Indonesia mua 42 tiêm kích Rafale của Pháp

VOV.VN - Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Indonesia và Pháp trong bối cảnh Paris đang cân nhắc lại về các đồng minh ở châu Á sau khi mất thỏa thuận tàu ngầm với Australia.

Indonesia ngày 10/2 đã ký thỏa thuận mua 6 tiêm kích Rafale của Pháp, một phần trong đơn đặt hàng tổng cộng 42 tiêm kích loại này, trong bối cảnh Pháp đang thúc đẩy hợp tác quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận được công bố trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto với người đồng cấp Pháp Florence Parly tại Jakarta.

“Chúng tôi đã nhất trí về việc mua 42 máy bay Rafale. Hợp đồng được ký kết hôm nay là 6 chiếc đầu tiên, 36 máy bay còn lại sẽ được ký sau đó”, Bộ trưởng Subianto cho biết.

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Indonesia và Pháp trong bối cảnh Paris đang cân nhắc lại về các đồng minh trong khu vực sau khi mất hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD với Australia hồi tháng 9/2021.

Tháng 11/2021, Pháp và Indonesia đẩy mạnh thỏa thuận đối tác chiến lược trong chuyến thăm 2 ngày của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tới Đông Nam Á.

Đơn đặt hàng đầu tiên của Indonesia mua tiêm kích của Pháp được thực hiện trong bối cảnh Jakarta đang muốn thay thế phi đội máy bay già cỗi của nước này, gồm chủ yếu là máy bay F-16 của Mỹ và các máy bay Sukhoi của Nga.

Phát biểu với báo giới tại Jakarta, bà Parly cho biết, Indonesia đã chọn máy bay chiến đấu nổi tiếng về “xuất sắc về kỹ thuật”, đã thể hiện khả năng hoạt động trong nhiều trường hợp.

Indonesia được cho là đang đàm phán mua 30 máy bay F-15 của Mỹ và cũng tham gia vào chương trình phát triển máy bay chiến đấu của Hàn Quốc.

Kể từ khi mất thỏa thuận tàu ngầm với Australia, Pháp đã thúc đẩy quan hệ với các đối tác lâu năm trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời tìm tới các nước Đông Nam Á như Indonesia.

Indonesia là một trong số các quốc gia châu Á bày tỏ lo ngại về thỏa thuận AUKUS. Ngoại trưởng Retno Marsudi cảnh báo thỏa thuận này có thể dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực.

Máy bay Rafale, do Dassault Aviation chế tạo, đưa vào hoạt động từ năm 2004, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế bất chấp sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu khác.

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã ký đơn đặt hàng lớn nhất từ trước tới nay mua 80 máy bay Rafale trị giá 14 tỷ euro hồi tháng 12/2021.

Qatar, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và Croatia cũng mua máy bay Rafale của Pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Uy lực tiêm kích đa năng Dassault Rafale của Pháp
Uy lực tiêm kích đa năng Dassault Rafale của Pháp

VOV.VN - Vừa qua, UAE đặt mua 80 tiêm kích Rafale của Pháp với trị giá 15 tỷ USD, đánh dấu đơn hàng quốc tế lớn nhất lịch sử của dòng máy bay này.

Uy lực tiêm kích đa năng Dassault Rafale của Pháp

Uy lực tiêm kích đa năng Dassault Rafale của Pháp

VOV.VN - Vừa qua, UAE đặt mua 80 tiêm kích Rafale của Pháp với trị giá 15 tỷ USD, đánh dấu đơn hàng quốc tế lớn nhất lịch sử của dòng máy bay này.

Ai Cập trước bài toán phát huy sức mạnh “song kiếm hợp bích” Su-35 và Rafale
Ai Cập trước bài toán phát huy sức mạnh “song kiếm hợp bích” Su-35 và Rafale

VOV.VN - Không chỉ gây khó khăn cho việc đảm bảo kỹ thuật-hậu cần, việc Không quân Ai Cập đặt hàng 24 tiêm kích Su-35 của Nga, cùng 54 chiếc Rafale của Pháp cũng đặt ra câu hỏi, họ sẽ sử dụng chiến thuật cho chúng như thế nào?

Ai Cập trước bài toán phát huy sức mạnh “song kiếm hợp bích” Su-35 và Rafale

Ai Cập trước bài toán phát huy sức mạnh “song kiếm hợp bích” Su-35 và Rafale

VOV.VN - Không chỉ gây khó khăn cho việc đảm bảo kỹ thuật-hậu cần, việc Không quân Ai Cập đặt hàng 24 tiêm kích Su-35 của Nga, cùng 54 chiếc Rafale của Pháp cũng đặt ra câu hỏi, họ sẽ sử dụng chiến thuật cho chúng như thế nào?

Câu hỏi đặt ra sau thương vụ lịch sử của UAE mua 80 tiêm kích Rafale
Câu hỏi đặt ra sau thương vụ lịch sử của UAE mua 80 tiêm kích Rafale

VOV.VN - Việc đặt hàng 80 máy bay chiến đấu Rafale theo tiêu chuẩn F4 mới nhất từ ​​Pháp làm dấy lên nghi ngờ liệu UAE có mua máy bay F-35 hay Checkmate nữa hay không?

Câu hỏi đặt ra sau thương vụ lịch sử của UAE mua 80 tiêm kích Rafale

Câu hỏi đặt ra sau thương vụ lịch sử của UAE mua 80 tiêm kích Rafale

VOV.VN - Việc đặt hàng 80 máy bay chiến đấu Rafale theo tiêu chuẩn F4 mới nhất từ ​​Pháp làm dấy lên nghi ngờ liệu UAE có mua máy bay F-35 hay Checkmate nữa hay không?