Nga hạ tiêm kích Su-27 Ukraine, bắt thóp “điểm yếu chí mạng” của bom HAMMER

VOV.VN - Eurasiantimes đưa tin, vào ngày 16/2, lực lượng tên lửa Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine mang theo bom dẫn đường chính xác HAMMER AASM nhắm vào quân đội Nga.

Theo các báo cáo sơ bộ, chiếc Su-27 là mục tiêu đầu tiên bị phá hủy. Vài phút sau, một tên lửa thứ hai - do cùng một khẩu đội phòng không của Nga phóng đi - đã đánh chặn và phá hủy tên lửa HAMMER AASM của Su-27.

Kênh Telegram "The Wrong Side" của Nga đưa tin, vụ việc xảy ra lúc 13h50 tại khu vực Ugledar. Lữ đoàn tên lửa phòng không số 8 của Nhóm Vostok tuyên bố đã thực hiện thành công vụ bắn hạ kép này.

Một số nguồn tin cho biết, máy bay Su-27 của Ukraine đang cố gắng tấn công các lực lượng Nga tiến vào khu vực Konstantinovka. Điều khiến cuộc giao tranh này trở nên đặc biệt là Su-27 bay cách cách tiền tuyến 40 km khi bị bắn hạ.

Tính năng của Hammer AASM

Hammer AASM (Armement Air-Sol Modulaire) là loại bom dẫn đường tầm xa của Pháp do Safran Electronics & Defense phát triển, được thiết kế để ném từ nhiều loại máy bay khác nhau và có thể tấn công cả mục tiêu đứng yên cũng như di chuyển với độ chính xác cao.

Hammer có thể được phóng từ độ cao thấp, giúp giảm thiểu khả năng máy bay phóng phải tiếp xúc với hệ thống phòng không (AD) của đối phương mang lại lợi thế đáng kể so với bom lượn thông thường – vốn đòi hỏi máy bay phải phóng ở độ cao trung bình để có tầm bắn tối ưu.

Tầm tấn công của một quả bom lượn thông thường phụ thuộc vào độ cao và tốc độ thả. Nếu độ cao và tốc độ càng lớn thì tầm tấn công càng xa. Trái lại, tầm tấn công của Hammer được tăng cường bằng tên lửa. Khi thả, tên lửa đẩy sẽ tăng tốc quả bom và đưa nó lên độ cao trung bình trước khi bốc cháy. Giai đoạn tăng cường này cung cấp cho Hammer đủ độ cao và tốc độ để có giai đoạn lướt kéo dài hướng tới mục tiêu, đạt được tầm tấn công vượt quá 60 km mặc dù được phóng ở độ cao thấp.

Hệ thống dẫn đường của Hammer thay đổi tùy theo từng biến thể, kết hợp GPS/INS, laser, hồng ngoại hoặc radar để nhắm mục tiêu có độ chính xác cao.

Hammer AASM là hệ thống vũ khí mô-đun biến đổi bom không dẫn đường tiêu chuẩn (125 kg, 250 kg, 500 kg và 1.000 kg) thành bom thông minh dẫn đường chính xác bằng cách tích hợp tên lửa đẩy và bộ dẫn đường.

AASM Hammer được triển khai trên các máy bay như Dassault Rafale của Pháp và đã chứng minh hiệu quả trong chiến đấu tại các cuộc xung đột ở Libya, Mali và Ukraine. Vào tháng 9/2020, Không quân Ấn Độ (IAF) đã mua bom dẫn đường chính xác Hammer của Pháp để tăng cường khả năng tấn công của tiêm kích Rafale.

Đến tháng 11/2021, một quan chức của Hindustan Aeronautics Limited (HAL) xác nhận với Jane's rằng Cơ quan Phát triển Hàng không (ADA) đã đảm bảo một thỏa thuận mua bom Hammer để sử dụng cho tiêm kích phản lực đa năng hạng nhẹ Tejas.

Bom lượn vốn là mục tiêu khó khăn đối với các hệ thống tên lửa phòng không (AD) do có tần số radar (RF) và tín hiệu nhiệt thấp. Mặc dù bom lượn trang bị bộ kit UMPC (Mô-đun phổ quát lập kế hoạch và hiệu chỉnh) của Nga có kích thước lớn hơn so với Hammer AASM nhưng lực lượng Ukraine vẫn rất khó đánh chặn dù sở hữu một số hệ thống phòng không tiên tiến do phương Tây cung cấp như như NASAMS và IRIS-T. Lực lượng Ukraine tuyên bố đã phát triển một loại vũ khí thử nghiệm để chống lại bom UMPC nhưng không nêu rõ thông số kỹ thuật cũng như hiệu quả. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga (MoD) thời gian gần đây tuyên bố liên tiếp bắn hạ bom Hammer AASM.

Nhược điểm của bom Hammer AASM

Một yếu tố chính có thể khiến loại bom Hammer AASM dễ bị bắn hạ là quỹ đạo đạn đạo có thể dự đoán được sau khi thả và mức phát nhiệt đáng kể của động cơ tên lửa. Các hệ thống phòng không của Nga có thể phát hiện và khóa mục tiêu vào Hammer trước khi tên lửa đẩy của nó cháy hết, duy trì khả năng theo dõi bằng cách tăng cường chiếu sáng năng lượng RF dọc theo đường bay dự đoán.

