Làm thế nào để tránh ngộ độc thực phẩm
Thứ Hai, 19:13, 30/04/2018
VOV.VN - Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn thức ăn bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc độc hại. Đây là các cách giúp bạn tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Rửa tay: Bạn nên rửa tay bằng xà bông trước khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào. Ngoài ra, cũng cần rửa tay đúng cách sau khi bạn xử lý thức ăn như thịt, cá, rau và trứng. Bởi vì bàn tay có thể dễ dàng lây lan vi khuẩn xung quanh nhà bếp và thức ăn. Luôn luôn rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm. |
Giặt khăn ăn và khăn lau thường xuyên, để chúng khô trước khi sử dụng lại. |
Sử dụng thớt riêng cho các loại thực phẩm: Bạn nên sử dụng các loại thớt riêng khi chuẩn bị thức ăn thô, chẳng hạn như thịt và cá. Điều này sẽ tránh lây nhiễm vi khuẩn có hại có thể có mặt trong thực phẩm thô sang thực phẩm đã được nấu chín. Đồng thời, sử dụng một con dao cắt riêng cho rau quả và một cho thịt sống, hải sản hoặc gia cầm. |
Để riêng thực phẩm: Để thịt sống cách xa các thực phẩm ăn liền như salad, trái cây và bánh mì. Bởi vì những thức ăn này sẽ không được nấu chín khi bạn ăn chúng. |
Bạn nên rửa bát đĩa trước và sau khi bạn chuẩn bị thức ăn. Đặc biệt là sau khi đựng bởi các thực phẩm sống như thịt, trứng và cá. Để đảm bảo vệ sinh, bạn có thể sử dụng nước nóng, xà bông để làm sạch bát đĩa trước khi dùng. |
Nấu thức ăn thật kỹ: Thực phẩm như thịt gia cầm, thịt lợn, bánh mì kẹp thịt, xúc xích nên được nấu chín. Thức ăn không được nấu chín kĩ sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội nhân lên, phá hủy thức ăn và gây ngộ độc. |
Vệ sinh cá nhân: Trong khi nấu thức ăn, luôn đảm bảo rằng móng tay của bạn đã được làm sạch và tóc được buộc gọn gàng. Điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ thức ăn bị nhiễm vi khuẩn có hại. Ngoài ra, không nên vào bếp khi đi giày, dép nếu không muốn mang đủ loại vi khuẩn vào nhà. |
Giữ tủ lạnh dưới 5 độ C ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển và nhân lên trong thực phẩm. Ngoài ra, nếu tủ lạnh quá đầy, không khí khó lưu thông đúng cách, ảnh hưởng đến nhiệt độ của tủ. |
Không ăn thực phẩm quá hạn, ngay cả khi nó trông tươi và có mùi thơm. Thực phẩm quá hạn chứa rất nhiều vi khuẩn có hại như Bacillus, Staphylococcus, Salmonella, Clostridium và Escherichia coli, gây ra ngộ độc thực phẩm.. Các loại thực phẩm không được ăn khi quá hạn là sò, pho mát, thịt đỏ, rau mầm, tôm, sữa, trứng ... |