Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga sắp “làm mưa làm gió” trên bầu trời Syria

VOV.VN - Tuyên bố của Nga xem xét triển khai hệ thống phòng không S-300 tới Syria trong thời gian sớm nhất được coi là thông điệp cảnh báo đối với Mỹ và Israel.

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự ngày 23/4 cho biết, về mặt kỹ thuật, Nga có thể cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Syria trong vòng 1 tháng.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga. Ảnh: Sputnik.

Hai phương án khả thi

Theo nguồn tin trên, Nga hiện có 2 phương án để chuyển giao S-300 cho Syria. Một là cung cấp cho Syria phiên bản xuất khẩu của hệ thống S-300. Syria sẽ nhận được các hệ thống này trong khoảng từ 18 đến 24 tháng, tính từ thời điểm hiện tại. Phương án thứ hai là chuyển giao hệ thống S-300 sẵn có từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Nga hoặc sử dụng hệ thống cũ đã được quân đội Nga thay thế bằng S-400.

“Tất nhiên, hệ thống phòng không S-300 đã qua sử dụng được xem xét cung cấp cho Syria sẽ phải cấu hình và chỉnh sửa lại để phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống phòng không Syria. Công việc này sẽ mất đến 1 tháng”, nguồn tin trên cho biết.

Cùng ngày, nhật báo Kommersant của Nga dẫn các nguồn tin ngoại giao và quân sự cho biết, thỏa thuận cung cấp hệ thống phòng không S-300 Favorit cho Syria, vốn được nhiều nước phương Tây xem là “vì mục đích chính trị” đã gần như được giải quyết khi Nga đưa ra tuyên bố nêu trên.  Thỏa thuận cung cấp S-300 cho Syria được ký kết từ năm 2010 nhưng sau đó bị "đóng băng" do vấp phải sự phản đối của Israel và phương Tây.

Theo tờ báo này, việc chuyển giao hệ thống S-300 sẽ được thực hiện trên cơ sở không hoàn trả lại, như một phần của hoạt động hỗ trợ quân sự và kỹ thuật mà Nga dành cho Syria. Chúng sẽ được dùng làm cơ sở để xây dựng hệ thống phòng không nhiều tầng lớp tại Syria trong thời gian sớm nhất, nhằm chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Kommersant cũng dẫn nguồn thạo tin nói rằng, các linh kiện S-300 có thể được vận chuyển tới Syria bằng máy bay vận tải quân sự hoặc tàu hải quân Nga. S-300 có thể được lắp đặt ở một số địa bàn chiến lược của Syria trong đó có thủ đô Damascus. Trước tiên, hệ thống sẽ do lực lượng quân sự của Nga vận hành và sau đó sẽ được chuyển giao hoàn toàn cho Syria sau khi các sĩ quan của Syria học hỏi công nghệ và làm quen với việc vận hành S-300.

Thông điệp cứng rắn tới Mỹ và đồng minh Israel

Tuyên bố của Nga về việc xem xét triển khai hệ thống phòng không S-300 tới Syria trong thời gian sớm nhất được coi là thông điệp cảnh báo đối với Mỹ và đồng minh Israel.

Hãng tin TASS cho biết, thông báo cân nhắc lại khả năng cung cấp các hệ thống phòng không cho Damascus được Bộ Tổng tham mưu Nga đưa ra không bao lâu sau khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria bằng tên lửa hành trình đêm 13/4. Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh, xét theo những động thái “gây hấn” của Mỹ và đồng minh tại Syria, Nga không có lý do gì để không cung cấp cho Syria hệ thống S-300.

Ông cho biết, Nga đã nhất trí với các đối tác quốc tế cách đây 10 năm về việc không chuyển giao S-300 cho Syria. Tuy nhiên với tình hình hiện tại, Nga cần phải xem xét lại sự chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ gây bất ổn tình hình trong khu vực, trong khi chức năng duy nhất của nó chỉ đơn thuần là phòng thủ.

Phía Nga cũng cho rằng việc triển khai S-300 tới Syria sẽ giúp ổn định tình hình quốc gia này, ngăn chặn Mỹ và Israel không kích “bừa bãi” vào các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự của Syria. Trước đó, Nga cũng có kế hoạch triển khai các cố vấn quân sự trên chiến trường để phối hợp hành động với Syria.

 Ông Viktor Bondarev người đứng đầu Ủy ban Hội đồng Liên bang về quốc phòng cho biết, sự hiện diện của hệ thống phòng không hữu hiệu này tại bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền, chẳng hạn như Syria sẽ là lời cảnh tỉnh đối với NATO. Bên cạnh đó ông còn cảnh báo, "Nếu Israel quyết định tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào địa điểm triển khai S-300, hậu quả thảm khốc sẽ là không thể tránh khỏi cho tất cả các bên”.

Quyết định bán S-300 giờ đây sẽ chỉ chờ tín hiệu “đèn xanh” từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Israel đã nhiều lần phản đối kế hoạch của Nga chuyển cho Syria hệ thống phòng không S-300 vì lo sợ hệ thống này có thể làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Dù Israel chưa phản hồi chính thức về thông tin nêu trên, tuy nhiên giới quan sát lo ngại, một khi việc chuyển giao hệ thống S-300 diễn ra, Israel có thể phản ứng tiêu cực, trong đó tiến hành đánh bom khu vực triển khai tên lửa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“
Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

Tổng thống Syria thắng đậm ở Đông Ghouta nhờ chiêu “điệu hổ ly sơn“

VOV.VN - Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự
4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

VOV.VN - Lật đổ Tổng thống Assad một cách quá vội vàng mà không có chiến lược ngoại giao hoặc tái thiết lâu dài cho Syria, đối với Mỹ sẽ là "sai lầm lịch sử".

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

4 lý do Mỹ không dễ lật đổ Tổng thống Syria bằng đòn tấn công quân sự

VOV.VN - Lật đổ Tổng thống Assad một cách quá vội vàng mà không có chiến lược ngoại giao hoặc tái thiết lâu dài cho Syria, đối với Mỹ sẽ là "sai lầm lịch sử".

Điều gì khiến Mỹ “quay ngoắt 180 độ", tiếp tục điều quân tới Syria?
Điều gì khiến Mỹ “quay ngoắt 180 độ", tiếp tục điều quân tới Syria?

VOV.VN - Phát ngôn trái ngược của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến hoạt động điều quân tại Syria đã khiến chính giới Mỹ và đồng minh “chao đảo”.

Điều gì khiến Mỹ “quay ngoắt 180 độ", tiếp tục điều quân tới Syria?

Điều gì khiến Mỹ “quay ngoắt 180 độ", tiếp tục điều quân tới Syria?

VOV.VN - Phát ngôn trái ngược của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến hoạt động điều quân tại Syria đã khiến chính giới Mỹ và đồng minh “chao đảo”.