Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?

VOV.VN - Biến thể Delta hiện vẫn chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Câu hỏi đặt ra liệu khả năng miễn dịch tự nhiên xuất hiện sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại biến thể nguy hiểm này không?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính 99,8% tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 của đất nước này là do biến thể Delta. Các chuyên gia dự đoán biến chủng COVID-19 này sẽ áp đảo các biến thể khác như Mu ở Mỹ, giống như nó đã từng áp đảo biến thể Alpha ở Anh.

Tuy nhiên, sự thống trị của Delta không có nghĩa là cần phải có một phương pháp khác để giải quyết nó. Điều đó bao gồm việc dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên, mà CDC mô tả là khả năng miễn dịch "có được khi tiếp xúc với sinh vật gây bệnh thông qua việc lây nhiễm thực tế". Tức là, khi một người mắc COVID-19, cơ thể người đó sẽ sản xuất ra kháng thể; các kháng thể từ việc nhiễm virus có thể cung cấp các mức độ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Tiến sĩ Sabrina Assoumou, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Boston, cảnh báo không nên dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại COVID-19. Chia sẻ với Tạp chí Newsweek, bà cho biết: “Vẫn có những câu hỏi về việc bảo vệ nhờ khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại các biến thể. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tái nhiễm ở những người không được tiêm chủng cao hơn so với những người đã được tiêm chủng”.

Nghiên cứu của CDC mà bà Assoumou tham khảo chỉ ra rằng những người ở bang Kentucky (Mỹ) đã mắc COVID-19 và chưa được tiêm phòng có nguy cơ bị tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Ngoài ra, Tiến sĩ Peter Chin-Hong, giáo sư y khoa tại Trường Đại học UCSF và là bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở San Francisco, California, cũng cảnh báo không nên dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại COVID-19. Theo ông Chin-Hong, khả năng miễn dịch tự nhiên nói chung là một điều tốt và có thể phát triển mạnh mẽ ở nhiều người, song rắc rối khi dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên là nó có thể khác nhau ở mỗi người và không có điều gì cho biết miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu. Hiệu quả của miễn dịch tự nhiên có thể phụ thuộc vào thời điểm một người bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, khả năng miễn dịch tự nhiên có thể không bảo vệ tốt trước tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2. 

Các chuyên gia đều khuyến nghị biện pháp tốt nhất để chống lại Delta theo chứng minh của khoa học là tiêm chủng. Tiêm phòng cung cấp "mức độ bảo vệ cao" chống lại COVID-19. Những loại vaccine hiện tại đã được cấp phép hoặc phê duyệt đều hoạt động tốt đối với biến thể Delta. Việc tiêm phòng cũng được khuyến nghị cho những người đã khỏi bệnh COVID-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?
Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?

VOV.VN - Kết quả một số nghiên cứu mới cho thấy, thuốc kháng virus Molnupiravir (đang được thử nghiệm) có thể có hiệu quả với tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2 được biết tới hiện nay.

Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?

Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?

VOV.VN - Kết quả một số nghiên cứu mới cho thấy, thuốc kháng virus Molnupiravir (đang được thử nghiệm) có thể có hiệu quả với tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2 được biết tới hiện nay.

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?
COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?
COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?

VOV.VN - Biến thể Eta nằm trong danh sách “biến thể cần quan tâm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hiện đang được các nhà khoa học theo dõi do có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm và hiệu quả của vaccine COVID-19.

COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?

COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?

VOV.VN - Biến thể Eta nằm trong danh sách “biến thể cần quan tâm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hiện đang được các nhà khoa học theo dõi do có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm và hiệu quả của vaccine COVID-19.

Biến thể Delta ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?
Biến thể Delta ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

VOV.VN - Sự gia tăng số ca mắc biến thể Delta ở trẻ em so với những biến thể trước đó đang khiến các chính phủ lo ngại, nhất là khi trẻ em dưới 12 tuổi vẫn chưa thuộc đối tượng được tiêm chủng. 

