Cảnh báo nhận biết triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu

VOV.VN - Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm, xảy ra khi tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin, việc này có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa sự sống của người bệnh. 

Tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin - hormone điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc cơ thể sinh ra kháng thể chống lại insulin. 

Bệnh tiểu đường gồm 3 loại

  • Tiểu đường type 1: Người bệnh bị thiếu insulin vì tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên insulin không được tiết ra hoặc giảm tiết.
  • Tiểu đường type 2: Cơ thể vẫn có khả năng sản xuất ra insulin nhưng số lượng insulin không đủ do tế bào Beta tuyến tụy bị suy yếu, hoặc số lượng insulin được tiết đủ nhưng cơ thể có kháng thể kháng insulin.
  • Tiểu đường thai kỳ: Kháng insulin trong thai kỳ, chủ yếu là sau 24 tuần và trước đó chưa từng bị 2 loại tiểu đường trên.

Dấu hiệu phổ biến nhất của tiểu đường là tăng đường huyết không kiểm soát, bệnh càng kéo dài thì các hệ thống trong cơ thể càng bị tổn thương, nhất là mạch máu và hệ thần kinh.

Tại sao cần nhận biết sớm tiều đường ở giai đoạn đầu?

Bệnh tiểu đường gồm 4 giai đoạn trong đó giai đoạn đầu được gọi là tiền tiểu đường, thường tiến triển âm thầm nhiều năm liền, rất khó nhận diện triệu chứng, đặc biệt là với tiểu đường type 2. Bệnh càng được phát hiện sớm thì điều trị càng dễ và hầu như không cần dùng thuốc. 

Điều đáng nói là triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu khá mơ hồ nên đại đa số người mắc phải đều bỏ qua, đến giai đoạn nặng mới phát hiện để điều trị. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn bệnh có sự khác nhau về mục tiêu điều trị, giai đoạn đầu, điều trị chủ yếu là rèn luyện lại thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học kết hợp với thể dục điều độ thì có thể khỏi bệnh.

Vì thế, nhận diện được triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu để điều trị sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, ngăn ngừa tiến triển và biến chứng tiểu đường gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu 

Mặc dù triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu tương đối mơ hồ nhưng nên lưu ý những tín hiệu cảnh báo sau đây để phát hiện bệnh sớm:

Đi tiểu thường xuyên

Do lượng đường huyết cao nên thận phải đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài, kết quả là người bệnh sẽ thường xuyên buồn tiểu và đi tiểu nhiều. Một phân tử đường sẽ kéo theo 6 phân tử nước nên bệnh nhân sẽ bị tăng bài tiết nước tiểu.

Khát nước nhiều

Việc đi tiểu thường xuyên còn gây ra hiện tượng mất nước nên người bệnh sẽ cảm thấy khát nước và muốn uống nước liên tục. Với triệu chứng này, nếu người bình thường chỉ cần uống mỗi ngày 2 lít nước thì người bị tiểu đường có thể uống trên 4 lít nước/ngày.

Cơ thể mệt mỏi

Lượng đường trong máu cao nhưng không đủ insulin để đưa lượng đường này vào tế bào khiến tế bào thiếu năng lượng để hoạt động. Tế bào phải phân giải đạm hoặc mỡ để sinh năng lượng dẫn đến tăng các độc tố trong cơ thể, có thể gây hiện tượng toan chuyển hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ thấy cơ thể rất mệt mỏi.

Hay cảm thấy đói bụng

Việc đường máu tăng cao nhưng tế bào không sử dụng được sẽ khiến tế bào thiếu năng lượng hoạt động, từ đó sẽ kích thích các phản xạ của cơ thể, khiến cơ thể luôn cảm thấy đói. 

Thị lực kém

Đường máu tăng cao sẽ gây ra tổn thương gai thị ở mắt và các mạch máu ở võng mạc khiến cho thị lực của bệnh nhân giảm sút. Việc kiểm soát đường huyết đôi khi không thể hồi phục lại được các tổn thương này.

