ASRAAM - Tên lửa sát thủ không đối không tầm ngắn

VOV.VN - Tên lửa tầm nhiệt ASRAAM có độ linh hoạt cao, tăng tốc nhanh, đối phó tốt với các giải pháp phòng thủ điện tử, là vũ khí lợi hại trong không chiến.

Tên lửa Không đối không Tầm ngắn Hiện đại (ASRAAM), còn được biết đến với cái tên AIM-132, là một tên lửa tầm nhiệt có tính linh hoạt cao do công ty MBDA của Anh sản xuất.

Tên lửa không đối không ASRAAM.

Tên lửa được phát triển để thay thế cho tên lửa AIM-9 Sidewinder đời cũ.

ASRAAM được đưa vào phục vụ vào năm 1998 và được triển khai trong ít nhất một cuộc xung đột.

Ban đầu ASRAAM là một dự án chung của Đức, Mỹ, Na Uy, Canada, và Anh. Tuy nhiên, vào cuối Chiến tranh Lạnh, các nước như Mỹ, Na Uy và Canada không còn hứng thú với dự án này, còn Đức thì quyết định phát triển một tên lửa tầm ngắn hơn và có độ linh hoạt cao hơn nữa.

Tên lửa ASRAAM sử dụng hệ thống dẫn đường thụ động hồng ngoại, hay được gọi là tầm nhiệt.

Với công nghệ này, ASRAAM theo dõi mục tiêu bằng cách bám sát các bức xạ hồng ngoại của nó. Gọi là tầm nhiệt vì hồng ngoại chủ yếu bức xạ bằng nhiệt.

Tuy nhiên, khác với nhiều loại tên lửa hiện nay, tên lửa ASRAAM có thể “nhìn thấy” mục tiêu, phân biệt được mục tiêu thật và mục tiêu giả đánh lạc hướng. Ngoài ra, ASRAAM cũng chống trả hiệu quả các biện pháp điện tử phản tên lửa.

Đầu đạn uy lực 10kg của ASRAAM có thể kích nổ bằng ngòi nổ hoặc bằng va chạm với mục tiêu. Tên lửa này mạnh hơn cả quả tên lửa AIM-9 Sidewinder nổi tiếng.

Với motor rocket đường kính 15,24cm và thiết kế giảm lực cản, tên lửa ASRAAM có thể đạt tới tốc độ trên Mach 3 (3.703km/h). Nhờ tốc độ khủng như vậy, tên lửa có thể nhanh chóng đánh trúng nhiều máy bay đối phương.

Tên lửa ASRAAM có thể trang bị cho bất cứ máy bay nào sử dụng tên lửa AIM-9.

Tên lửa này có tính năng khóa mục tiêu sau khi phóng. Mục tiêu có thể không biết mình đang bị đặt trong tầm ngắm cho đến khi tên lửa đã được phóng lên không trung, khiến mục tiêu ít có thời gian để đối phó.

Các tên lửa không đối không thế hệ mới như là AIM-9X Sidewinder hay IRIS-T thường được thiết kế theo hướng trở thành vũ khí tầm ngắn siêu linh hoạt. Trong khi đó ASRAAM vẫn có mức độ linh hoạt cao nhưng có thêm cả loại tầm xa hơn một chút (50km so với 35km của Sidewwinder).

ASRAAM có khả năng rẽ khi chịu lực 60G và có thể tăng tốc nhanh. Các đặc điểm này giúp tên lửa có nhiều cơ hội hạ gục các máy bay tiêm kích có thể rẽ khi chịu lực khoảng 12G.

ASRAAM hiện đang phục vụ trong quân đội Anh, Australia, và Ấn Độ. Tên lửa có thể trang bị cho các máy bay Panavia Tornado ADV, SEPECAT Jaguar, F/A-18 Hornet, Eurofighter Typhoon, F-35 Lightning, và có thể cả AV-8B Harrier II./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu sang Đông Âu để đối phó Nga
Mỹ triển khai máy bay chiến đấu sang Đông Âu để đối phó Nga

VOV.VN - Hai chiến đấu cơ hiện đại F-22 của Mỹ đã được triển khai sang lãnh thổ đồng minh Đông Âu của Mỹ là Romania để đối phó với Nga.

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu sang Đông Âu để đối phó Nga

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu sang Đông Âu để đối phó Nga

VOV.VN - Hai chiến đấu cơ hiện đại F-22 của Mỹ đã được triển khai sang lãnh thổ đồng minh Đông Âu của Mỹ là Romania để đối phó với Nga.

Hàn Quốc tăng cường phòng thủ tên lửa đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ tên lửa đối phó Triều Tiên

VOV.VN - Việc Hàn Quốc tăng cường phòng thủ tên lửa được cho là để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Triều Tiên.

Hàn Quốc tăng cường phòng thủ tên lửa đối phó Triều Tiên

Hàn Quốc tăng cường phòng thủ tên lửa đối phó Triều Tiên

VOV.VN - Việc Hàn Quốc tăng cường phòng thủ tên lửa được cho là để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Triều Tiên.

ẢNH: Đột nhập căn cứ máy bay UAV sát thủ của Mỹ tại Afghanistan
ẢNH: Đột nhập căn cứ máy bay UAV sát thủ của Mỹ tại Afghanistan

VOV.VN - Các UAV sát thủ của Mỹ tham gia tiêu diệt phiến quân ở Afghanistan sử dụng lượng bom đạn còn nhiều hơn cả máy bay có người lái.

ẢNH: Đột nhập căn cứ máy bay UAV sát thủ của Mỹ tại Afghanistan

ẢNH: Đột nhập căn cứ máy bay UAV sát thủ của Mỹ tại Afghanistan

VOV.VN - Các UAV sát thủ của Mỹ tham gia tiêu diệt phiến quân ở Afghanistan sử dụng lượng bom đạn còn nhiều hơn cả máy bay có người lái.

Trung Quốc thừa nhận thử tên lửa liên lục địa mới
Trung Quốc thừa nhận thử tên lửa liên lục địa mới

VOV.VN - Đề cập đến vụ thử tên lửa liên lục địa mới, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định các vụ thử nghiệm là hoạt động bình thường.

Trung Quốc thừa nhận thử tên lửa liên lục địa mới

Trung Quốc thừa nhận thử tên lửa liên lục địa mới

VOV.VN - Đề cập đến vụ thử tên lửa liên lục địa mới, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định các vụ thử nghiệm là hoạt động bình thường.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?
Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.