Biến thể Delta ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Biến thể Delta ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

VOV.VN - Sự gia tăng số ca mắc biến thể Delta ở trẻ em so với những biến thể trước đó đang khiến các chính phủ lo ngại, nhất là khi trẻ em dưới 12 tuổi vẫn chưa thuộc đối tượng được tiêm chủng. 

Lý giải hiện tượng miễn dịch "siêu phàm" chống lại mọi biến thể SARS-CoV-2
Lý giải hiện tượng miễn dịch "siêu phàm" chống lại mọi biến thể SARS-CoV-2

VOV.VN - Deseret News đưa tin, các chuyên gia đang lý giải hiện tượng một số người có khả năng miễn dịch “siêu phàm” đối với mọi loại biến thể của virus SARS-CoV-2.

Lý giải hiện tượng miễn dịch "siêu phàm" chống lại mọi biến thể SARS-CoV-2

Lý giải hiện tượng miễn dịch "siêu phàm" chống lại mọi biến thể SARS-CoV-2

VOV.VN - Deseret News đưa tin, các chuyên gia đang lý giải hiện tượng một số người có khả năng miễn dịch “siêu phàm” đối với mọi loại biến thể của virus SARS-CoV-2.

Đặt lên bàn cân 3 biến thể có nguy cơ chiếm vị trí “thống trị” của Delta
Đặt lên bàn cân 3 biến thể có nguy cơ chiếm vị trí “thống trị” của Delta

VOV.VN - Sau khi biến thể Delta xuất hiện vào mùa hè năm nay, các nhà khoa học đã theo dõi chặt chẽ các biến thể tiếp theo, trong đó có 3 biến thể là Lambda, Mu và C.1.2 sở hữu một số đặc điểm chính tương đồng với các biến thể đáng lo ngại.

Đặt lên bàn cân 3 biến thể có nguy cơ chiếm vị trí “thống trị” của Delta

Đặt lên bàn cân 3 biến thể có nguy cơ chiếm vị trí “thống trị” của Delta

VOV.VN - Sau khi biến thể Delta xuất hiện vào mùa hè năm nay, các nhà khoa học đã theo dõi chặt chẽ các biến thể tiếp theo, trong đó có 3 biến thể là Lambda, Mu và C.1.2 sở hữu một số đặc điểm chính tương đồng với các biến thể đáng lo ngại.

COVID-19: Mức độ nguy hiểm của biến thể Mu như thế nào?
COVID-19: Mức độ nguy hiểm của biến thể Mu như thế nào?

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến thể Mu vào danh sách “Biến thể cần quan tâm” (VOI) do những thay đổi về gen trong biến thể này có thể khiến nó dễ lây truyền hơn và có khả năng kháng vaccine.

COVID-19: Mức độ nguy hiểm của biến thể Mu như thế nào?

COVID-19: Mức độ nguy hiểm của biến thể Mu như thế nào?

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến thể Mu vào danh sách “Biến thể cần quan tâm” (VOI) do những thay đổi về gen trong biến thể này có thể khiến nó dễ lây truyền hơn và có khả năng kháng vaccine.

Biến thể C.1.2 tại Nam Phi có thực sự lo ngại?
Biến thể C.1.2 tại Nam Phi có thực sự lo ngại?

VOV.VN - Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi đã đưa ra cảnh báo về C.1.2 - biến thể mới của virus SARS CoV-2 đã xuất hiện ở đây, nhưng tỷ lệ mắc tương đối thấp.

Biến thể C.1.2 tại Nam Phi có thực sự lo ngại?

Biến thể C.1.2 tại Nam Phi có thực sự lo ngại?

VOV.VN - Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi đã đưa ra cảnh báo về C.1.2 - biến thể mới của virus SARS CoV-2 đã xuất hiện ở đây, nhưng tỷ lệ mắc tương đối thấp.