Đánh trẻ tàn phá não

Các nghiên cứu mới nhất cảnh báo não trẻ bị tàn phá vì hành vi bạo lực và hậu quả này kéo dài suốt đời.

Cha mẹ đánh con không chỉ để lại dấu vết là những giọt nước mắt hoặc thân thể thâm tím. Đánh đòn con cha mẹ thường biện minh, yêu cho roi cho vọt hoặc chỉ đánh vào phần mềm. Liệu các bậc phụ huynh có tiếp tục hành động đó khi biết rằng đánh đập trẻ thơ gây tác động tệ hại với sự phát triển não bộ của chúng?

Các chuyên gia thần kinh và bác sĩ tâm lý trị liệu cho biết, bạo lực trẻ làm biến đổi vĩnh viễn cấu trúc não bộ của chúng, hạ thấp chỉ số thông minh và có thể dẫn đến những bệnh tâm thần nghiêm trọng.

Hủy diệt các thể chất xám

Khi nghiên cứu não những người tuổi ấu thơ từng bị ăn đòn, các nhà khoa học Anh thuộc Đại học Kings College ở London đã tiên đoán những biến cố chấn thương tâm lý có thể để lại dấu vết nào đó trong cấu trúc não hoặc tế bào thần kinh.


Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ không nên đánh trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Nhưng họ không nghĩ những thay đổi đó lại lớn như vậy. Theo mô tả trong bài đăng trên tạp chí chuyên ngành tâm thần học American Journal of Psychiatry số tháng 7/2014, một số vùng của não bộ những người tuổi thơ vị bạo hành đã bị biến mất.

Kết quả xét nghiệm chiếu chụp cho thấy số lượng các thể chất xám – chất tạo vỏ não – ít hơn so với bình thường. Tệ hơn, hiện tượng còn xảy ra ở những khu vực đóng vai trò quyết định đối với quá trình tư duy và tái tạo thông tin.

Các nhà khoa học đã phân tích cấu tạo não của 56 trẻ em và 275 người lớn từng có trải nghiệm bạo lực ở tuổi ấu thơ – bị đánh đòn hoặc lạm dụng tình dục – cùng trên 300 người không bị các trải nghiệm này.

Họ đã phát hiện, sau những trải nghiệm bạo lực ở thời thơ ấu, số lượng các thể chất xám giảm thiểu đáng kể ở thể hạnh đào và vùng rẽ thái dương chịu trách nhiệm với nhiều chức năng quan trọng, trong đó có trí nhớ.

Tình trạng thiếu hụt tương tự cũng quan sát được ở những vùng có ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát quá trình nhận biết, tức năng lực tự xoay xở tâm lý với những cảm xúc mạnh và những tình huống khó khăn.

Chấn thương tâm lý mạnh cũng làm thay đổi cấu trúc não bộ chịu trách nhiệm phản ứng với stress. Dưới ảnh hưởng của bạo lực, hoạt động của trục chân đồi – dưới đồi – thượng thận, gọi là trục stress, sẽ thay đổi – GS Filip Rybakowski, bác sĩ tâm lý trị liệu trẻ em, giảng viên Đại học Tâm lý Xã hội Poznan (Ba Lan), dẫn giải.

Khi chúng ta bị stress, hệ này chịu trách nhiệm về phản ứng của cơ thể, tức sẽ tiết ra cortisol, một loại hormone gây ra trạng thái sẵn sàng hành động trong toàn cơ thể.

Cortisol kết hợp với adrenalin dẫn đến tăng nhịp tim, căng cơ, tăng cường sự chú ý giúp nạn nhân, thí dụ trong cuộc chiến với mối nguy hiểm.

Tuy nhiên số lượng quá lớn cortisol sẽ tác động tiêu cực đến não. “Khi bị kích hoạt quá thường xuyên, thí dụ bởi bị đánh đòn hoặc đe dọa bạo lực, trục stress sẽ bắt đầu phản ứng cực đoan, làm não bộ tràn ngập cortisol. Hiện tượng này gây hủy hoại tế bào thần kinh và có thể trở thành nguyên nhân trầm cảm hoặc xuất hiện những cơn hoảng loạn” – GS Rybakowski giải thích.

Tàn tạ như não cựu chiến binh

Nghiên cứu với sự trợ giúp của thiết bị cộng hưởng từ chức năng (fMRI) do các nhà khoa học Anh thuộc Đại học College London tiến hành cách đây ba năm cho thấy não trẻ bị đánh đòn giống hệt não cựu chiến binh khổ sở vì hội chứng stress hậu chấn thương tâm lý.

