Mỹ lo ngại Nga đang che giấu vũ khí đáng sợ trong không gian

VOV.VN - Giới chức Mỹ đang lo ngại về hoạt động bất thường của một vệ tinh Nga trong không gian và cho rằng đây có thể là một loại vũ khí mới.

Phát biểu tại Hội thảo Giải trừ Quân bị của Liên Hợp Quốc ở Geneve, Thụy Sỹ ngày 14/8, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Yleem Poblete nhấn mạnh: “Chúng tôi lo ngại về hoạt động bất thường của vệ tinh giám sát không gian của Nga. Hoạt động của nó trên quỹ đạo không phù hợp với những gì chúng tôi đã thấy trước đó liên quan đến việc thăm dò không gian hoặc khả năng nhận thức về các trạng thái trong không gian”.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Yleem D.S. Poblete phát biểu tại hội nghị ở Geneva. Ảnh: Sputnik.

Bà Yleem Poblete cho biết thêm, điều duy nhất mà Mỹ nắm rõ là hệ thống này đã được “đưa vào quỹ đạo”: “Chúng tôi biết rõ điều đó nhưng không có cách nào để xác minh hệ thống này”. Theo vị quan chức này, rất khó khăn để xác định mục đích thực sự của vệ tinh Nga khi chỉ quan sát nó trên quỹ đạo và hiện tại do thiếu thông tin nên chỉ có thể đưa ra kết luận rằng vệ tinh của Nga có thể là một mối đe dọa.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục Mỹ cùng các nước thành viên của Liên Hợp Quốc nhất trí về dự thảo Hiệp định nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang trong không gian. Trước đó vào năm 2014, Mỹ đã bác bỏ dự thảo Hiệp định Ngăn chặn triển khai vũ khí trong không gian cũng như đe dọa hay sử dụng vũ lực đối với các vật thể trong không gian (gọi tắt là PPWT).

Theo bà Yleem Poblete, chẳng có gì chứng minh được dự thảo Hiệp định PPWT sẽ giúp ngăn chặn việc phát triển, thử nghiệm hoặc tích trữ vũ khí trong không gian khi nó không gây nguy hại tới các vật thể khác ở đó. Đó là lý do tại sao những quốc gia có trách nhiệm nên xem xét thực thi các biện pháp rõ ràng, minh bạch, xây dựng sự tin tưởng và phát triển các nguyên tắc về cách hành xử có trách nhiệm đối với những hoạt động ngoài không gian, chứ không phải theo đuổi một Hiệp định pháp lý kéo dài.

Cùng ngày, hãng tin Reuters dẫn lời ông Alexander Deyneko, một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga tại Geneve cho biết, đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa đề xuất bất cứ sự sửa đổi nào đối với dự thảo Hiệp định nêu trên. “Chúng tôi nhận thấy rằng phía Mỹ đang gia tăng lo ngại đối với Nga. Đáng lẽ ra họ phải là bên đầu tiên ủng hộ sáng kiến của Nga. Họ nên tích cực làm việc để phát triển một Hiệp định mà sẽ giúp làm hài lòng 100% những mối quan tâm về an ninh của người dân Mỹ. Tuy nhiên họ vẫn chưa đưa ra được sự đóng góp mang tính xây dựng”.

Alexander Deyneko nhấn mạnh, nói cách khác, phía Mỹ giận dữ vì Nga có một vật thể trong không gian mà họ không biết điều gì về nó. Nguyên nhân của sự lo lắng này là bởi Mỹ thiếu quan tâm đến việc đạt được một Hiệp định khả thi về quản lý vũ khí trong không gian và cuối cùng đưa ra kết luận rằng đây có lẽ là một vũ khí đáng sợ khác của Nga.

