khi một tín hiệu video mạnh đến từ máy bay không người lái FPV đang đến gần và khi phát hiện ra một tín hiệu, hệ thống sẽ phát ra tín hiệu gây nhiễu ở cùng tần số.

Một số phiên bản gây nhiễu khác đã được trang bị. Chúng có vẻ đến từ các cơ sở dã chiến thay vì đến từ các nhà sản xuất, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc cần phản ứng nhanh chóng trước những diễn biến mới trong tác chiến UAV.

Chuyên gia về tác chiến điện tử Ukraine Serhii Flash đề cập đến một số biện pháp hỗ trợ phòng thủ khác của Nga từ súng lưới đến các luồng gió kéo theo làm hỏng rotor của UAV tấn công. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được nhìn thấy, có thể là do chúng khó triển khai hơn hoặc chưa vượt qua các cuộc thử nghiệm. Bản chất của tác chiến UAV là bất kỳ "đột biến" phòng thủ nào có hiệu quả đều có khả năng xuất hiện và phát triển nhanh chóng bởi nếu thiếu nó thì UAV sẽ sớm bị các phương tiện "săn mồi" chế áp.

Chiến thuật của Nga

Một diễn biến khác không mấy ngạc nhiên là Nga hiện đang áp dụng cùng một chiến thuật cho các khu vực khác nhau. Hiện không rõ liệu họ có thành công trong việc tích hợp các hoạt động của FPV với radar phòng không cũng như chỉ huy và kiểm soát hay không nhưng chắc chắn đã xuất hiện các video về FPV của Nga hạ gục các trinh sát Ukraine.

Ukraine đang nỗ lực phát triển cho các FPV thế hệ tiếp theo để chúng hoạt động nhanh hơn và tốt hơn, đồng thời nghiên cứu các phương tiện đánh chặn để tấn công UAV Shahed. Các phiên bản trong tương lai có thể sẽ có hệ thống dẫn đường quang học để dẫn đường đầu cuối, vốn đã được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên mặt đất nhằm vô hiệu hóa mọi thiết bị gây nhiễu.

Việc các máy bay không người lái FPV chuyên dụng xuất hiện chỉ là vấn đề thời gian khi chúng không chỉ bắn hạ UAV của đối phương mà còn cả các FPV của bên kia. Bản thân cuộc không chiến UAV đã là một cuộc cạnh tranh. Cuộc cạnh tranh này có ít nhất 3 kết quả có thể xảy ra.

Một là phòng thủ sẽ giành được lợi thế và các hoạt động trinh sát sẽ tiếp tục như hiện tại nhưng với tỷ lệ tổn thất ổn định. Hai bên sẽ giám sát chiến trường liên tục.

Một kịch bản khác là bên tấn công giành chiến thắng và không bên nào có thể duy trì các UAV trinh sát trên không. "Con mắt" luôn hiện diện trên bầu trời sẽ biến mất và các hoạt động trở lại thời kỳ trước khi UAV phổ biến.

Cuối cùng, tình huống thứ ba cũng là tình huống có khả năng xảy ra nhất là một bên giành ưu thế trên không về UAV so với bên kia. Bên chiến thắng sẽ nhìn thấy và nhắm vào đối phương trong khi vẫn vô hình và không thể bị tấn công tầm xa bằng tên lửa, bom lượn và UAV tầm xa. Có lẽ tệ hơn, bên thua cuộc sẽ chịu tiêu hao nặng nề và liên lục khi lực lượng mặt đất bị các FPV tấn công mà không thể đáp trả.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Binh lính Nga vấp phải bẫy “răng rồng” bí hiểm ở Kursk, nghi do Ukraine cài
Binh lính Nga vấp phải bẫy “răng rồng” bí hiểm ở Kursk, nghi do Ukraine cài

VOV.VN - Những binh lính Nga khi cố tránh sự truy đuổi của UAV Ukraine tại mặt trận Kursk thì bất ngờ vướng phải bẫy “răng rồng” - những chướng ngại vật chống tăng vừa xuất hiện một cách bí hiểm tại đây.

Binh lính Nga vấp phải bẫy “răng rồng” bí hiểm ở Kursk, nghi do Ukraine cài

Binh lính Nga vấp phải bẫy “răng rồng” bí hiểm ở Kursk, nghi do Ukraine cài

VOV.VN - Những binh lính Nga khi cố tránh sự truy đuổi của UAV Ukraine tại mặt trận Kursk thì bất ngờ vướng phải bẫy “răng rồng” - những chướng ngại vật chống tăng vừa xuất hiện một cách bí hiểm tại đây.

Mùa mưa mang lại lợi thế cho Nga, Ukraine sa lầy ở Kursk
Mùa mưa mang lại lợi thế cho Nga, Ukraine sa lầy ở Kursk

VOV.VN - Các nguồn tin chiến trường cho biết, quân đội Moscow đã có những bước tiến đột phá trước quân đội Ukraine tại Kursk, dù mặt đất trở nên lầy lội trong mùa mưa. Trong khi đó, các lực lượng Kiev ở Kursk lại rơi vào tình thế bất lợi.

Mùa mưa mang lại lợi thế cho Nga, Ukraine sa lầy ở Kursk

Mùa mưa mang lại lợi thế cho Nga, Ukraine sa lầy ở Kursk

VOV.VN - Các nguồn tin chiến trường cho biết, quân đội Moscow đã có những bước tiến đột phá trước quân đội Ukraine tại Kursk, dù mặt đất trở nên lầy lội trong mùa mưa. Trong khi đó, các lực lượng Kiev ở Kursk lại rơi vào tình thế bất lợi.

Vắng bóng trên chiến trường, các tiêm kích F-16 của Ukraine thực sự đang ở đâu?
Vắng bóng trên chiến trường, các tiêm kích F-16 của Ukraine thực sự đang ở đâu?

VOV.VN - Các nhà quan sát cho rằng, Ukraine có thể đang sử dụng các tiêm kích thời Liên Xô như Su-24, Su-25 và MiG-29 để tiến hành nhiều hoạt động tấn công hơn trong khi F-16 phần lớn vẫn được giữ lại.

Vắng bóng trên chiến trường, các tiêm kích F-16 của Ukraine thực sự đang ở đâu?

Vắng bóng trên chiến trường, các tiêm kích F-16 của Ukraine thực sự đang ở đâu?

VOV.VN - Các nhà quan sát cho rằng, Ukraine có thể đang sử dụng các tiêm kích thời Liên Xô như Su-24, Su-25 và MiG-29 để tiến hành nhiều hoạt động tấn công hơn trong khi F-16 phần lớn vẫn được giữ lại.