Trên những hình ảnh fMRI, nhóm nghiên cứu nhận ra hoạt động cực đoan một cách bệnh hoạn ở những khu vực chịu trách nhiệm phản ứng với stress. Hoạt động cực đoan lập tức xuất hiện ngay khi các nhà khoa học cho trẻ xem ảnh những người có gương mặt bực tức hoặc giận dữ. Não cựu chiến binh cũng phản ứng y hệt với tiếng vọng liên tưởng đến tiếng súng nổ hoặc mùi thịt cháy.

Hiệu ứng rối loạn trục stress có thể bộc lộ sau nhiều năm, phần nhiều vào thời kỳ đầu trưởng thành. “Không hiếm trường hợp chấn thương tâm lý do roi vọt đối với trẻ nghiêm trọng đến mức nó hủy hoại tâm lý, dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tâm thần phân liệt” – GS Rybakowski bình luận.

Khó nhất trí với kêt luận, đánh trẻ là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những bệnh đã kể song các nhà khoa học cho rằng đó là một trong những thủ phạm chính có thể làm cho nạn nhân nhỏ tuổi đến cuối đời sẽ phải thường xuyên lui tới bệnh viện tâm thần.

Các nhà khoa học Hà Lan thuộc Đại học Maastricht từng nghiên cứu quá khứ của trên bốn nghìn bệnh nhân tâm thần đã phát hiện ra điều đó. Thực tế cho thấy nguy cơ xuất hiện ảo giác và rối loạn tâm thần tăng đáng kể ở người trưởng thành nếu đối tượng được nghiên cứu thường xuyên bị ăn đòn thời tuổi ấu thơ.

Đánh đòn không chỉ hủy hoại não đang phát triển mà còn không mang lại hiệu quả như cha mẹ mong muốn bởi hành động bạo ngược thường củng cố hành vi hung hãn.

Nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc một số trường đại học ở miền Nam nước Mỹ tiến hành với sự tham gia của trên 2.500 bà mẹ đang nuôi con nhỏ đã xác nhận điều đó.

Quan sát trong thời gian vài năm phương pháp giáo dục của các mẹ, nhóm nghiên cứu xác nhận những đứa trẻ ngay năm đầu đời thỉnh thoảng bị mẹ phát vào mông đã thể hiện nhiều hơn hành vi hung hãn trong năm tiếp theo. Đến năm ba tuổi, trí tuệ của trẻ kém phát triển hơn so với đồng lứa không bị hình phạt như vậy” – TS Lisa J. Berlin thuộc Đại học Duke, khẳng định.

Chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ bị giáo dục bằng roi vọt cũng giảm, các nhà khoa học thuộc Đại học New Hamsphire đã phát hiện.

Họ mời 806 trẻ nhóm tuổi 2 – 4 và 704 trẻ nhóm 5 – 9 tuổi tham gia công trình nghiên cứu. Cả hai nhóm đều được tiến hành hai lần trắc nghiệm trí thông minh vào hai giai đoạn, khởi đầu nghiên cứu và sau đó bốn năm.

Kết quả cho thấy chỉ số thông minh của trẻ thường xuyên bị đánh đòn trung bình thấp hơn tới 5 điểm so với đồng lứa được giáo dưỡng không bạo lực. Ở nhóm trẻ lớn tuổi hơn, mức chênh lệch này nhỏ hơn đôi chút, trẻ bị đánh đòn trung bình có kết quả thấp hơn 2,8 điểm so với đồng lứa nhóm đối chứng.

Thui chột tâm hồn

Dạy con bằng roi vọt thường đi kèm bạo lực về tâm lý. Hành động hăm dọa, hạ nhục, kết tội con dạng “Hãy xem, mày làm xấu mặt bố mẹ thế nào” hoặc “Đồ mất dạy. Dốt như lợn. Càng lớn càng ngu” có thể làm tâm lý trẻ bị tổn thương nặng hơn cả roi vọt – GS Rybakowski nhận định. Và tương tự roi vọt, nhục mạ cũng để lại những vết sẹo trong não bộ trẻ thơ.

Các nhà khoa học Canada thuộc Đại học McGill ở Montreal thấy rõ điều đó sau khi quan sát hình ảnh não bộ 51 nạn nhân bạo lực tình dục và tình cảm với sự trợ giúp của thiết bị chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), năm 2013. 

Những đứa trẻ ngay năm đầu đời thỉnh thoảng bị mẹ phát vào mông đã thể hiện nhiều hơn hành vi hung hãn trong năm tiếp theo.

