Dấu hiệu trẻ mắc MIS-C sau khi nhiễm COVID-19

VOV.VN - MIS-C là Hội chứng viêm đa hệ thống thường xảy ra sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần, với các biểu hiện như sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ...

Hội chứng MIS-C có thể gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện. Biểu hiện MIS-C khá giống với với một số tình trạng bệnh lý khác như sốc nhiễm độc hay bệnh Kawasaki. Đa phần bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau điều trị và tỷ lệ tử vong là rất thấp.

Tỷ lệ mắc MIS-C khá thấp. Ở Mỹ, cứ khoảng 3.000-4.000 trẻ nhiễm SARS-CoV-2 thì có 1 trẻ bị MIS-C sau đó. Số liệu chính xác về tỷ lệ mắc MIS-C ở trẻ em  ở các nước châu Á chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên có thể thấp hơn ở các nước Âu- Mỹ.

Đã có nghiên cứu cho thấy, trẻ chưa tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ mắc MIS-C cao hơn so với trẻ đã được tiêm.

MIS-C nguy hiểm hay không tùy mức độ bệnh, trong đó, thể nhẹ có thể là các biển hiện sốt, rối loạn tiêu hóa, phát ban trên da và thể nặng là sốc, suy đa cơ quan thậm chí tử vong.

Cho tới nay, nguyên nhân chính xác của MIS-C chưa được xác định rõ. Nó có thể là hậu quả của tình trạng đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Hội chứng MIS-C chỉ xảy ra ở một số ít trẻ mắc COVID-19, do đó, giả thiết về yếu tố gene có liên quan tới xuất hiện MIS-C cũng đã được đưa ra.

Khi nào nên nghi ngờ trẻ mắc MIS-C?

- Trẻ sốt cao liên tục > 38,5 độ C, kèm theo có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng), phát ban trên da, mắt đỏ, môi đỏ khô nứt, họng đỏ.

- Trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như: thay đổi ý thức (vật vã, kích thích, ngủ gà, li bì), mạch nhanh, tay chân lạnh, khó thở, mệt mỏi.

Khi nhập viện trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để chẩn đoán cũng như phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh Kawasaki, sốt xuất huyết, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc...

Xét nghiệm được chỉ định tùy vào mức độ bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng kèm theo. Các xét nghiệm thường được làm cho những trẻ bị MIS-C bao gồm: xét nghiệm máu đánh giá tình trạng đông máu, phản ứng viêm của cơ thể, tình trạng nhiễm trùng, chức năng gan, thận; xét nghiệm đánh giá tổn thương tim...

MIS-C được chẩn đoán dựa vào tập hợp các triệu chứng lâm sàng (như sốt cao, các dấu hiệu tổn thương các cơ quan như tim, hệ tiêu hóa..) và các kết quả xét nghiệm có tình trạng tăng phản ứng viêm của cơ thể. Trẻ cũng cần có bằng chứng từng nhiễm SARS-CoV-2. Tới nay, chưa có một triệu chứng hay một xét nghiệm đơn độc nào đủ để chẩn đoán xác định MIS-C.

Cách tốt nhất để phòng MIS-C là tránh không để trẻ bị mắc COVID-19 là cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch như 5K và cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có chỉ định, tiêm đủ liều cũng như tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm khác theo lịch. 

Tiêm đủ liều vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ bệnh trở nặng và nguy kịch, đồng thời cũng giảm nguy cơ mắc MIS-C. Với trẻ đang mắc hoặc sau mắc COVID-19, nếu xuất hiện các biểu hiện sốt cao liên tục, phát ban, mắt đỏ, rối loạn tiêu hóa, các phụ huynh phải nghĩ tới MIS-C và cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Bong bóng” chống Covid-19 tại Thượng đỉnh G20 ở Indonesia có gì đặc biệt?
“Bong bóng” chống Covid-19 tại Thượng đỉnh G20 ở Indonesia có gì đặc biệt?

VOV.VN - Quốc gia Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Indonesia, sẽ triển khai hệ thống “bong bóng” tại Hội nghị thượng đỉnh vào cuối năm nay như một biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19.

“Bong bóng” chống Covid-19 tại Thượng đỉnh G20 ở Indonesia có gì đặc biệt?

“Bong bóng” chống Covid-19 tại Thượng đỉnh G20 ở Indonesia có gì đặc biệt?

VOV.VN - Quốc gia Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Indonesia, sẽ triển khai hệ thống “bong bóng” tại Hội nghị thượng đỉnh vào cuối năm nay như một biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19.

Tròn 1 năm tiêm vaccine COVID-19: Việt Nam đã tiêm gần 198 triệu liều
Tròn 1 năm tiêm vaccine COVID-19: Việt Nam đã tiêm gần 198 triệu liều

VOV.VN - Đến ngày 8/3/2022 - tròn 1 năm sau những mũi tiêm đầu tiên - Việt Nam đã tiêm tổng số 197.910.353 liều vaccine COVID-19 cho người dân.

Tròn 1 năm tiêm vaccine COVID-19: Việt Nam đã tiêm gần 198 triệu liều

Tròn 1 năm tiêm vaccine COVID-19: Việt Nam đã tiêm gần 198 triệu liều

VOV.VN - Đến ngày 8/3/2022 - tròn 1 năm sau những mũi tiêm đầu tiên - Việt Nam đã tiêm tổng số 197.910.353 liều vaccine COVID-19 cho người dân.

Hoa hậu Thùy Tiên nhiễm Covid-19, phải dời lịch trình đi Nam Mỹ
Hoa hậu Thùy Tiên nhiễm Covid-19, phải dời lịch trình đi Nam Mỹ

VOV.VN - Đông đảo người hâm mộ đã gửi lời chúc sức khoẻ tới Thùy Tiên, hy vọng cô sớm lấy lại phong độ để trở lại với các hoạt động, công việc của mình.

Hoa hậu Thùy Tiên nhiễm Covid-19, phải dời lịch trình đi Nam Mỹ

Hoa hậu Thùy Tiên nhiễm Covid-19, phải dời lịch trình đi Nam Mỹ

VOV.VN - Đông đảo người hâm mộ đã gửi lời chúc sức khoẻ tới Thùy Tiên, hy vọng cô sớm lấy lại phong độ để trở lại với các hoạt động, công việc của mình.

Xe khách chở 6.000 kit xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc
Xe khách chở 6.000 kit xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc

VOV.VN - Trong lúc đang làm nhiệm vụ tại Km 806, Quốc lộ 1 A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phát hiện ô tô khách chạy tuyến Quảng Trị - Đà Nẵng chở theo hàng nghìn kit xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xe khách chở 6.000 kit xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc

Xe khách chở 6.000 kit xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc

VOV.VN - Trong lúc đang làm nhiệm vụ tại Km 806, Quốc lộ 1 A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phát hiện ô tô khách chạy tuyến Quảng Trị - Đà Nẵng chở theo hàng nghìn kit xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.