Đề án đường sắt cao tốc Bắc-Nam sắp trình Bộ Chính trị có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đang triển khai cập nhật điều chỉnh đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự kiến sẽ báo cáo Bộ Chính trị trước 15/11. Đề cương dự án lần này được điều chỉnh căn cứ vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023.

Trong văn bản vừa gửi đến Thủ tướng, Bộ GTVT xin được đặt lịch báo cáo Bộ Chính trị đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào cuối năm nay.

Theo Bộ GTVT, từ năm 2005, ngành giao thông triển khai nhiều nghiên cứu xem xét đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Trong đó, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lần đầu của dự án được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua năm 2009, Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5-2010.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương và Thủ tướng, Bộ GTVT tiến hành rà soát các nghiên cứu trước đây, cập nhật bổ sung hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Song song đó, bộ tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học và các bộ, ngành; đã làm việc, thống nhất bằng văn bản với 20 địa phương có dự án đi qua.

Sau khi tiếp thu ý kiến, Bộ GTVT hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Thủ tướng, để thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước tiến hành thẩm định dự án.

Trong quá trình này, Ban cán sự đảng Chính phủ có kết luận thống nhất trình Bộ Chính trị cho định hướng phát triển đường sắt theo hướng hiện đại. Kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đường đôi khổ 1.435mm để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế khoảng 200- 250km/h, tốc độ khai thác khoảng 200km/h, thay vì làm mới một tuyến đường sắt chỉ chở khách với vận tốc 350km/h như Bộ GTVT đề xuất.

Sau đó, Bộ Chính trị ban hành kết luận 49/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó yêu cầu nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, chặt chẽ, toàn diện, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ. Dự án phải có tầm nhìn dài hạn, phát huy được các lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Trên cơ sở đó, ngày 18-4, Hội đồng nhà nước có thông báo yêu cầu cập nhật, bổ sung hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào cuối năm 2023.

Theo đó, Bộ GTVT đánh giá dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật mô hình khai thác hợp lý.

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam thiết kế vừa chở hàng và khách

Với các chỉ đạo trên, Bộ GTVT nhận định hiện quan điểm, định hướng về phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã có điều chỉnh về luật cũng như cách tiếp cận.

Cụ thể, năm 2022, Ban cán sự đảng Chính phủ định hướng đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vừa chở hàng và khách với tốc độ thiết kế khoảng 200-250km/h, tốc độ khai thác khoảng 200km/h, khác với đề xuất Hội đồng thẩm định Nhà nước đang thẩm định “đi thẳng vào hiện đại, kịch bản đường đôi khổ 1.435mm để vận chuyển riêng hành khách, tốc độ thiết kế khoảng 350km/h, tốc độ khai thác khoảng 320km/h.

Theo đó, Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như Châu Âu, Trung Quốc để cập nhật, bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, để có đầy đủ cơ sở khoa học, khách quan.

Bộ GTVT cũng sẽ huy động tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để nghiên cứu, hoàn thiện làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.

Về nội dung đề án, căn cứ chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023, Bộ GTVT đang triển khai cập nhật điều chỉnh đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, sẽ trình báo cáo Bộ Chính trị trước 15-11 tới đây.

Để bảo đảm tiến độ lập, Bộ GTVT kiến nghị lãnh đạo Chính phủ sớm ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia.

“Cạnh đó, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có ý kiến chậm nhất trong 5 ngày khi xin ý kiến về đề án, nếu không coi như thống nhất nội dung…”- Bộ GTVT đề nghị.

Từ 2005 – 2008, Bộ GTVT thuê tư vấn Hàn Quốc nghiên cứu tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo hướng: Nghiên cứu khả thi đoạn Hà Nội-Hà Tĩnh và Nha Trang-Sài Gòn; tốc độ thiết kế giai đoạn 1 là 200 km/h, giai đoạn 2 là 350 km/h; đường đôi khổ 1.435mm chỉ khai thác tàu khách; Tổng mức đầu tư đoạn Hà Nội-Hà Tĩnh là 12,9 tỉ USD (suất đầu tư 38,54 triệu USD/km), đoạn Nha Trang-Sài Gòn là 9.2 tỉ USD (suất đầu tư 25,24 triệu USD/km).

Từ 2009 - 2010 (tư vấn Việt Nam - Nhật Bản): tốc độ thiết kế 350km/h, đường đôi khổ 1.435mm chỉ khai thác tàu khách, chiều dài 1.570km, với 27 ga và 5 khu depot, TMĐT 55,9 tỉ USD (suất đầu tư 35,6 triệu USD/km).

Từ 2011 - 2013 (Nhật Bản): Nghiên cứu 02 đoạn tuyến Hà Nội - Vinh (dài 284km, tổng mức đầu tư 10,2 tỉ USD, suất đầu tư 35 triệu USD/km) và đoạn TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang (dài 366km, tổng mức đầu tư 9,9 tỉ USD, suất đầu tư 27,1 triệu USD/km), tốc độ thiết kế tối đa 350km/h, đường đôi, khổ 1.435mm.

