BS Mai Duy Tôn: Vinh dự được chữa trị cho bệnh nhân ngày Tết

VOV.VN - Đón giao thừa và trực tết trong bệnh viện, đối với bác sĩ Tôn vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm.

Tại thời điểm này, trong khi tất cả chúng ta đang quây quần, đầm ấm bên gia đình, người thân thì những y bác sĩ vẫn phải túc trực tại Bệnh viện để chăm sóc và cứu chữa cho các bệnh nhân.

Bác sĩ Mai Duy Tôn
TS. BS Mai Duy Tôn, chuyên gia về đột quỵ, Trưởng phòng Cấp cứu 1, Khoa Cấp cứu (Bệnh việt Bạch Mai) cho biết, Khoa Cấp cứu là tuyến đầu tiếp nhận tất cả bệnh nhân vào Bệnh viện Bạch Mai. Đặc biệt, trong những ngày lễ, tết, tất cả bệnh nhân đều vào Khoa Cấp cứu và sau đó được đánh giá, sơ cứu, cấp cứu, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Lưu lượng bệnh nhân vào những ngày này vào Khoa Cấp cứu bao giờ cũng đông hơn ngày thường. Vì đây là tuyến cao nhất nên bệnh nhân nặng được chuyển đến Khoa nhiều hơn và vì thế công việc chuyên môn tại Khoa cấp cứu bao giờ cũng có xu hướng tăng đột biến.

TS BS Mai Duy Tôn chia sẻ: “Nhân lực túc trực tại bệnh viện của các y, bác sĩ ngày lễ, tết vẫn như ngày thường, không có gì thay đổi. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ chính của lãnh đạo Bệnh viện, Khoa giao cho nên chúng tôi phải hoàn thành các công việc được giao với mục tiêu là cứu chữa cho bệnh nhân một cách tốt nhất, tránh để ra những sai sót, trì hoãn trong quá trình xử lý cũng như điều trị bệnh nhân”.

Theo BS Tôn, thông thường trong 1 ca trực kéo dài 12 tiếng. Mỗi lần trực có 15 bác sĩ, y tá, điều dưỡng của khoa và khoảng 15 bác sĩ thường trú được tăng cường tại Khoa Cấp cứu. Như vậy, tổng cộng nhân lực trong ca trực là 30 bác sĩ, nhân viên y tế. Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cao nhất trong hệ thống y tế của khu vực miền Bắc. Chính vì thế, chúng tôi phải tiếp nhận tất cả những bệnh nhân nặng không chỉ trong địa bàn của Hà Nội mà còn phải tiếp nhận tất cả các bệnh nhân nặng, được cấp cứu quá khả năng chuyên môn tại các bệnh viện tỉnh, bệnh viện ở khu vực phía Bắc.

Bác sĩ Tôn nhấn mạnh: “Để đảm bảo sức khỏe và đạt kết quả tốt cho công việc, Khoa Cấp cứu thường chia thời gian trực là 12 tiếng/ca trực và sau đó, trực gối nhau các ca liên tục. Trực 12 tiếng/ca là đủ sức khỏe cho bác sĩ cũng như phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân bị ốm, vào viện giờ nào cũng được đón tiếp chu đáo và tận tình”.

Đã nhiều năm đón giao thừa trong bệnh viện, đối với bác sĩ Tôn vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm. Bác sĩ Tôn tâm sự: “Đêm giao thừa, các lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa rất quan tâm chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đang trực tại bệnh viện nói chung và Khoa Cấp cứu nói riêng. Chúng tôi cũng có đầy đủ các thứ từ hoa quả đến cây cảnh… đồng thời cũng tổ chức các tua trực về chế độ ăn phù hợp. Trong ngày lễ, tết, việc ăn uống của nhân viên y tế rất khó khăn, vì thế, lãnh đạo bệnh viện đã tạo điều kiện cung cấp suất ăn cho nhân viên trực. Ngoài ra, họ cũng xuống trực tiếp các khoa để chúc tết anh em bác sĩ, điều dưỡng viên trực và động viên bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại khoa”.

“Nhìn chung, không khí đón Tết ở trong môi trường bệnh viện cũng không khác ở nhà là mấy. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ dành 5- 10 phút sum họp, sau đó quay trở về với công việc khám, cấp cứu bệnh nhân. Giao thừa là phong tục, tập quán rất thiêng liêng của người Việt. Và chúng tôi cũng tổ chức để mọi người vui vẻ và cảm nhận thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Tóm lại, chúng tôi vẫn xác định, công việc chuyên môn là việc quan trọng nhất trong các ngày lễ tết”, BS Tôn chia sẻ.

