Bị bệnh thủy đậu có phải kiêng tắm, kiêng ăn?

VOV.VN - PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng: Bệnh nhân nên tắm bằng xà phòng cho sạch sẽ các vết thương và sau đó bôi thuốc Acyclovir.

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái dạ hay thủy hoa) do siêu vi varicella zoster gây ra. Bệnh thường lưu hành cuối Đông sang Xuân, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi mắc nhiều hơn, trẻ em dưới 6 tháng và trên 10 tuổi mắc ít, nếu đã phát bệnh 1 lần thì phần nhiều là không phát lại, tiên lượng tốt.

PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bây giờ đang vào mùa thủy đậu nên ngày nào cũng có bệnh nhân đến khám tại Khoa, đặc biệt là các cháu đến tuổi đi học, thỉnh thoảng có trường hợp bị thủy đậu ở lứa tuổi bé hay bệnh nhân lây từ mẹ sang con. Vì triệu chứng nhẹ nên có thể cho bệnh nhân về nhà để chăm sóc và điều trị.

Triệu chứng

Thời kỳ khởi phát bệnh giống như cảm mạo: phát sốt, đau đầu, ho hen, hắt hơi, buồn phiền, không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc sác. Phát sốt một vài ngày thì ở đầu, mặt và chân tóc xuất hiện nốt phỏng đỏ lớn nhỏ bằng hạt gạo, sờ vào vướng tay. Tiếp đó, mình mẩy chân tay cũng lần lượt xuất hiện nốt (tay chân ít nốt hơn). Thậm chí có những cháu bị mọc ở miệng. Thông thường bệnh kéo dài từ 5 đến 6 ngày và diễn biến nhẹ.

Trong trường hợp biến chứng nặng thường gặp ở những cơ thể bị suy giảm miễn dịch khi sử dụng thuốc corticoid kéo dài chữa các bệnh như: thận hư, bệnh thấp khớp hoặc những bệnh nhân bị bệnh ung thư.

Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não..

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Cách chăm sóc và điều trị

PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: việc điều trị bệnh thủy đậu rất đơn giản và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tức là nếu bệnh nhân bị sốt cao nên cho uống thuốc hạ sốt. Trước kia, người bị bệnh thủy đậu thường kiêng gió, kiêng nước nhưng ngày nay với tiến bộ khoa học hiện đại, vẫn khuyên bệnh nhân tắm, gội bình thường, không kiêng. Bệnh nhân nên tắm bằng xà phòng cho sạch sẽ các vết thương và sau đó bôi một số thuốc mỡ kháng virus, chẳng hạn như Acyclovir.

Về chế độ ăn uống, người bị bệnh thủy đậu ăn uống bình thường, không kiêng loại thức ăn gì. Bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn rau xanh và uống nước để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị bệnh thủy đậu, phải có bé nghỉ học để tránh lây lan ra cộng đồng.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu là cho trẻ đi tiêm phòng vaccine thủy đậu. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên 97%) và kéo dài trong suốt cuộc đời. Hầu hết các trẻ đã tiêm phòng vaccine thủy đậu thì không mắc bệnh. Việc tiêm chủng được thực hiện theo yêu cầu, lịch trình của chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo đó, tiêm mũi 1 cho mọi đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên; tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 thời gian là 6 tuần trở đi (không được tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần). Lưu ý không tiêm vaccine thuỷ đậu cho phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) nên tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thủy đậu là một bệnh lành tính (nhẹ hơn sởi) nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não....