 Thực tế cho thấy những phụ nữ tuổi ấu thơ từng bị bạo lực tình cảm thuộc dạng bị cha mẹ quát mắng, hạ nhục, hành hạ, có những biến dạng rõ ràng tại một số khu vực não bộ.

“Chúng tôi đã quan sát được sự thu nhỏ đáng kể những khu vực não bộ gắn với sự điều hòa cảm xúc và ý thức tự thân, những địa bàn vỏ não và mảng gần thái dương – khu vực thường hoạt động tích cực khi đối tượng được yêu cầu nghĩ về mình hoặc thử đọc cảm xúc của người khác”, theo GS Jens Pruessner phụ trách nhóm nghiên cứu tường thuật trong cuộc trò chuyện với phóng viên tuần báo Time.

Liên tục mắng nhiếc có thể hủy hoại nghiêm trọng tâm hồn thậm chí trẻ đang tuổi dậy thì. Như khẳng định của các chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Pittsburg trong bài trên tạp chí chuyên ngành Child Development, cha mẹ liên tục sỉ vả con có thể nhận lại hiệu ứng ngược với mong đợi.

Kết quả hai năm quan sát gần 1.000 trẻ thuộc nhóm tuổi 13 – 14 cho thấy, phải nghe những lời la hét, nhục mạ của cha mẹ đã đẩy chúng rơi vào tâm trạng trầm cảm và hung hãn ở mức độ y hệt đòn trừng phạt thể xác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trầm cảm ở phụ nữ trẻ dẫn đến nhồi máu cơ tim
Trầm cảm ở phụ nữ trẻ dẫn đến nhồi máu cơ tim

VOV.VN - Những người phụ nữ trẻ mắc bệnh trầm cảm có khả năng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột tử vì bệnh tim cao gấp hai lần người bình thường.

Trầm cảm ở phụ nữ trẻ dẫn đến nhồi máu cơ tim

Trầm cảm ở phụ nữ trẻ dẫn đến nhồi máu cơ tim

VOV.VN - Những người phụ nữ trẻ mắc bệnh trầm cảm có khả năng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột tử vì bệnh tim cao gấp hai lần người bình thường.

Gia tăng rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ nhỏ
Gia tăng rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ nhỏ

VOV.VN -Trường hợp rối loạn sức khỏe tâm thần khá phổ biến ở lứa tuổi thiếu nhi là bệnh tự kỷ, rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý.

Gia tăng rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ nhỏ

Gia tăng rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ nhỏ

VOV.VN -Trường hợp rối loạn sức khỏe tâm thần khá phổ biến ở lứa tuổi thiếu nhi là bệnh tự kỷ, rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý.

Xét nghiệm đột phá phát hiện bệnh trầm cảm
Xét nghiệm đột phá phát hiện bệnh trầm cảm

Một nhà khoa học đã phát triển xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng ở trẻ vị thành niên.

Xét nghiệm đột phá phát hiện bệnh trầm cảm

Xét nghiệm đột phá phát hiện bệnh trầm cảm

Một nhà khoa học đã phát triển xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng ở trẻ vị thành niên.

Tâm thần phân liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
Tâm thần phân liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế

VOV.VN - So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15-20 năm.

Tâm thần phân liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế

Tâm thần phân liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế

VOV.VN - So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15-20 năm.

Tự ti vì bệnh trầm cảm
Tự ti vì bệnh trầm cảm

VOV.VN - Tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Vì không muốn làm gánh nặng cho gia đình và vì tự ti nên tôi đã tìm đến cái chết.

Tự ti vì bệnh trầm cảm

Tự ti vì bệnh trầm cảm

VOV.VN - Tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Vì không muốn làm gánh nặng cho gia đình và vì tự ti nên tôi đã tìm đến cái chết.

Trẻ bị bạo hành rất dễ bị trầm cảm
Trẻ bị bạo hành rất dễ bị trầm cảm

VOV.VN - BS Quách Thúy Minh: Sau này lớn lên, trẻ sống khép kín, ngại giao tiếp, có thể có hành vi bạo lực, chống đối xã hội...

Trẻ bị bạo hành rất dễ bị trầm cảm

Trẻ bị bạo hành rất dễ bị trầm cảm

VOV.VN - BS Quách Thúy Minh: Sau này lớn lên, trẻ sống khép kín, ngại giao tiếp, có thể có hành vi bạo lực, chống đối xã hội...