Không chỉ BS Tôn, mà tất cả các nhân viên y tết tại các bệnh viện khác trong cả nước đều phải đảm bảo tốt các ca trực trong ngày lễ, tết như ngày thường. Họ vẫn đảm bảo được quân số, chất lượng tốt nhất trong cả trực. “Ví dụ như số lượng tăng đột biến, hoặc những sự cố mà có quá nhiều bệnh nhân vào khoa cấp cứu được cấp cứu kịp thời. Chúng tôi có lịch thường trú. Lúc đó, Trưởng ca trực sẽ báo cáo với lãnh đạo điều ngay lực lượng trực thường trú vào hỗ trợ các bác sĩ đang trực trong Khoa Cấp cứu”.

Là người thường xuyên trực tại Bệnh viện trong đêm giao thừa, bác sĩ Tôn khẳng định, “đây là công việc đặc thù của ngành y vì thế, những người nhân viên y tế được phân trực vào thời điểm đó phải thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình được giao. Mình đã may mắn hơn nhiều người đau ốm và tự hào vì là những người trực tiếp cấp cứu cho người bệnh, nhất là người đến từ những vùng nông thôn rất xa xôi nhưng phải đến bệnh viện. Chúng tôi xác định điều trị cho người bệnh là trách nhiệm lớn trong thời điểm thiêng liêng đón xuân về”.

BS Tôn nói thêm: “Sau ngày lễ, chúng tôi vẫn có thời gian để có thể vui xuân, hoặc hết ca trực, chúng tôi vẫn có thời gian vui xuân bên gia đình và người thân, bạn bè”.

Thay mặt cho anh em bác sĩ trực tại Khoa Cấp cứu, BS Tôn cầu mong cho mọi người dân Việt Nam luôn khỏe mạnh, không bị ốm đau. Khi chúng ta khỏe mạnh, mọi việc khác chúng ta có thể thực hiện một cách dễ dàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch
Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây bệnh tim mạch và đường ruột

Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Ăn ít chất xơ có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây bệnh tim mạch và đường ruột

Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ
Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ

(VOV) - Trong vòng 9 tiếng đồng hồ sau khi bị đột quỵ, nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết sẽ hạn chế những di chứng.

Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ

Phần 2: Đừng bỏ qua “Giờ vàng” của đột quỵ

(VOV) - Trong vòng 9 tiếng đồng hồ sau khi bị đột quỵ, nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết sẽ hạn chế những di chứng.

Ăn chocolate đen có thể giảm nguy cơ đột quỵ
Ăn chocolate đen có thể giảm nguy cơ đột quỵ

VOV.VN - Chocolate đen có hàm lượng cacao từ 70% đến 90% là loại tốt nhất cho sức khỏe. 

Ăn chocolate đen có thể giảm nguy cơ đột quỵ

Ăn chocolate đen có thể giảm nguy cơ đột quỵ

VOV.VN - Chocolate đen có hàm lượng cacao từ 70% đến 90% là loại tốt nhất cho sức khỏe. 

Tư vấn trực truyến về bệnh đột quỵ
Tư vấn trực truyến về bệnh đột quỵ

VOV.VN - Chuyên gia: GS TS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam

Tư vấn trực truyến về bệnh đột quỵ

Tư vấn trực truyến về bệnh đột quỵ

VOV.VN - Chuyên gia: GS TS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam

Những bước đơn giản có thể phòng tránh bệnh đột quỵ
Những bước đơn giản có thể phòng tránh bệnh đột quỵ

VOV.VN - 80% các cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn nếu chúng ta chú ý hơn tới sức khỏe của mình.

Những bước đơn giản có thể phòng tránh bệnh đột quỵ

Những bước đơn giản có thể phòng tránh bệnh đột quỵ

VOV.VN - 80% các cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn nếu chúng ta chú ý hơn tới sức khỏe của mình.

Ứng dụng điện quang can thiệp trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ
Ứng dụng điện quang can thiệp trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ

VOV.VN -GS.TS. Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc BV Bạch Mai và TS Vũ Đăng Lưu tham gia cuộc tọa đàm trên VOV.VN.

Ứng dụng điện quang can thiệp trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Ứng dụng điện quang can thiệp trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ

VOV.VN -GS.TS. Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc BV Bạch Mai và TS Vũ Đăng Lưu tham gia cuộc tọa đàm trên VOV.VN.

Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.
Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.

(VOV) - Phục hồi diễn ra phần lớn trong 3 - 6 tháng đầu… Bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng.

Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.

Phần 3: Biến chứng sau đột quỵ và cách phục hồi sau đột quỵ.

(VOV) - Phục hồi diễn ra phần lớn trong 3 - 6 tháng đầu… Bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng.

Chuối giúp giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ
Chuối giúp giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ

Chuối, dứa, cam là 3 loại trái cây chứa nhiều vitamin cần thiết và chữa được rất nhiều bệnh.

Chuối giúp giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ

Chuối giúp giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ

Chuối, dứa, cam là 3 loại trái cây chứa nhiều vitamin cần thiết và chữa được rất nhiều bệnh.