 

Những bài thuốc đông y điều trị bệnh thủy đậu của PGS.TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương:

Thời kỳ đầu khởi phát dùng bài thuốc sau đây để giải phong nhiệt:

          Hành tăm cả rễ 2 củ       

          Liên kiều 8g

          Đạm đậu sị 4g                

          Sơn chi 6g

          Cát cánh 4g                    

          Trúc diệp 8g

          Bạc hà 2g                       

          Cam thảo 2g

Khi nốt phỏng rạ mọc rồi, cần trừ thấp giải độc, dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:  Đại liên kiều ẩm

Liên kiều 8g          Hoàng cầm 6g

Ngưu bàng 8g       Chi tử 6g

Phòng phong 4g    Hoạt thạch 12

Kinh giới 4g          Mộc thông 6g

Sài hồ 4g               Xa tiền 12g

Thiềm y 4g            Xích thược 6g

Quy vĩ 4g              Cam thảo 4g

Nước 2 bát, sắc còn ½ bát, uống 2 lần

 Bài 2: Lạp mai giải độc thang

Lạp mai hoa 12g              Ngân hoa 12g

Xích thược 6g                  Liên kiều 6g

Hoàng liên 4g                  Cam cúc 8g

Ý dĩ 12g                          Xa tiền thảo 6g

Ngưu bàng 8g                 Phòng phong 4g

Cam thảo 4g

Nước 2 bát, sắc còn ½ bát, uống 2 lần

Cách làm như sau: phèn chua tán nhỏ cho vào kén tằm rồi đem đặt lên than mà nung, đợi phèn chua chảy ra nước hết rồi sau đó đem tán nhỏ ra mới dùng được./. 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu trong trường học tại TP HCM
Xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu trong trường học tại TP HCM

VOV.VN - Chùm ca bệnh thủy đậu xuất hiện tại Trường Mầm non chuyên biệt Tuổi Ngọc (quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).

Xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu trong trường học tại TP HCM

Xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu trong trường học tại TP HCM

VOV.VN - Chùm ca bệnh thủy đậu xuất hiện tại Trường Mầm non chuyên biệt Tuổi Ngọc (quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).

Đà Nẵng gia tăng bệnh thủy đậu, sởi và viêm não do virus
Đà Nẵng gia tăng bệnh thủy đậu, sởi và viêm não do virus

VOV.VN - 9 tháng qua, thành phố Đà Nẵng ghi nhận hơn 1.400 ca thủy đậu; 700 ca sốt phát ban nghi sởi…

Đà Nẵng gia tăng bệnh thủy đậu, sởi và viêm não do virus

Đà Nẵng gia tăng bệnh thủy đậu, sởi và viêm não do virus

VOV.VN - 9 tháng qua, thành phố Đà Nẵng ghi nhận hơn 1.400 ca thủy đậu; 700 ca sốt phát ban nghi sởi…

Bùng phát dịch bệnh thủy đậu
Bùng phát dịch bệnh thủy đậu

(VOV) - Các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là bệnh dễ lây lan thành dịch và gây biến chứng về thần kinh.

Bùng phát dịch bệnh thủy đậu

Bùng phát dịch bệnh thủy đậu

(VOV) - Các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là bệnh dễ lây lan thành dịch và gây biến chứng về thần kinh.

Nhập khẩn cấp 77.800 liều vaccine thủy đậu
Nhập khẩn cấp 77.800 liều vaccine thủy đậu

VOV.VN - Đây là biện pháp khẩn cấp để đảm bảo cung ứng thuốc khi có dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nhập khẩn cấp 77.800 liều vaccine thủy đậu

Nhập khẩn cấp 77.800 liều vaccine thủy đậu

VOV.VN - Đây là biện pháp khẩn cấp để đảm bảo cung ứng thuốc khi có dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Bệnh thủy đậu gia tăng tại Đà Nẵng
Bệnh thủy đậu gia tăng tại Đà Nẵng

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận  hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.

Bệnh thủy đậu gia tăng tại Đà Nẵng

Bệnh thủy đậu gia tăng tại Đà Nẵng

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận  hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.

Trẻ nhập viện vì bệnh thủy đậu tăng, vaccine lại "khan hiếm"
Trẻ nhập viện vì bệnh thủy đậu tăng, vaccine lại "khan hiếm"

VOV.VN -Loại vaccine phòng ngừa này không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM không kiểm soát được.

Trẻ nhập viện vì bệnh thủy đậu tăng, vaccine lại "khan hiếm"

Trẻ nhập viện vì bệnh thủy đậu tăng, vaccine lại "khan hiếm"

VOV.VN -Loại vaccine phòng ngừa này không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM không kiểm soát được.