Tranh cãi về máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Qaher-313 của Iran

VOV.VN - Qaher-313 được Iran quảng bá là một máy bay chiến đấu tàng hình với các tính năng độc đáo như né tránh radar, bay ở độ cao thấp và thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật. Tuy nhiên, kể từ khi ra mắt, Qaher-313 luôn là chủ đề gây tranh cãi trong giới quân sự quốc tế.

Giám đốc ngành Hàng không vũ trụ của Bộ Quốc phòng Iran mới đây thông báo, nước này đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm bay đối với phiên bản không người lái của máy bay chiến đấu tàng hình Qaher-313.

Thông báo được đưa ra trong khuôn khổ Triển lãm Hàng không Quốc tế Kish và đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm về tiềm năng của dự án này.

Từ khi ra mắt, Qaher-313 đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới quân sự quốc tế. Nhiều người đặt câu hỏi về năng lực thật sự của máy bay Iran và liệu nó có bao giờ vượt qua được những tham vọng lý thuyết trong chương trình phát triển hay không.

Câu hỏi về khả năng của Qaher-313

Iran quảng bá Qaher-313 là một máy bay chiến đấu tàng hình với các khả năng độc đáo như né tránh radar, bay ở độ cao thấp và thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật.

Qaher-313 cũng được coi là biểu tượng của sự độc lập công nghệ, là một phần trong chiến lược của Iran nhằm khẳng định vị thế là một cường quốc khu vực có khả năng tự lực với những đổi mới quân sự của chính mình.

Thiết kế của Qaher-313 giống với các máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại như F-22 và F-35 của Mỹ, với các góc cạnh sắc nhọn và phần thân máy bay, mà theo các quan chức Iran, có thể giúp giảm thiểu tín hiệu radar của nó.

Tuy nhiên, những tuyên bố này đã bị các chuyên gia hàng không và các nhà phân tích quân sự đặt câu hỏi. Họ cho rằng, mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Iran có tham vọng lớn, nhưng Qaher-313 có những hạn chế nghiêm trọng về cấu trúc, có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của nó trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Một trong những vấn đề chính mà các chuyên gia nêu ra về Qaher-313 là khí động học. Mặc dù các góc cạnh sắc nhọn trong thiết kế tàng hình có thể giúp giảm tín hiệu radar, nhưng lại tăng lực cản khí động học, làm giảm tính cơ động, đặc biệt ở tốc độ cao.

Một vấn đề đáng chú ý với thiết kế của Qaher-313 là thiếu bộ ổn định thẳng đứng và cánh đuôi độc lập truyền thống, những bộ phận tiêu chuẩn trên nhiều máy bay chiến đấu hiện đại. Những bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định khi thực hiện các động tác ở tốc độ cao và trong điều kiện tải trọng nặng.

Việc thiếu bộ ổn định thẳng đứng có thể khiến Qaher-313 gặp phải những thách thức nghiêm trọng trong các trận không chiến, khi tình huống đòi hỏi thay đổi đường bay nhanh chóng và khả năng cơ động có thể quyết định kết quả của cuộc đối đầu.

Cánh của Qaher-313 có vẻ nhỏ và không rộng như các máy bay chiến đấu hiện đại khác, yếu tố này càng làm hạn chế khả năng cơ động của ở tốc độ cao. Cánh nhỏ có thể khiến máy bay gặp khó khăn trong việc tạo ra lực nâng cần thiết khi thực hiện các động tác nhanh, điều này rất quan trọng khi tránh các mối đe dọa đang tới gần hoặc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu chiến thuật.

Kích thước và hình dạng của máy bay cho thấy nó quá nhỏ để mang đủ nhiên liệu và vũ khí cần thiết cho các nhiệm vụ tầm xa.

Cho đến nay, chưa có thông tin cụ thể nào được công bố về động cơ, hệ thống điện tử hàng không và vật liệu sử dụng trong cấu trúc của máy bay Qaher-313.

Việc không có dữ liệu thử nghiệm công khai cũng như hình ảnh chi tiết về các chuyến bay thử nghiệm của phiên bản máy bay có người lái chỉ làm gia tăng thêm nghi ngờ về khả năng bay và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thực sự của Qaher-313.

