Mỹ sẽ làm gì để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Trung Quốc?

VOV.VN - Khi Trung Quốc củng cố quy mô và mức độ tinh vi của kho vũ khí, nguy cơ của một cuộc xung đột cũng gia tăng. Phản ứng trước thực tế này, Mỹ sẽ cần chuẩn bị một chiến lược cân bằng hợp lý.

Sau hàng thập kỷ sở hữu kho hạt nhân tương đối khiêm tốn, Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các vũ khí "tận thế" với sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tình hình có thể trở nên nguy hiểm vào bất kỳ thời điểm nào. Trước sự lao dốc liên tục trong quan hệ Mỹ - Trung, một thảm họa ngày càng dễ xảy ra. Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần khôi phục sự ổn định trong mối quan hệ này trước khi thế giới đối mặt với một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.

Tham vọng hạt nhân của Trung Quốc

Tham vọng hạt nhân gia tăng của Trung Quốc là điều không thể bỏ qua trong những tháng gần đây. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng nhiều hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới. Nước này cũng đã triển khai các ICBM có thể phóng nhanh hơn và khó bị tấn công hơn. Trung Quốc đang thúc đẩy khả năng của hạm đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, cũng như phát triển các máy bay ném bom có khả năng hạt nhân. Nhiều vũ khí mới lạ, trong đó có phương tiện lượn siêu thanh, đã được Trung Quốc đưa vào thử nghiệm trong mùa hè vừa qua. Đây là loại vũ khí một ngày nào đó có thể lọt lưới hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đã gọi những cuộc thử nghiệm này là "rất gần với khoảnh khắc Sputnik”. Lầu Năm Góc dự đoán, kho đầu đạn sẵn sàng triển khai của Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030.

Những tiến bộ này có nguy cơ làm suy giảm sự ổn định trong khu vực, nhất là trước các quan điểm và mục tiêu hạt nhân mơ hồ của Trung Quốc, chẳng hạn như cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Sự pha trộn giữa vũ khí hạt nhân và vũ khí theo quy ước có thể dẫn đến thảm họa trong một cuộc xung đột nếu đối phương không biết liệu họ có đang đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân hay không.

Mỹ nên phản ứng như thế nào?

Khi quy mô và mức độ tinh vi của kho vũ khí Trung Quốc gia tăng, nguy cơ của một cuộc xung đột cũng tăng cao. Phản ứng trước thực tế này, Mỹ sẽ cần chuẩn bị một chiến lược cân bằng hợp lý.

Một mặt, Mỹ cần duy trì sự răn đe. Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Joe Biden nên tiếp tục tận dụng sự ủng hộ của lưỡng đảng để nâng cấp hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân, trong khi Không quân nên phát triển các phương tiện không người lái mang vũ khí hạt nhân, trong đó có các tên lửa phóng từ trên không và từ máy bay không người lái, đồng thời mua thêm các máy bay ném bom B-21.

Mặc khác, Nhà Trắng cần nhìn nhận khách quan về mối đe dọa hạt nhân từ Trung Quốc. Trên thực tế, có thể nhiều hầm chứa ICBM mới của nước này vẫn còn trống và hầu hết không nhắm trúng các mục tiêu của Mỹ. Thậm chí, nếu Trung Quốc tăng gấp 4 lần kho vũ khí, nước này vẫn xếp sau 3.750 đầu đạn trong kho vũ khí của Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc dường như quan tâm đến việc đối phó với cuộc tấn công đầu tiên và biện pháp đáp trả hơn là bắt kịp Mỹ về kho vũ khí.

Do vậy, Lầu Năm Góc cần tránh phản ứng thái quá. Bộ Quốc phòng Mỹ nên cân nhắc cẩn thận về ngân sách dành cho hệ thống phòng thủ, hiện không thể bảo vệ hoàn toàn trước cuộc tấn công từ Trung Quốc. Mỹ cũng cần thúc đẩy các khả năng theo quy ước. Cách tốt nhất để ngăn chặn một cuộc chiến là cho đối phương thấy cái giá của xung đột sẽ cao như thế nào.