Từ 2017 - 2019 (TEDI-TRICC-TEDIS): Tuyến mới phục vụ tàu khách, tốc độ thiết kế 350km/h, đường đôi khổ 1435mm, dài 1559km, 24 ga và 3 ga quy hoạch, 5 depot, tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD; suất đầu tư 38 triệu USD/km.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam: Nghiên cứu 2 phương án chạy tàu
Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam: Nghiên cứu 2 phương án chạy tàu

VOV.VN - Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam, Bộ GTVT cho biết đang nghiên cứu tập trung vào hai phương án: Đầu tư xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao chỉ chở khách và phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao chở khách kết hợp chở hàng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam: Nghiên cứu 2 phương án chạy tàu

Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam: Nghiên cứu 2 phương án chạy tàu

VOV.VN - Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam, Bộ GTVT cho biết đang nghiên cứu tập trung vào hai phương án: Đầu tư xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao chỉ chở khách và phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao chở khách kết hợp chở hàng.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đề xuất tàu tốc độ cao Bắc-Nam sử dụng công nghệ động lực phân tán giống tàu Shinkanshen ở Nhật Bản. Nếu được thông qua, 10 năm nữa nước ta sẽ có đường sắt cao tốc…

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam công nghệ giống tàu Shinkanshen có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đề xuất tàu tốc độ cao Bắc-Nam sử dụng công nghệ động lực phân tán giống tàu Shinkanshen ở Nhật Bản. Nếu được thông qua, 10 năm nữa nước ta sẽ có đường sắt cao tốc…

Những địa phương nào được hưởng lợi từ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam?
Những địa phương nào được hưởng lợi từ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam?

VOV.VN - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng mức đầu tư hơn 58 tỷ USD, tốc độ chạy tàu tối đa 320km/h, chạy qua 20 tỉnh, thành phố.

Những địa phương nào được hưởng lợi từ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam?

Những địa phương nào được hưởng lợi từ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam?

VOV.VN - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng mức đầu tư hơn 58 tỷ USD, tốc độ chạy tàu tối đa 320km/h, chạy qua 20 tỉnh, thành phố.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh

VOV.VN - Nếu có đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì chỉ mất 6 tiếng từ Hà Nội vào TP.HCM, tương đương với thời gian di chuyển lên sân bay, làm thủ tục và bay vào TP.HCM  cũng mất 5 tiếng như hiện nay.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam và giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại TP Hồ Chí Minh

VOV.VN - Nếu có đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì chỉ mất 6 tiếng từ Hà Nội vào TP.HCM, tương đương với thời gian di chuyển lên sân bay, làm thủ tục và bay vào TP.HCM  cũng mất 5 tiếng như hiện nay.

Mở thầu 3 dự án cao tốc Bắc-Nam: Hồ sơ được bảo mật, Bộ Công an cùng giám sát
Mở thầu 3 dự án cao tốc Bắc-Nam: Hồ sơ được bảo mật, Bộ Công an cùng giám sát

VOV.VN - Cả 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam được chuyển đổi sang đầu tư công đang trong giai đoạn chấm thầu, tất cả các hồ sơ tham gia đều được bảo mật, công tác chấm thầu thực hiện nghiêm ngặt.

Mở thầu 3 dự án cao tốc Bắc-Nam: Hồ sơ được bảo mật, Bộ Công an cùng giám sát

Mở thầu 3 dự án cao tốc Bắc-Nam: Hồ sơ được bảo mật, Bộ Công an cùng giám sát

VOV.VN - Cả 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam được chuyển đổi sang đầu tư công đang trong giai đoạn chấm thầu, tất cả các hồ sơ tham gia đều được bảo mật, công tác chấm thầu thực hiện nghiêm ngặt.

Xây dựng cao tốc Bắc-Nam: Bộ GTVT “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát
Xây dựng cao tốc Bắc-Nam: Bộ GTVT “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát

VOV.VN - Bộ GTVT mới đây đã có văn bản “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát trong quá trình thực hiện các dự án thành phần một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc-Nam sắp triển khai. 

Xây dựng cao tốc Bắc-Nam: Bộ GTVT “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát

Xây dựng cao tốc Bắc-Nam: Bộ GTVT “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát

VOV.VN - Bộ GTVT mới đây đã có văn bản “nhờ” Bộ Công an phối hợp giám sát trong quá trình thực hiện các dự án thành phần một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc-Nam sắp triển khai. 

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kỹ, lùi thời gian trình Quốc hội
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kỹ, lùi thời gian trình Quốc hội

VOV.VN -Đường sắt cao tốc Bắc-Nam có nhiều ý kiến khác nhau, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra kỹ, nên thời gian thẩm định sẽ phải kéo dài hơn.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kỹ, lùi thời gian trình Quốc hội

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kỹ, lùi thời gian trình Quốc hội

VOV.VN -Đường sắt cao tốc Bắc-Nam có nhiều ý kiến khác nhau, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra kỹ, nên thời gian thẩm định sẽ phải kéo dài hơn.