Công cụ quân sự hay chính trị?

Các chuyên gia cho rằng công nghệ tàng hình không chỉ phụ thuộc vào hình dạng và thiết kế mà còn phụ thuộc vào các vật liệu đặc biệt giúp giảm tín hiệu radar.

Theo các nhà phân tích, vật liệu được sử dụng trong thân máy bay Qaher-313 không đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để đạt được khả năng tàng hình hiệu quả. Ngoài ra, vai trò thực sự của dự án này nhiều khả năng là một công cụ chính trị hơn là một tài sản quân sự có uy lực thực sự.

Thực tế việc dự án này được thảo luận rộng rãi và thông tin về thử nghiệm phiên bản không người lái của Qaher-313 được công bố trùng với các sự kiện quốc tế cho thấy vai trò chính trị của nó.

Những dự án như Qaher-313 là một phần trong nỗ lực rộng lớn của Iran nhằm chứng tỏ vị thế như một lực lượng quân sự độc lập tại Trung Đông, bất chấp các lệnh trừng phạt và các hạn chế.

Một số nhà phân tích cho rằng dự án này vẫn còn ở giai đoạn đầu và có thể chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, câu hỏi về khả năng sẵn sàng chiến đấu thực sự của Qaher-313 vẫn còn bỏ ngỏ.

Một số người cho rằng, ngay cả khi Iran hoàn thành dự án, Qaher-313 cũng khó có thể so sánh được với các công nghệ tàng hình phương Tây tiên tiến nhất như F-22 và F-35 - những loại máy bay có ưu thế đáng kể về tốc độ, khả năng cơ động và các tính năng công nghệ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ những vũ khí “khủng” của Nga có thể giúp Iran đối đầu với Mỹ và Israel
Hé lộ những vũ khí “khủng” của Nga có thể giúp Iran đối đầu với Mỹ và Israel

VOV.VN - Nga đang xem xét tăng cường hỗ trợ quân sự cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này bằng những loại vũ khí tiên tiến hơn. Theo giới phân tích, quan hệ ngày càng thân thiết với Nga sẽ giúp Iran sở hữu nhiều vũ khí đủ sức đối phó nếu Israel tung đòn đáp trả.

Hé lộ những vũ khí “khủng” của Nga có thể giúp Iran đối đầu với Mỹ và Israel

Hé lộ những vũ khí “khủng” của Nga có thể giúp Iran đối đầu với Mỹ và Israel

VOV.VN - Nga đang xem xét tăng cường hỗ trợ quân sự cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này bằng những loại vũ khí tiên tiến hơn. Theo giới phân tích, quan hệ ngày càng thân thiết với Nga sẽ giúp Iran sở hữu nhiều vũ khí đủ sức đối phó nếu Israel tung đòn đáp trả.

Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?
Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?

VOV.VN - Việc Iran lựa chọn sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trong cuộc tập kích mới nhất vào Israel một phần là vì thực tế khoảng cách giữa 2 nước và nó cũng cho thấy những vấn đề của lực lượng không quân Iran trong hàng chục năm qua kể từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?

Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?

VOV.VN - Việc Iran lựa chọn sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trong cuộc tập kích mới nhất vào Israel một phần là vì thực tế khoảng cách giữa 2 nước và nó cũng cho thấy những vấn đề của lực lượng không quân Iran trong hàng chục năm qua kể từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Iran đã sử dụng những tên lửa nào để tập kích vào Israel?
Iran đã sử dụng những tên lửa nào để tập kích vào Israel?

VOV.VN - Trong số các tên lửa đạn đạo được Iran sử dụng để tập kích Israel ngày 1/10, có Ghadr và Emad, cũng như tên lửa siêu thanh Fattah mới nhất.

Iran đã sử dụng những tên lửa nào để tập kích vào Israel?

Iran đã sử dụng những tên lửa nào để tập kích vào Israel?

VOV.VN - Trong số các tên lửa đạn đạo được Iran sử dụng để tập kích Israel ngày 1/10, có Ghadr và Emad, cũng như tên lửa siêu thanh Fattah mới nhất.