Thực tế hiện nay cũng yêu cầu Mỹ trang bị cho các lực lượng của mình tên lửa chống hạm tầm xa mới, các máy bay không người lái, tàu bay không người lái và các mạng lưới chiến đấu linh hoạt. Mỹ cũng cần củng cố sự hợp tác với các đồng minh như Nhật Bản và Australia để xử lý các viễn cảnh khủng hoảng.

Quan trọng nhất, khi Tổng thống Biden gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm nay, ông sẽ nhấn mạnh đến yêu cầu cần duy trì sự ổn định trong quan hệ Mỹ - Trung, bắt đầu từ vấn đề hạt nhân. Trung Quốc có lẽ đã tính toán kỹ rằng, việc khiến cho Mỹ phải suy đoán về ý định của nước này đã đem đến cho Bắc Kinh lợi thế chiến lược.

Tuy nhiên, Tổng thống Biden cho rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ khó có thể tốt lên nếu Trung Quốc tham gia vào cuộc cạnh tranh hạt nhân mà không có sự kiểm tra. Để xây dựng lòng tin, hai bên cần tiến hành một cuộc đàm phán hạt nhân mới, thiết lập nhiều cơ chế giải quyết khủng hoảng mạnh mẽ hơn và để ngỏ khả năng cho các cuộc kiểm soát vũ trang chính thức.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã khiến Mỹ và Liên Xô đánh giá cao về giá trị của sự minh bạch hạt nhân, ngoại giao và đối thoại, thậm chí cả khi hai bên đứng bên bờ vực của một cuộc chiến. Vì thế, không có lý do gì để sai lầm này lặp lại một lần nữa trong quan hệ Mỹ - Trung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự luật S.1657: Công cụ bảo vệ lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc ở Biển Đông
Dự luật S.1657: Công cụ bảo vệ lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật cho phép trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc vì những hoạt động mà Mỹ cho là phi pháp liên quan đến Biển Đông và biển Hoa Đông.

Dự luật S.1657: Công cụ bảo vệ lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc ở Biển Đông

Dự luật S.1657: Công cụ bảo vệ lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật cho phép trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc vì những hoạt động mà Mỹ cho là phi pháp liên quan đến Biển Đông và biển Hoa Đông.

Vành đai – Con đường gặp khó, ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc suy giảm?
Vành đai – Con đường gặp khó, ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc suy giảm?

VOV.VN - Hai nhà quan sát nhận định trên Politico rằng, không giống với những gì thể hiện bên ngoài, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đang suy giảm khi ngày càng nhiều quốc gia công khai chỉ trích và không ngại thể hiện lập trường cứng rắn với nước này.

Vành đai – Con đường gặp khó, ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc suy giảm?

Vành đai – Con đường gặp khó, ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc suy giảm?

VOV.VN - Hai nhà quan sát nhận định trên Politico rằng, không giống với những gì thể hiện bên ngoài, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đang suy giảm khi ngày càng nhiều quốc gia công khai chỉ trích và không ngại thể hiện lập trường cứng rắn với nước này.

Căng thẳng ngoại giao Nga – NATO “làm khó” nỗ lực của Biden đối phó với Trung Quốc
Căng thẳng ngoại giao Nga – NATO “làm khó” nỗ lực của Biden đối phó với Trung Quốc

VOV.VN - Căng thẳng ngoại giao Nga – NATO diễn ra giữa bối cảnh Tổng thống Biden tìm cách ổn định quan hệ với Moscow và châu Âu lo ngại việc này sẽ dẫn đến những nhượng bộ với điện Kremlin – điều mà họ cho là mối đe dọa cấp bách.

Căng thẳng ngoại giao Nga – NATO “làm khó” nỗ lực của Biden đối phó với Trung Quốc

Căng thẳng ngoại giao Nga – NATO “làm khó” nỗ lực của Biden đối phó với Trung Quốc

VOV.VN - Căng thẳng ngoại giao Nga – NATO diễn ra giữa bối cảnh Tổng thống Biden tìm cách ổn định quan hệ với Moscow và châu Âu lo ngại việc này sẽ dẫn đến những nhượng bộ với điện Kremlin – điều mà họ cho là mối đe dọa cấp bách.