COVID-19 tồn tại bao lâu trên các bề mặt?

VOV.VN - Giới chức Trung Quốc gần đây đã cảnh báo nguy cơ COVID-19 lây lan từ các bưu kiện hàng hóa sau khi ba công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Liệu nguồn lây có phải từ trên bề mặt các bưu kiện và COVID-19 có tồn tại lâu trên các bề mặt đó không?

Sau khi phát hiện ba công nhân mắc COVID-19 tại công ty sản xuất quần áo trẻ em Haohui Ecommerce, ở tỉnh Hà Bắc (gần Bắc Kinh), giới chức Trung Quốc tiến hành xét nghiệm các kiện hàng để truy vết nguồn lây virus SARS-CoV-2. Bloomberg đưa tin, khoảng 300 gói hàng được kiểm tra đều cho kết quả âm tính.

Theo Newsweek, chính quyền địa phương cũng kêu gọi người dân khử trùng các gói hàng, không chạm vào chúng và phải khai báo với cơ quan y tế địa phương nếu họ đã tiếp xúc với các bưu kiện.

Các cảnh báo này được đưa ra mặc dù thực tế, các bề mặt không được cho là nguồn lây truyền COVID-19 chính.

Có nên lo lắng về nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ các bề mặt?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, COVID-19 chủ yếu lây lan qua các giọt bắn đường hô hấp từ những người bị nhiễm virus. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật thể bị lây nhiễm, nhưng nguy cơ nói chung được coi là thấp.

Nguy cơ nhiễm COVID-19 từ bề mặt phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ phổ biến của nó trong cộng đồng; lượng virus mà một người bị nhiễm thải ra trên bề mặt và luồng không khí cũng như nhiệt độ trong phòng. Các yếu tố khác bao gồm thời gian từ khi virus rơi trên bề mặt và người chạm vào bề mặt đó, mức độ lây lan của virus từ bề mặt vào cơ thể người qua mũi, miệng hoặc mắt và tải lượng virus bao nhiêu mới gây ra lây nhiễm.

COVID-19 tồn tại trên bề mặt trong bao lâu?

Các nghiên cứu cho thấy COVID-19 không còn lây nhiễm sang người vài phút đến vài giờ sau khi virus rơi xuống các bề mặt xốp (chẳng hạn như bìa cứng) và trong nhiều ngày đến hàng tuần trên các bề mặt không xốp (chẳng hạn như đồng, thép không gỉ, và nhựa). Sau ba ngày, COVID-19 thường không còn lây nhiễm trên bề mặt không xốp ở không gian trong nhà.

Tuy nhiên, CDC lưu ý những ước tính như vậy dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm và có thể không phản ánh môi trường thực tế với các yếu tố như thông gió và điều kiện thay đổi có thể ảnh hưởng đến virus.

Cách bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh khỏi COVID-19

Theo khuyến nghị của CDC, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 là tiêm phòng. Các biện pháp phòng ngừa cần thiết khác bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là tránh tụ tập đông người, tránh đám đông và không gian thông gió kém, giữ khoảng cách an toàn trong 2 m, làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào hàng ngày và theo dõi sức khỏe bản thân để biết các triệu chứng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người đàn ông Mỹ không tạo được kháng thể sau khi tiêm 4 mũi vaccine COVID-19
Người đàn ông Mỹ không tạo được kháng thể sau khi tiêm 4 mũi vaccine COVID-19

VOV.VN - Người đàn ông ở Mỹ, từng trải qua phẫu thuật ghép thận, đã không nhận được kháng thể COVID-19 sau khi anh được tiêm 4 mũi vaccine Pfizer.

Người đàn ông Mỹ không tạo được kháng thể sau khi tiêm 4 mũi vaccine COVID-19

Người đàn ông Mỹ không tạo được kháng thể sau khi tiêm 4 mũi vaccine COVID-19

VOV.VN - Người đàn ông ở Mỹ, từng trải qua phẫu thuật ghép thận, đã không nhận được kháng thể COVID-19 sau khi anh được tiêm 4 mũi vaccine Pfizer.

Vaccine COVID-19 có ngăn chặn được biến thể Delta lây lan?
Vaccine COVID-19 có ngăn chặn được biến thể Delta lây lan?

VOV.VN - Vaccine COVID-19 làm giảm đáng kể nguy cơ trở nặng và tử vong nhưng không ngăn chặn tất cả sự lây lan của biến thể Delta.

Vaccine COVID-19 có ngăn chặn được biến thể Delta lây lan?

Vaccine COVID-19 có ngăn chặn được biến thể Delta lây lan?

VOV.VN - Vaccine COVID-19 làm giảm đáng kể nguy cơ trở nặng và tử vong nhưng không ngăn chặn tất cả sự lây lan của biến thể Delta.

Thuốc điều trị COVID-19 không thể thay thế vaccine
Thuốc điều trị COVID-19 không thể thay thế vaccine

VOV.VN - Một số chuyên gia dịch tễ lo ngại sự xuất hiện của phương pháp điều trị COVID-19 đường uống có thể cản trở các chiến dịch tiêm chủng.

Thuốc điều trị COVID-19 không thể thay thế vaccine

Thuốc điều trị COVID-19 không thể thay thế vaccine

VOV.VN - Một số chuyên gia dịch tễ lo ngại sự xuất hiện của phương pháp điều trị COVID-19 đường uống có thể cản trở các chiến dịch tiêm chủng.

Australia: Người không tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần
Australia: Người không tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần

VOV.VN - Báo cáo từ bang New South Wales (NSW) của Australia cho biết, những người không tiêm chủng có nguy cơ phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong do Covid-19 cao gấp 16 lần so với những người tiêm vaccine.

Australia: Người không tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần

Australia: Người không tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần

VOV.VN - Báo cáo từ bang New South Wales (NSW) của Australia cho biết, những người không tiêm chủng có nguy cơ phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong do Covid-19 cao gấp 16 lần so với những người tiêm vaccine.

Những người bị suy giảm miễn dịch có cần tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 4?
Những người bị suy giảm miễn dịch có cần tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 4?

VOV.VN - Nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật cấy ghép và một số người có hệ miễn dịch yếu có thể cần phải tiêm 4 mũi vaccine ngừa COVID-19 để được bảo vệ tối ưu.

Những người bị suy giảm miễn dịch có cần tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 4?

Những người bị suy giảm miễn dịch có cần tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 4?

VOV.VN - Nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật cấy ghép và một số người có hệ miễn dịch yếu có thể cần phải tiêm 4 mũi vaccine ngừa COVID-19 để được bảo vệ tối ưu.