Iran đã sử dụng những tên lửa nào để tập kích vào Israel?

VOV.VN - Trong số các tên lửa đạn đạo được Iran sử dụng để tập kích Israel ngày 1/10, có Ghadr và Emad, cũng như tên lửa siêu thanh Fattah mới nhất.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, ngày 1/10, nước này đã tiến hành chiến dịch “Lời hứa Đích thực 2” nhắm vào 3 căn cứ quân sự Israel gần thành phố Tel Aviv gồm Nevatim, Tel Nof và Hatzerim.

Căn cứ Nevatim là nơi đặt các máy bay chiến đấu F-35, còn căn cứ Hatzerim có các máy bay chiến đấu F-15.

“Mặc dù các khu vực bị nhắm mục tiêu đã được bảo vệ bởi các hệ thống phòng thủ tiên tiến và quy mô lớn nhất, 90% số tên lửa được bắn đi đều trúng mục tiêu”, tuyên bố của IRGC cho hay. 

Theo kênh truyền hình PressTV của Iran, trong số các tên lửa đạn đạo được sử dụng trong chiến dịch này có Ghadr và Emad, cũng như tên lửa siêu thanh Fattah mới nhất.

Tên lửa Ghadr và Emad

Dòng tên lửa Ghadr, được giới thiệu vào năm 2005, là một biến thể cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3 mà quân đội Iran đã sử dụng từ năm 2003.

Ghadr là tên lửa 2 tầng với nhiên liệu lỏng ở tầng thứ nhất và nhiên liệu rắn ở tầng thứ hai. Tên lửa này có 3 biến thể: Ghadr-S tầm bắn 1.350 km, Ghadr-H tầm bắn 1.650km và Ghadr-F tầm bắn 1.950km.

Tùy phiên bản cụ thể, tên lửa Ghadr có chiều dài từ 15,86 - 16,58m và có đường kính thân là 1,25m, với tổng trọng lượng từ 15 - 17,5 tấn.

Ghadr có chiều dài lớn hơn so với tên lửa Shahab-3 trước đó, giúp nó mang thêm 1.300 đến 1.500 kg nhiên liệu đẩy, cho phép động cơ hoạt động thêm 10 giây hoặc hơn.

Để bù lại cho khối lượng nhiên liệu đẩy tăng thêm, thân tên lửa được chế tạo bằng các thành phần hợp kim nhôm nhẹ hơn, giúp giảm trọng lượng trơ ​​khoảng 600 kg so với phiên bản toàn thép.

Khối lượng đầu đạn cũng được giảm từ 1.000kg xuống 650kg để tăng tầm bắn của tên lửa từ 1.200km lên gần 2.000 km.

Đầu đạn của Ghadr được thiết kế lại, kết hợp với hệ thống dẫn đường tiên tiến hơn so với Shahab-3, giúp giảm bán kính sai số từ 2.500m xuống còn 100-300m.

Tên lửa đạn đạo Emad là phiên bản cải tiến của Ghadr, với khả năng dẫn đường và độ chính xác cao hơn. Tên lửa Emad đã được thử nghiệm và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015.

Tên lửa Emad sử dụng nhiên liệu lỏng, có chiều dài 15,5m, khối lượng 1.750kg, tầm bắn 1.700km và CEP là 50m.

Theo các quan chức quân đội Iran, Emad có khả năng dẫn đường và kiểm soát trong suốt hành trình cho đến điểm va chạm, khiến nó trở thành tên lửa dẫn đường chính xác đầu tiên của Iran.

Tên lửa siêu thanh Fattah

Fattah là tên lửa hai tầng, dẫn đường chính xác và sử dụng nhiên liệu rắn. Iran hiện có 2 biến thể: Fattah-1 và Fattah-2.

Fattah-1 được công bố vào tháng 6/2023 trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Iran khi đó, Ebrahim Raisi, Tư lệnh IRGC Hossein Salami và Chỉ huy lực lượng hàng không vũ trụ IRRGC Ali Hajizadeh.

