Nhược điểm chết người trên máy bay tàng hình Mỹ
Tuy có khả năng tàng hình ưu việt hơn công nghệ Plasma của Nga, nhưng máy bay tàng hình Mỹ vốn tồn tại không ít nhược điểm chết người.
Máy bay tàng hình của Mỹ cho đến nay đã trải qua bốn thế hệ, bao gồm các loại:
- Thế hệ thứ nhất: máy bay tiêm kích bom F-117A Nighthawk;
- Thế hệ thứ hai: máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit;
- Thế hệ thứ ba: máy bay tiêm kích đánh chặn F-22 Raptor;
- Thế hệ thứ tư: máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II, gồm có F-35A (của Không quân), F-35B (của Hải quân đánh bộ) và F-35C (của Hải quân).
Máy bay tàng hình F-117A. |
Công nghệ chế tạo máy bay tàng hình (MBTH) của Mỹ chủ yếu dựa trên nguyên lý tán xạ sóng điện từ của radar. Kết cấu thân máy bay được thiết kế sao cho khi sóng điện từ đi tới vỏ máy bay sẽ bị tán xạ đi theo hướng khác mà không phản xạ trở lại nơi phát. Một số tài liệu trước đây thường cho rằng vật liệu chế tạo các loại máy bay này có dạng mềm và xốp như bọt biển và bên ngoài được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng điện từ. Nhưng thực chất đấy chỉ là sự quảng cáo, tung tin giả nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối phương về bản chất của công nghệ tàng hình.
“Vẻ đẹp” chết người của các siêu tiêm kích F-35 siêu đắt của Mỹ
Trong thực tế, nếu vật liệu chế tạo máy bay mềm và xốp như bọt biển thì khả năng chịu lực sẽ kém và thân máy bay dễ bị biến dạng khi chịu lực tác động hoặc khi cơ động với vận tốc cao. Trong thực tế cũng không có loại sơn phủ nào có khả năng hấp thụ sóng điện từ. Nhưng với công nghệ na-nô hiện nay, người ta có thể chế tạo vỏ máy bay với độ phẳng và nhẵn gần như tuyệt đối, đồng thời có thể chế tạo ra lớp sơn phủ đặc biệt có độ bóng cao gần như bề mặt gương phẳng, tạo cho các loại máy bay này có khả năng tán xạ hầu như toàn bộ các tia sóng điện từ đi tới vỏ máy bay. Theo nguyên lý phản xạ sóng điện từ thì góc tới bằng góc phản xạ. Do đó, sóng điện từ chỉ có thể có khả năng phản xạ trở lại nguồn phát khi chùm sóng tới vuông góc với bề mặt phản xạ. Chính vì vậy mà tất cả các loại MBTH của Mỹ đều có hình dạng tương tự nhau, đó là: Phía dưới bụng của máy bay là một mặt phẳng, còn phía trên lưng máy bay là các khối hình chóp với bề mặt là các tam giác không đều nhau. Với kết cấu này, các đài radar đặt trên mặt đất hầu như không thu được tín hiệu phản xạ từ phía mục tiêu.
Cận cảnh lưới lửa cao xạ từng bảo vệ miền Bắc Việt Nam
Theo các số liệu đã được công bố, diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay tiêm kích bom F-117A Nighthawk là 0,2 m2; máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit là 0,02m2 (bằng diện tích phản xạ hiệu dụng của một con chim hải âu); máy bay tiêm kích đánh chặn F-22 Raptor là 0,0001-0,0002m2 (bằng diện tích phản xạ hiệu dụng của một quả bóng chơi gôn); máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II là 0,00143m2. Trong khi đó, diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay tiêm kích MIG-21 là 1,2 - 1,5m2 và máy bay MiG-29 là 5m2.
