Những loại vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trước các cuộc tấn công của Nga, nhiều thành viên NATO và các nước phương Tây đang cung cấp một số lượng lớn vũ khí cho Ukraine.

Trong số các vũ khí này, có những loại súng và tên lửa cỡ nhỏ dùng để phá hủy xe tăng và máy bay chiến đấu. Dưới đây là danh sách những vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine tính đến đầu tháng 3. 

Súng ngắn và súng trường

Súng ngắn và súng trường là những vũ khí nhỏ được sử dụng chủ yếu trong lực lượng mặt đất hoặc lục quân. Nhiều khả năng, các loại súng được chuyển giao cho Ukraine là súng trường AK-47. Lực lượng mặt đất của Ukraine thường mang theo bên mình súng trường AK – loại vũ khí có từ thời Liên Xô.

Hy Lạp cũng cung cấp cho Ukraine những khẩu súng trường được gọi là "Kalashnikovs". Còn Bồ Đào Nha thì chuyển giao một lượng lớn súng trường G3. Đây súng trường chiến đấu sử dụng đạn 7.62×51mm NATO, do nhà sản xuất vũ khí Heckler & Koch của Đức chế tạo vào những năm 1950. Tuy vậy, khẩu súng này không tương thích với loại đạn 7,62 x 39 và 5,45 mm dùng cho AK, vì thể việc sử dụng nó tại Ukraine vẫn là một câu hỏi lớn.

Súng máy

Súng máy là vũ khí hỗ trợ, có vai trò tăng cường sức mạnh hỏa lực của các đơn vị bộ binh. Chúng có thể được gắn trên những chiếc xe bọc thép. Hầu hết các loại súng máy hiện đại đều có cỡ nòng 7,62 mm, nhưng một số loại đặc biệt lắp trên xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác có cỡ nòng lên tới 12,7 mm. Súng máy cũng hữu ích trong việc chống lại phương tiện bọc giáp hạng nhẹ.

Italy đang cung cấp cả súng máy hạng nhẹ và súng máy hạng nặng cho Ukraine, nhiều khả năng là súng máy M2 Browning.

Súng trường bắn tỉa

Súng trường bắn tỉa, có hỏa lực nhỏ hơn súng trường tấn công được thiết kế để nhắm bắn chính xác các mục tiêu ở khoảng cách xa. Thay vì thiên về tốc độ, loại vũ khí này tập trung chủ yếu vào độ chính xác và tầm bắn, được dùng để tiêu diệt đối phương bằng cách loại bỏ những mục tiêu được chọn (chẳng hạn như các chỉ huy trên chiến trường, nhân viên điện đài, lính trinh sát) của đối phương. Những loại súng trường bắn tỉa cỡ lớn có thể tấn công xe bọc thép hạng nhẹ, ăng ten, chảo radar, máy bay đang đỗ trên mặt đất…

Súng chống tăng M72 LAW

M72 LAW là vũ khí chống tăng hạng nhẹ của Mỹ, được chế tạo vào những năm 1960 để hạ gục thiết giáp của đối phương trên chiến trường. Súng nặng 2,5kg, dài chưa đến 1m lúc mở ra (chỉ 0,67 m lúc gấp lại), đường kính nòng 66 mm. Phiên bản mới nhất của M-72 là M-72EC có thể xuyên thủng lớp giáp dày tới 450mm và vô hiệu hóa xe chiến đấu bộ binh.

Vũ khí chống tăng thế hệ kế tiếp (NLAW)

Một trong những vũ khí thành công nhất trên chiến trường Ukraine được cho là Vũ khí chống tăng thế hệ kế tiếp (NLAW). NLAW là hệ thống tên lửa dùng một lần, sử dụng đầu đạn và ống phóng lớn hơn so với M-72 LAW.

NLAW do Tập đoàn Saab của Thụy Điển phát triển là vũ khí không có điều khiển, dài 1.016 mm; có đường kính 150 mm; trọng lượng của toàn bộ tổ hợp 12,5 kg; tầm bắn hiệu quả 200-800 m; thời gian từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi bắn 5 giây. Saab từng tuyên bố, NLAW có thể “đánh bại bất cứ xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nào”.

Thay vì lao trực diện vào xe tăng, NLAW bay ở phía trên xe tăng sau đó kích hoạt lõi nổ xuyên qua lớp giáp mỏng của xe tăng. Sau khi bắn, ống phóng của NLAW sẽ bị loại bỏ.

Súng phóng lựu không giật chống tăng Carl Gustav

Một trong những vũ khí chống tăng phục vụ lâu đời nhất là Súng phóng lựu không giật chống tăng Carl Gustav cỡ nòng 84mm do Tập đoàn Saab của Thụy Điển sản xuất. Carl Gustav có kíp chiến đấu 2 người, trọng lượng 8,5 kg (phần ống phóng), chiều dài 1,1 m, tốc độ bắn 6 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 170 - 1.000 m (tùy thuộc loại đạn sử dụng cũng như mục tiêu).

Súng chống tăng Carl Gustav có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm đạn xuyên lõm, đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, đạn vạch đường, đạn khói, đạn cháyngoài tiêu diệt xe quân sự bọc giáp nhẹ. Nó có thể tấn công phương tiện bọc giáp của đối phương cách xa 400m, rất hiệu quả khi dùng chống lại tường bê tông, tường gạch dày hay boong ke kiên cố... Quân đội Mỹ hiện đang sử dụng phiên bản mới của Carl Gustav để hỗ trợ bộ binh. Canada cam kết sẽ cung cấp cho Ukraine 100 khẩu Carl Gustav và 2.000 viên đạn 84mm.

