Nghiên cứu VQUIN tại Việt Nam đạt đột phá trong chống lao kháng đa thuốc

VOV.VN - Ngày 19/12, cộng đồng khoa học quốc tế đã ghi nhận một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống lao kháng đa thuốc với việc công bố nghiên cứu VQUIN trên trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới - The New England Journal of Medicine (NEJM).

Đây là kết quả của sự hợp tác giữa các nhà khoa học từ Đại học Sydney và các bác sĩ chuyên ngành lao Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu đã từng vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ, với sự tài trợ từ Quỹ Nghiên cứu Y tế và Y khoa Quốc gia Australia (NHMRC). 

Lần đầu tiên trên thế giới, nghiên cứu VQUIN đã phát triển phác đồ điều trị dự phòng bằng thuốc Levofloxacin trong 6 tháng cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao kháng đa thuốc.

Phương pháp điều trị này không chỉ đơn giản, an toàn và dễ tiếp cận, mà còn mang ý nghĩa đột phá trong việc phòng ngừa lao kháng đa thuốc, một trong những thách thức y tế lớn nhất toàn cầu. Phác đồ này có thể được áp dụng tại các quốc gia có tỷ lệ lao kháng thuốc cao, góp phần thúc đẩy mục tiêu toàn cầu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. 

“Phát hiện này đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại lao kháng đa thuốc trên toàn cầu. Phương thức điều trị mới sẽ giúp các quốc gia có tỷ lệ lao đa kháng cao triển khai biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn,” – GS Greg Fox, Nghiên cứu viên chính quốc tế của Nghiên cứu VQUIN chia sẻ. 

Mỗi năm, khoảng 400.000 người trên thế giới mắc lao kháng đa thuốc, khiến hàng triệu người tiếp xúc hộ gia đình có nguy cơ mắc bệnh. Quá trình điều trị lao đa kháng thuốc gây gánh nặng cho người bệnh và gia đình, do phác đồ điều trị phức tạp, phối hợp nhiều thuốc, thời gian dài và tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng nhiều kháng sinh kết hợp.

Nghiên cứu VQUIN, được thực hiện tại Việt Nam bởi Viện Đại học Sydney Việt Nam, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock và Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam tại 10 tỉnh thành từ Bắc vào Nam, đã cung cấp những thông tin quan trọng về hiệu quả của chiến lược điều trị dự phòng. 

Kết quả từ Nghiên cứu VQUIN đã mang lại hy vọng cho hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh lao kháng thuốc. “Nghiên cứu này là minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề y tế toàn cầu. Phương thức điều trị này sẽ không chỉ mang lại hy vọng cho người dân Việt Nam, mà còn tạo ra tác động tích cực cho toàn thế giới,” – PGS Nguyễn Viết Nhung - Nghiên cứu viên chính của Nghiên cứu VQUIN tại Việt Nam cho biết. 

“Kết quả của nghiên cứu VQUIN là minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, chuyên gia y tế và các cơ quan chính phủ tại Việt Nam và Australia. Nhờ vào sự nỗ lực chung, chúng ta có thể đạt được những tiến bộ quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh lao và cứu sống hàng triệu người trên thế giới.” – GS Nguyễn Thu Anh – Phó Tổng Giám đốc của Viện Đại học Sydney Việt Nam chia sẻ.

Trước đó từ tháng 9/2024, phác đồ điều trị mà nghiên cứu VQUIN tìm ra đã được WHO đưa vào hướng dẫn phòng ngừa lao kháng đa thuốc toàn cầu, mở ra cơ hội cho các quốc gia áp dụng phương pháp này để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do lao đa kháng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo hiểm y tế - “Chiếc phao cứu sinh” cho người bệnh lao điều trị bệnh dài ngày
Bảo hiểm y tế - “Chiếc phao cứu sinh” cho người bệnh lao điều trị bệnh dài ngày

VOV.VN - Giai đoạn 2021-2025 không còn nguồn kinh phí để chi trả cho việc mua sắm thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2 cấp miễn phí cho người bệnh. Thay vào đó, từ ngày 1/7/2022, các cơ sở điều trị lao trên toàn quốc triển khai cấp thuốc lao bằng nguồn Quỹ BHYT. Đây là khó khăn đối với bệnh nhân nghèo không có thẻ BHYT.

Bảo hiểm y tế - “Chiếc phao cứu sinh” cho người bệnh lao điều trị bệnh dài ngày

Bảo hiểm y tế - “Chiếc phao cứu sinh” cho người bệnh lao điều trị bệnh dài ngày

VOV.VN - Giai đoạn 2021-2025 không còn nguồn kinh phí để chi trả cho việc mua sắm thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2 cấp miễn phí cho người bệnh. Thay vào đó, từ ngày 1/7/2022, các cơ sở điều trị lao trên toàn quốc triển khai cấp thuốc lao bằng nguồn Quỹ BHYT. Đây là khó khăn đối với bệnh nhân nghèo không có thẻ BHYT.

Điều trị thành công cho bệnh nhi người Lào nhập viện trong tình trạng nguy kịch
Điều trị thành công cho bệnh nhi người Lào nhập viện trong tình trạng nguy kịch

VOV.VN - Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La vừa điều trị thành công cho bệnh nhi người Lào nhập viện trong tình trạng sốt, khó thở, đau nhiều vùng bàn chân.

Điều trị thành công cho bệnh nhi người Lào nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Điều trị thành công cho bệnh nhi người Lào nhập viện trong tình trạng nguy kịch

VOV.VN - Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La vừa điều trị thành công cho bệnh nhi người Lào nhập viện trong tình trạng sốt, khó thở, đau nhiều vùng bàn chân.

Bệnh lao: Gánh nặng kép đè lên vai bệnh nhân nghèo
Bệnh lao: Gánh nặng kép đè lên vai bệnh nhân nghèo

VOV.VN - Bệnh lao có thời gian điều trị từ 6-9 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc, gây ra áp lực kinh tế nặng nề cho nhiều bệnh nhân và gia đình. Bệnh lao tạo nên gánh nặng kép, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, mà gia đình của họ cũng đối mặt với áp lực về kinh tế, cùng với đó là mối lo thường trực như giảm thu nhập, rơi vào tình trạng nghèo đói do bệnh tật.

Bệnh lao: Gánh nặng kép đè lên vai bệnh nhân nghèo

Bệnh lao: Gánh nặng kép đè lên vai bệnh nhân nghèo

VOV.VN - Bệnh lao có thời gian điều trị từ 6-9 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc, gây ra áp lực kinh tế nặng nề cho nhiều bệnh nhân và gia đình. Bệnh lao tạo nên gánh nặng kép, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, mà gia đình của họ cũng đối mặt với áp lực về kinh tế, cùng với đó là mối lo thường trực như giảm thu nhập, rơi vào tình trạng nghèo đói do bệnh tật.