Trong khi đó, các hệ thống phòng không của Ukraine gặp khó khăn khi phát hiện và tấn công bom UMPC của Nga do không thể đoán trước quỹ đọa của chúng. Khi thả, mức độ phát tán tín hiệu RF của bom khá yếu, có thể bị che khuất bởi phản xạ radar mạnh từ máy bay phóng.

Ban đầu, quả bom rơi gần như theo chiều thẳng đứng, sau đó thay đổi quỹ đạo nhanh chóng do hệ thống cánh lái. Điều này khiến việc theo dõi đường bay và khóa mục tiêu của đối phương trở nên khó khăn. Khi ở chế độ lướt, tín hiệu RF của bom UMPC vẫn yếu, khiến việc theo dõi gần như không thể nếu không có sự chiếu sáng của radar tập trung.

Sự kết hợp của các yếu tố trên khiến bom UMPC của Nga khó bị hệ thống phòng không của Ukraine đánh chặn hơn so với AASM Hammer.

Theo giới phân tích, việc hệ thống phòng không của Nga bắn hạ tiêm kích Su-27 bay thấp cách giới tuyến gần 40km là điều đáng chú ý. Nhiều khả năng, Nga đã sử dụng các hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 hoặc Buk-M3 tầm trung bắn hạ Su-27 và Hammer AASM. Ngoài ra, Moscow cũng có thể sử dụng hệ thống S-400 cũng có thể được sử dụng, nhưng việc triển khai hệ thống này gần tiền tuyến như vậy sẽ gặp nhiều rủi ro.

Nga cũng nhiều lần tuyên bố rằng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của họ đang tích cực hỗ trợ các hoạt động phòng không ở Ukraine. Những máy bay này được cho là kết nối với cả máy bay chiến đấu trên không như Su-35 và Su-30SM và các hệ thống phòng không trên mặt đất, trong đó có cả S-400 và Buk-M2. Vì thế không loại trừ khả năng Su-57 tham gia trong quá trình phát hiện hoặc hỗ trợ bắn hạ Su-27.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tên lửa Iskander-M của Nga lộ “tử huyệt” sau đòn tấn công dồn dập vào Ukraine
Tên lửa Iskander-M của Nga lộ “tử huyệt” sau đòn tấn công dồn dập vào Ukraine

VOV.VN - Tên lửa Iskander-M của Nga lộ “tử huyệt” sau khi tiến hành các cuộc tấn công liên tiếp vào cây cầu Zatoka ở Ukraine. Điều này khiến Kiev nhanh chóng phát triển các biện pháp đối phó.

Tên lửa Iskander-M của Nga lộ “tử huyệt” sau đòn tấn công dồn dập vào Ukraine

Tên lửa Iskander-M của Nga lộ “tử huyệt” sau đòn tấn công dồn dập vào Ukraine

VOV.VN - Tên lửa Iskander-M của Nga lộ “tử huyệt” sau khi tiến hành các cuộc tấn công liên tiếp vào cây cầu Zatoka ở Ukraine. Điều này khiến Kiev nhanh chóng phát triển các biện pháp đối phó.

Tốc độ tiến quân của Nga bất ngờ giảm mạnh ngay trước cuộc gặp Trump-Putin
Tốc độ tiến quân của Nga bất ngờ giảm mạnh ngay trước cuộc gặp Trump-Putin

VOV.VN - Tiến độ của quân đội Nga đang chậm lại trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tốc độ tiến quân của Nga bất ngờ giảm mạnh ngay trước cuộc gặp Trump-Putin

Tốc độ tiến quân của Nga bất ngờ giảm mạnh ngay trước cuộc gặp Trump-Putin

VOV.VN - Tiến độ của quân đội Nga đang chậm lại trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Vì sao Nga khó đánh sập phòng tuyến Ukraine tại Pokrovsk dù tấn công như vũ bão?
Vì sao Nga khó đánh sập phòng tuyến Ukraine tại Pokrovsk dù tấn công như vũ bão?

VOV.VN - Tại vùng đất nông nghiệp bằng phẳng và các thị trấn khai thác mỏ đổ nát xung quanh thành phố Pokrovsk miền Đông Ukraine, cuộc chiến chủ yếu trở thành cuộc giao đấu giữa lính bộ binh Nga và máy bay không người lái mang (UAV) chất nổ của Ukraine.

Vì sao Nga khó đánh sập phòng tuyến Ukraine tại Pokrovsk dù tấn công như vũ bão?

Vì sao Nga khó đánh sập phòng tuyến Ukraine tại Pokrovsk dù tấn công như vũ bão?

VOV.VN - Tại vùng đất nông nghiệp bằng phẳng và các thị trấn khai thác mỏ đổ nát xung quanh thành phố Pokrovsk miền Đông Ukraine, cuộc chiến chủ yếu trở thành cuộc giao đấu giữa lính bộ binh Nga và máy bay không người lái mang (UAV) chất nổ của Ukraine.