Vũ khí chống tăng hạng nhẹ Panzerfaust 3

Panzerfaust 3 là phiên hiện đại của vũ khí chống tăng hạng nhẹ Panzerfaust nổi tiếng có từ Thế chiến II. Đây là vũ khí chống tăng cầm tay dùng một lần với ống phóng tái sử dụng, có khả năng chống xe tăng và xe bọc thép.

Tên lửa của Panzerfaust 3 có đường kính 110mm, lớn hơn đáng kể so với tên lửa của M-72 LAW, do đó chúng có thể xuyên thủng nhiều lớp giáp dày và lớn, thậm chí là lớp giáp thép dày tới 800mm. Phạm vi chiến đấu hiệu quả của Panzerfaust 3 từ 15m - 300m đối với các mục tiêu di động và từ 400 - 600m đối với các mục tiêu cố định. Không giống như nhiều loại vũ khí chống tăng khác, Panzerfaust 3 có thể được bắn từ các không gian kín, chẳng hạn như một căn phòng trong tòa nhà, mà không gây nguy hiểm cho người điều khiển.

Tên lửa chống tăng tầm trung Javelin

Tên lửa Javenlin có tuổi đời 30 năm, được Mỹ chế tạo để đối phó với các loại thiết giáp của Liên Xô, và bây giờ là Nga. Javenlin có tầm bắn hiệu quả từ 75 đến 2.500m, tầm bắn tối đa đạt 4.750m, với chế hoạt động “phóng và quên”.

Javelin gồm hai thành phần chính: bộ phận điều khiển phóng và hộp chứa tên lửa. Đầu đạn của Javelin, mặc dù không phải là đầu đạn tên lửa chống tăng mạnh nhất hiện có, nhưng đủ để tiêu diệt xe tăng ở chế độ tấn công hàng đầu. Nó có thể xuyên thủng lớp giáp xe tăng dày 800mm. Mỹ đã cung cấp tên lửa này cho xe tăng ngay cả trước khi diễn ra cuộc tấn công của Nga. Anh chủ yếu chuyển giao cho Ukraine NLAW, nhưng họ cũng có thể cung cấp tên lửa Javelin được lấy từ kho dự trữ của quân đội.

Tên lửa phòng không Di động FIM-92 Stinger (MANPADS)

Stinger là một hệ thống phòng không vác vai do công ty General Dynamics của Mỹ phát triển, dài 1,52 m, đường kính 70 mm, trọng lượng toàn bộ 15,2 kg (bản thân tên lửa nặng 10,1 kg), tầm bắn từ 1.000 đến 8.000m. Giống như tên lửa Javelin, Stinger bao gồm bộ phận điều khiển phóng và các tên lửa riêng lẻ. Dễ mang vác và vận hành, tên lửa Stinger rất có hiệu quả trong việc chống lại các mục tiêu nhỏ, chẳng hạn như máy bay trực thăng, máy bay không người lái. Hiện phương Tây đang cung cấp cho Ukraine tổng cộng hơn 1.000 tên lửa Stinger.

Đạn pháo chiến trường

Các nước NATO và EU cung cấp rất ít đạn pháo cho Ukraine thay vào đó, chủ yếu tập trung chuyển giao vũ khí chống tăng và vũ khí phòng không để làm suy yếu sức mạnh chính của Nga. Các khẩu pháo rất cồng kềnh khi vận chuyển và có thể nhanh chóng bị vô hiệu hóa nếu không được sử dụng thương xuyền. Italy đang xem xét cung cấp pháo hạng nặng và pháo hạng trung cỡ nòng 81mm hoặc 120mm cho Ukraine còn Estonia sẽ chuyển giao 6 lựu pháo D-30 122 mm cho nước này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Mỹ gạt bỏ đề xuất thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine
Lý do Mỹ gạt bỏ đề xuất thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine

VOV.VN - Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc áp đặt vùng cấm bay sẽ đặt ra nhiều thách thức, trong đó có cả lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn hơn giữa Nga và NATO.

Lý do Mỹ gạt bỏ đề xuất thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine

Lý do Mỹ gạt bỏ đề xuất thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine

VOV.VN - Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc áp đặt vùng cấm bay sẽ đặt ra nhiều thách thức, trong đó có cả lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn hơn giữa Nga và NATO.

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine
Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, trên mạng xã hội và truyền thông tràn ngập hình ảnh về chiến sự trong những giờ đầu tiên.

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, trên mạng xã hội và truyền thông tràn ngập hình ảnh về chiến sự trong những giờ đầu tiên.

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?
Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

VOV.VN - Sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi phương Tây sẽ hành động ra sao để chặn đứng chiến tranh?

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

VOV.VN - Sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi phương Tây sẽ hành động ra sao để chặn đứng chiến tranh?

Công nhận các vùng ly khai Ukraine: Ván cược nhiều rủi ro của Tổng thống Putin
Công nhận các vùng ly khai Ukraine: Ván cược nhiều rủi ro của Tổng thống Putin

VOV.VN - Ông Michael Oren lưu ý, việc Nga công nhận độc lập cho các vùng ly khai của Ukraine có thể dẫn đến một bước đột phá về mặt ngoại giao những cũng dễ gây bùng phát xung đột.

Công nhận các vùng ly khai Ukraine: Ván cược nhiều rủi ro của Tổng thống Putin

Công nhận các vùng ly khai Ukraine: Ván cược nhiều rủi ro của Tổng thống Putin

VOV.VN - Ông Michael Oren lưu ý, việc Nga công nhận độc lập cho các vùng ly khai của Ukraine có thể dẫn đến một bước đột phá về mặt ngoại giao những cũng dễ gây bùng phát xung đột.