Ông Hajizadeh khi đó tuyên bố, tên lửa đã trải qua tất cả các cuộc thử nghiệm mà không gặp bất kỳ vấn đề nào và việc sản xuất tên lửa này đánh dấu một “bước nhảy vọt” trong ngành công nghiệp tên lửa của Iran.

Với tầm bắn 1.400 km, Fattah-1 được phân loại là tên lửa đạn đạo tầm trung, có khả năng nhắm vào Israel từ bất kỳ góc nào ở phía Tây Iran. Tên lửa Fattah có thể đạt tốc độ gấp 13-15 lần tốc độ âm thanh. Tốc độ này khiến nó gần như không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng không nào hiện có.

Đặc điểm nổi bật của tên lửa này là có động cơ tiên tiến, vật liệu chịu được nhiệt độ cao và hệ thống dẫn đường phức tạp.

Tháng 11/2023, Iran giới thiệu mẫu Fattah-2 cải tiến. Fattah-2 có tầm bắn 1.400 km, chiều dài khoảng 12m và trọng lượng lên tới 4.100 kg.

Trong khi tầng đầu tiên vẫn giống như phiên bản Fattah-1, tầng thứ hai của Fattah-2 có thiết kế khác, nặng 500 kg, trong đó 200 kg là thuốc nổ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran phóng tên lửa dồn dập tấn công Israel: Đâu là ranh giới cuối cùng?
Iran phóng tên lửa dồn dập tấn công Israel: Đâu là ranh giới cuối cùng?

VOV.VN - Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào lãnh thổ Israel trong đêm 1/10 tiếp tục kéo hai quốc gia này vào vòng xoáy "ăn miếng trả miếng", sau hai tuần leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Câu hỏi mà giới quan sát đang đặt ra hiện nay là: Liệu cuộc tấn công này có phải là khởi đầu của một chuỗi giao tranh mới giữa Israel và Iran hay không?

Iran phóng tên lửa dồn dập tấn công Israel: Đâu là ranh giới cuối cùng?

Iran phóng tên lửa dồn dập tấn công Israel: Đâu là ranh giới cuối cùng?

VOV.VN - Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào lãnh thổ Israel trong đêm 1/10 tiếp tục kéo hai quốc gia này vào vòng xoáy "ăn miếng trả miếng", sau hai tuần leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Câu hỏi mà giới quan sát đang đặt ra hiện nay là: Liệu cuộc tấn công này có phải là khởi đầu của một chuỗi giao tranh mới giữa Israel và Iran hay không?

Ông Trump cảnh báo "thảm họa toàn cầu" sau khi Iran tấn công tên lửa Israel
Ông Trump cảnh báo "thảm họa toàn cầu" sau khi Iran tấn công tên lửa Israel

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 đã chỉ trích Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris vì cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel, đồng thời cho rằng nếu bà Harris đắc cử vào tháng 11, điều đó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn quy mô lớn trên thế giới.

Ông Trump cảnh báo "thảm họa toàn cầu" sau khi Iran tấn công tên lửa Israel

Ông Trump cảnh báo "thảm họa toàn cầu" sau khi Iran tấn công tên lửa Israel

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 đã chỉ trích Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris vì cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel, đồng thời cho rằng nếu bà Harris đắc cử vào tháng 11, điều đó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn quy mô lớn trên thế giới.

Israel sẽ phản đòn ra sao sau khi bị Iran dội mưa tên lửa?
Israel sẽ phản đòn ra sao sau khi bị Iran dội mưa tên lửa?

VOV.VN - Cuộc tấn công mới nhất bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã đổ thêm “dầu vào lửa” trong xung đột hiện nay tại Trung Đông. Theo giới phân tích, xung đột có leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện hay không phụ thuộc một phần vào cách Israel lựa chọn đáp trả.

Israel sẽ phản đòn ra sao sau khi bị Iran dội mưa tên lửa?

Israel sẽ phản đòn ra sao sau khi bị Iran dội mưa tên lửa?

VOV.VN - Cuộc tấn công mới nhất bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã đổ thêm “dầu vào lửa” trong xung đột hiện nay tại Trung Đông. Theo giới phân tích, xung đột có leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện hay không phụ thuộc một phần vào cách Israel lựa chọn đáp trả.