Hồi tháng 8/2017, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã phóng một thiết bị không gian nhỏ từ trạm không gian Plesetsk Cosmodrome vào tháng 6/2017, dùng để kiểm tra điều kiện hoạt động của một vệ tinh Nga. Đến tháng 10/2017, Bộ này thông báo, vệ tinh nêu trên có thể được kết hợp với một vệ tinh lớn hơn là Kosmos 2519, và tiến hành các cuộc thử nghiệm về kiểm soát vệ tinh quốc phòng hay hệ thông thông tin liên lạc trên quỹ đạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ chi 480 triệu USD cho thiết kế vũ khí siêu thanh thứ 2
Mỹ chi 480 triệu USD cho thiết kế vũ khí siêu thanh thứ 2

VOV.VN - Không quân Mỹ sẽ chi 480 triệu USD cho Lockheed Martin để nhà sản xuất vũ khí này thiết kế nguyên mẫu vũ khí siêu thanh thứ 2.

Mỹ chi 480 triệu USD cho thiết kế vũ khí siêu thanh thứ 2

Mỹ chi 480 triệu USD cho thiết kế vũ khí siêu thanh thứ 2

VOV.VN - Không quân Mỹ sẽ chi 480 triệu USD cho Lockheed Martin để nhà sản xuất vũ khí này thiết kế nguyên mẫu vũ khí siêu thanh thứ 2.

Infographics: Những vũ khí Mỹ sắm từ ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD
Infographics: Những vũ khí Mỹ sắm từ ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD

VOV.VN - NDAA 2019 bao gồm 616,9 tỷ ngân sách cơ bản cho Lầu Năm Góc, 69 tỷ cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài và 21,9 tỷ cho chương trình vũ khí hạt nhân.

Infographics: Những vũ khí Mỹ sắm từ ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD

Infographics: Những vũ khí Mỹ sắm từ ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD

VOV.VN - NDAA 2019 bao gồm 616,9 tỷ ngân sách cơ bản cho Lầu Năm Góc, 69 tỷ cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài và 21,9 tỷ cho chương trình vũ khí hạt nhân.

Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ Nga-Trung Quốc phát triển vũ khí siêu thanh
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ Nga-Trung Quốc phát triển vũ khí siêu thanh

VOV.VN -Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cho biết, Nga và Trung Quốc đang chạy đua phát triển các loại vũ khí siêu thanh- mối đe dọa mà Mỹ chưa thể chống lại.

Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ Nga-Trung Quốc phát triển vũ khí siêu thanh

Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ Nga-Trung Quốc phát triển vũ khí siêu thanh

VOV.VN -Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cho biết, Nga và Trung Quốc đang chạy đua phát triển các loại vũ khí siêu thanh- mối đe dọa mà Mỹ chưa thể chống lại.

Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau trong cuộc chạy đua vũ khí không gian mới
Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau trong cuộc chạy đua vũ khí không gian mới

VOV.VN - Nga và Mỹ tiếp tục đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc phát triển các loại vũ khí không gian mới tại Hội nghị Giải trừ vũ khí của Liên Hợp Quốc.

Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau trong cuộc chạy đua vũ khí không gian mới

Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau trong cuộc chạy đua vũ khí không gian mới

VOV.VN - Nga và Mỹ tiếp tục đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc phát triển các loại vũ khí không gian mới tại Hội nghị Giải trừ vũ khí của Liên Hợp Quốc.

Mỹ cảnh báo Nga về loại vũ khí mới
Mỹ cảnh báo Nga về loại vũ khí mới

VOV.VN - Mỹ cảnh báo, việc Nga theo đuổi chương trình phát triển loại vũ khí mới sẽ tạo tiền đề cho cuộc chạy đua vũ trang bên ngoài vũ trụ giữa các quốc gia.

Mỹ cảnh báo Nga về loại vũ khí mới

Mỹ cảnh báo Nga về loại vũ khí mới

VOV.VN - Mỹ cảnh báo, việc Nga theo đuổi chương trình phát triển loại vũ khí mới sẽ tạo tiền đề cho cuộc chạy đua vũ trang bên ngoài vũ trụ giữa các quốc gia.