Ưu điểm của máy bay tàng hình Mỹ
- Do kết cấu đặc biệt cùng với lớp sơn phủ có độ bóng cao, màu sơn tối, kết hợp với việc sử dụng động cơ phản lực hai dòng khí (luồng khí xả không trực tiếp thải ra từ động cơ) nên máy bay tàng hình của Mỹ không những có khả năng tàng hình rất cao đối với đài radar đặt trên mặt đất, mà còn tàng hình cả với các loại khí tài quan sát bằng quang học và mắt thường, đặc biệt là khi bay vào ban đêm.
- Khi hoạt động tác chiến, máy bay vẫn có thể vẫn liên lạc được bằng vô tuyến với sở chỉ huy dẫn đường.
Nhược điểm của máy bay tàng hình Mỹ
- Tốc độ MBTH thường chậm hơn so với các loại máy chiến đấu khác do sử dụng động cơ phản lực hai dòng khí. Khi bay ở độ cao thấp sẽ tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu. Nếu tăng tốc độ thì khả năng tàng hình đối với các phương tiện quan sát bằng quang học cũng bị giảm.
- Do đặc điểm về kết cấu như đã nêu ở trên, MBTH của Mỹ vẫn có thể bị phát hiện bởi các đài radar từ trên không ở vị trí cao hơn so với đường bay của nó. Bởi vậy, nó dễ bị phát hiện và tiêu diệt bởi máy bay tiêm kích đánh chặn từ trên không.
- MBTH của Mỹ có thể tàng hình bởi radar có bước sóng đề-xi-mét (dm) trở xuống nhưng với radar dải sóng mét (m) vẫn có thể bị phát hiện. Thực tế là trong cuộc chiến tranh Nam Tư, một radar trên tàu hàng của Italy đã phát hiện ra máy bay tiêm kích bom F-117A của Mỹ trên đường bay qua khu vực Địa Trung Hải đến Balkan.
Cận cảnh tên lửa SAM-2 từng “vít cổ” máy bay B-52 của Mỹ
- Nếu đối phương sử dụng radar nhiều vị trí hoạt động đồng bộ với nhau vẫn có thể phát hiện ra MBTH dựa trên nguyên lý tán xạ sóng điện từ. Một đài radar phát sóng, khi gặp mục tiêu sóng điện từ sẽ phát tán theo hướng khác và các đài radar đặt ở những vị trí khác sẽ thu nhận được sóng này. Giao điểm của hướng sóng phát đi và hướng sóng thu về chính là vị trí của mục tiêu. Đây cũng chính là lý do được cho là máy bay F-117A của Mỹ bị phát hiện và bắn rơi ở Nam Tư trong cuộc chiến tranh năm 1999.
Nguyên lý này cũng đã từng được sử dụng trong chế tạo bom laser thế hệ đầu tiên của Mỹ trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước và Mỹ đã sử dụng loại bom laser này để đánh sập cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào đầu năm 1972. Không quân Mỹ đã dùng một máy bay với đường bay ổn định, chiếu chùm tia laser vào mục tiêu. Một máy bay khác sẽ thả bom theo hướng chùm tia laser phản hồi. Khi lực lượng phòng không của chúng ta phát hiện ra nguyên lý này, ta cũng đã thay đổi chiến thuật. Chỉ cần tập trung hoả lực bắn vào máy bay chiếu tia laser, buộc nó phải cơ động vòng tránh hoả lực phòng không, không thể chiếu chùm tia laser vào đúng mục tiêu cần ném bom thì máy bay ném bom sẽ ném chệch mục tiêu.
Tóm lại, công nghệ chế tạo máy bay tàng hình của cả Nga và Mỹ đều có nhiều điểm ưu việt nhưng cũng vẫn có những mặt hạn chế. MBTH hiện đại với những tính năng ưu việt làm cho chúng có khả năng sống còn rất cao và là đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhưng nếu biết được những yếu điểm của chúng thì sẽ tìm được biện pháp hữu hiệu để phát hiện và tiêu diệt chúng./.