Lâu lành vết thương

Một trong các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu không thể bỏ qua chính là tình trạng vết thương lâu lành. Khi mạch máu bị tổn thương thì tuần hoàn máu cũng suy yếu, việc tưới máu khó vùng tổn thương sẽ kém hơn nên vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường.

Chân tay tê bì, ngứa ran

Việc tăng đường huyết cũng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho dây thần kinh. Chính vì thế mà người bị tiểu đường giai đoạn đầu thường có cảm giác tê, đau nhức, ngứa ran khắp chân, tay. Theo thời gian, cơn đau sẽ trầm trọng hơn hoặc tiến triển thành biến chứng biến chứng thần kinh do đái tháo đường.

Dễ bị nhiễm trùng

Dễ bị nhiễm trùng với các tác nhân như nấm men, vi khuẩn, lao, virus gây bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... vì dư thừa đường huyết là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân này phát triển. Khi người bệnh đái tháo đường bị nhiễm trùng thì cũng sẽ lâu khỏi hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

6 loại trái cây và rau củ giàu chất xơ cho người tiểu đường
6 loại trái cây và rau củ giàu chất xơ cho người tiểu đường

VOV.VN - Chất xơ rất cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường vì nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dưới đây là danh sách 6 loại trái cây và rau củ giàu chất xơ cho người tiểu đường mà bạn nên đưa vào thực đơn mỗi ngày.

6 loại trái cây và rau củ giàu chất xơ cho người tiểu đường

6 loại trái cây và rau củ giàu chất xơ cho người tiểu đường

VOV.VN - Chất xơ rất cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường vì nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dưới đây là danh sách 6 loại trái cây và rau củ giàu chất xơ cho người tiểu đường mà bạn nên đưa vào thực đơn mỗi ngày.

5 loại trái cây khô người tiểu đường phải tránh
5 loại trái cây khô người tiểu đường phải tránh

VOV.VN - Nếu bạn là người đang phải vật lộn với lượng đường trong máu cao thì cần chú ý đến những loại trái cây khô sau đây, dù ngon đến cỡ nào cũng không nên ăn. Dưới đây là 5 loại trái cây sấy khô bạn cần lưu ý vì chúng có chỉ số đường huyết cao.

5 loại trái cây khô người tiểu đường phải tránh

5 loại trái cây khô người tiểu đường phải tránh

VOV.VN - Nếu bạn là người đang phải vật lộn với lượng đường trong máu cao thì cần chú ý đến những loại trái cây khô sau đây, dù ngon đến cỡ nào cũng không nên ăn. Dưới đây là 5 loại trái cây sấy khô bạn cần lưu ý vì chúng có chỉ số đường huyết cao.

Đây là cách bạn có thể ăn khoai tây mà không làm tăng lượng đường
Đây là cách bạn có thể ăn khoai tây mà không làm tăng lượng đường

VOV.VN - ​Không thể phủ nhận rằng việc bổ sung thêm khoai tây sẽ làm tăng lượng tinh bột và chỉ số đường huyết trong loại củ này, từ đó làm tăng lượng đường đối với những người đang phải vật lộn với bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao. Thế nhưng nếu bạn muốn ăn khoai tây mà không làm tăng đường thì sau đây là cách bạn nên áp dụng.

Đây là cách bạn có thể ăn khoai tây mà không làm tăng lượng đường

Đây là cách bạn có thể ăn khoai tây mà không làm tăng lượng đường

VOV.VN - ​Không thể phủ nhận rằng việc bổ sung thêm khoai tây sẽ làm tăng lượng tinh bột và chỉ số đường huyết trong loại củ này, từ đó làm tăng lượng đường đối với những người đang phải vật lộn với bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao. Thế nhưng nếu bạn muốn ăn khoai tây mà không làm tăng đường thì sau đây là cách bạn nên áp dụng.

Dầu hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Dầu hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường trong máu

VOV.VN - Dầu hạnh nhân được coi là tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số điểm chính về lợi ích sức khỏe của dầu hạnh nhân mà bạn nên biết.

Dầu hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Dầu hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường trong máu

VOV.VN - Dầu hạnh nhân được coi là tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số điểm chính về lợi ích sức khỏe của dầu hạnh nhân mà bạn nên biết.