Bưởi rất tốt nhưng những người này tuyệt đối không nên ăn

VOV.VN - Bưởi là loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng phụ đáng ngại của loại quả này.

Người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém: Bưởi có tính lạnh, người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.
Người bị suy thận: Do bưởi chứa nhiều Kali, nên người suy thận ăn vào sẽ bài tiết rất khó.
Người bị suy tim: Vì bưởi chứa nhiều Kali, sức lọc của thận giảm nên ảnh hưởng đến người bị suy tim.
Người hay bị chân tay lạnh: Bưởi có tính hàn nên không tốt cho người chân tay lạnh.
Người đang dùng thuốc giảm béo: Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Người uống rượu, bia, hút thuốc lá: Những người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol hay đang hút thuốc lá không nên ăn bưởi. Vì trong bưởi có chất Puranocoumarin làm tăng men ruột, khiến tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá và ethanol trong bia rượu, gây hại cho sức khoẻ. Thông thường, phải sau khi uống rượu bia 48h mới nên ăn bưởi.
Người đang dùng thuốc chống dị ứng: Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Người bị dạ dày, tá tràng: Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C,  người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Người đói không nên ăn bưởi: Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các loại thuốc có chứa thành phần trên có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ. Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?
Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?

VOV.VN - Tập thể dục khi mang thai giúp bạn tăng cường sức khỏe và sẵn sàng vượt cạn thành công.

Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?

Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?

VOV.VN - Tập thể dục khi mang thai giúp bạn tăng cường sức khỏe và sẵn sàng vượt cạn thành công.

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông
Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông

VOV.VN - Mùa đông thiếu độ ẩm gây ra vết nứt nẻ cũng như đau đớn trên môi, đây là một số cách dễ dàng và hiệu quả để giữ môi không bị khô và nứt nẻ.

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông

VOV.VN - Mùa đông thiếu độ ẩm gây ra vết nứt nẻ cũng như đau đớn trên môi, đây là một số cách dễ dàng và hiệu quả để giữ môi không bị khô và nứt nẻ.