Biển Đen dậy sóng trước thềm bầu cử Tổng thống Nga

VOV.VN - Biển Đen ngày càng đóng vai trò quan trọng chiến lược với cả Nga và NATO. Chưa bao giờ tàu chiến xuất hiện đông đúc như vậy tại vùng biển này.

Những tháng gần đây, NATO đã gia tăng hoạt động quân sự trên Biển Đen khu vực gần Bán đảo Crimea. Giới phân tích chỉ ra những lý do đằng sau việc NATO đặc biệt tập trung vào khu vực này, theo đó, Nga cũng sẽ có đủ lựa chọn để đáp trả bất cứ hành động gây hấn nào gần biên giới của mình trong tương lai gần.

Hình ảnh tàu chiến trên Biển Đen. Ảnh: Naval Today

Tăng tàu trên biển và do thám trên không

Những tháng gần đây so với 7 năm qua, khu vực Biển Đen đang được các nước phương Tây và NATO quan tâm đặc biệt và điều này hoàn toàn dễ hiểu. 

Tuần trước, tàu khu trục HMS Duncan của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến vào Biển Đen và được hộ tống bởi tàu khu trục cỡ nhỏ TCG Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, ngày 5/1, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Carney với trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa lớp Aegis và hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk, cũng đã đến Biển Đen. Sự hiện diện của tàu USS Carney thể hiện cam kết về tăng cường an ninh và sự ổn định trong khu vực đồng thời tìm kiếm cơ hội để gia tăng sự tương tác giữa lực lượng Mỹ với các đối tác ở Biển Đen.

Mùa Hè năm ngoái, một số tàu chiến của NATO đã tham gia tập trận với Ukraine. Đến ngày 25/7 cùng năm, các đơn vị Hải quân Mỹ được biết với tên gọi Ong Biển, đã chính thức bắt tay vào xây dựng một trung tâm hoạt động hàng hải tại căn cứ hải Ochakiv tại Ukraine.

Không chỉ tăng cường các tàu chiến trên biển, NATO cũng triển khai các hoạt động do thám chưa từng có tiền lệ tại vùng Biển Đen. Những hoạt động do thám này được tiến hành gần khu vực biên giới mở và biên giới thường trực của Nga.

Các vụ đối đầu trên không giữa máy bay quân sự giữa Nga và NATO theo đó cũng trở nên thường xuyên hơn. Sau bất cứ vụ việc nào cũng là cáo buộc của Mỹ rằng các chiến đấu cơ Nga đã “tiếp cận không an toàn”.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã từng lên án một chiến đấu cơ Su-27 của Nga đã tiếp cận buộc máy bay do thám EP-3 Aries của Hải quân Mỹ phải kết thúc nhiệm vụ thăm dò của mình trên Biển Đen. Phản ứng vụ việc này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích hành động nguy hiểm của Su-27.

Phía Nga đáp trả bằng tuyên bố chiến đấu cơ của mình không vi phạm các quy định quốc tế khi hoạt động tại Biển Đen. Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi những đồng nghiệp Mỹ giải quyết tranh cãi trên bàn đàm phán.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Nga đã nhiều lần đề nghị với các đồng nghiệp Mỹ làm rõ các điều khoản một cách chính xác, trong đó xác định khoảng cách tối thiểu cho phép khi các máy bay quân sự tiếp cận lẫn nhau. Chúng tôi đã đưa ra những sáng kiến khác, nhưng phía Mỹ luôn tránh đối thoại vấn đề này một cách chuyên nghiệp”.

Sức ép chính trị với bầu cử Tổng thống Nga

Không ai có thể phủ nhận việc Washington và các đồng minh sẽ tiếp tục các hành động khiêu khích trong khu vực và cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào ngày 18/3 tới sẽ là một “cái cớ tốt”.

Cộng tác viên của Đài phát thanh Sputnik Sergei Iliyn cho rằng việc gây căng thẳng trên Biển Đen cũng là một công cụ chính trị để gây sức ép lên Nga, trong bối cảnh nước này sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống vào tháng 3.

“Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) biết rằng các vùng biên giới của Nga, bao gồm cả Bán đảo Crimea, đang được bảo vệ rất hiệu quả. Bất cứ ai ủng hộ việc gây hấn cũng thấy rõ hậu quả. Và họ đang muốn đánh động khiến Nga phải lo lắng”, ông Sergei Iliyn cho biết.

Song cũng sẽ thật “ngây thơ” khi tin rằng Moscow sẽ không đáp trả. Hạm đội Biển Đen của Nga chính là điều mà Mỹ và NATO phải dè chừng. Việc Nga tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400 cho Hạm đội Biển Đen đã tạo ra vòng bảo vệ bao trùm với sự tiếp cận trên biển và trên không. Theo kế hoạch, năm 2018, Hạm đội Biển Đen còn được bổ sung tàu tuần tra Vasily Bykov thế hệ mới.

Thế cờ đã thay đổi khi Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, tạo lợi thế chiến lược cho Moscow và cũng khiến Biển Đen dậy sóng với số lượng tàu chiến tấp nập tiến vào.

Nga cảnh báo việc Mỹ liên tục phái tàu chiến đến Biển Đen chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và đặt châu Âu vào nguy cơ xung đột. Moscow cũng có một loạt những động thái quân sự cho thấy họ sẵn sàng đối đầu với Washington.

Theo Trung tâm Phân tích chính trị châu Âu (CEPA), lực lượng Hải quân Nga vượt trội hoàn toàn so với các nước NATO trong khu vực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Báo cáo Kremlin” có nhằm vào bầu cử Tổng thống Nga?
“Báo cáo Kremlin” có nhằm vào bầu cử Tổng thống Nga?

VOV.VN - Nga cho rằng động thái của Mỹ không khác gì dội thêm gáo nước lạnh vào quan hệ vốn đã "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" giữa 2 nước.

“Báo cáo Kremlin” có nhằm vào bầu cử Tổng thống Nga?

“Báo cáo Kremlin” có nhằm vào bầu cử Tổng thống Nga?

VOV.VN - Nga cho rằng động thái của Mỹ không khác gì dội thêm gáo nước lạnh vào quan hệ vốn đã "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" giữa 2 nước.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Nga kết thúc vòng thứ nhất
Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Nga kết thúc vòng thứ nhất

VOV.VN - Có 8 ứng cử viên đã vượt qua vòng thứ nhất, trong đó có đương kim Tổng thống Vladimir Putin. 

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Nga kết thúc vòng thứ nhất

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Nga kết thúc vòng thứ nhất

VOV.VN - Có 8 ứng cử viên đã vượt qua vòng thứ nhất, trong đó có đương kim Tổng thống Vladimir Putin. 

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

VOV.VN - Trước Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO thứ 2 mua S400 của Nga

VOV.VN - Trước Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga.

Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011
Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron quy trách nhiệm về tình hình hiện nay tại Lybia cho chính sách can thiệp quân sự của NATO vào năm 2011.

Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011

Tổng thống Pháp Macron công kích NATO can thiệp vào Lybia năm 2011

VOV.VN - Tổng thống Pháp Macron quy trách nhiệm về tình hình hiện nay tại Lybia cho chính sách can thiệp quân sự của NATO vào năm 2011.