Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng mà bạn cần tránh

VOV.VN -Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng là một trong những chứng bệnh của đau dạ dày. Bài báo này sẽ cho bạn biết về các nguyên nhân phổ biến của loét dạ dày.

Lịch sử gia đình: Trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. 
Nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter Pylori: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra bệnh này. Vi khuẩn này có thể truyền dễ dàng từ người này sang người khác hoặc thông qua tiếp xúc gần. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua nước và thức ăn, và nó thường sống trong lớp niêm mạc dạ dày hoặc ruột non.
Thức uống có cồn: Uống nhiều rượu là yếu tố chính gây ra bệnh này. Uống quá nhiều có thể gây kích thích lớp lót dạ dày và cũng dẫn đến viêm. Viêm làm tăng nguy cơ bị loét và làm tăng mức độ axit trong dạ dày.
Thuốc kháng viêm không steroid: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày tá tràng. Loại thuốc này có thể làm nóng hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày.
Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là loại loét hiếm gặp, trong đó khối u được hình thành trong tuyến tụy hoặc phần trên của ruột non. Các khối u tiết ra một lượng gastrin dư thừa, hoóc môn này dẫn đến lượng axit dư thừa được tạo ra trong dạ dày.
Căng thẳng: Các chuyên gia nói rằng căng thẳng, mệt mỏi có thể làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày. Căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất acid trong dạ dày. Nó có thể gây ra sự phóng thích acid trong dạ dày và gây viêm.
Ăn nhiều muối: Ăn quá nhiều muối là một nguyên nhân gây loét dạ dày. Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori và có thể làm cho nó có tính độc cao hơn.
Chứng tăng canxi huyết: Đây là một tình trạng dẫn đến việc sản xuất quá nhiều canxi. Một người bị chứng tăng canxi huyết có một lượng canxi cao hơn mức bình thường. Tình trạng này có thể gây ra mức gastrin cao và dẫn đến bệnh loét dạ dày.
Mức độ Melatonin thấp: Melatonin là một loại hormon được sinh ra từ tuyến yên ở hệ thần kinh trung ương, có liên quan tới giấc ngủ và nhịp sinh học. Mức độ Melatonin thấp là một nguyên nhân gây loét dạ dày. 
Lượng caffeine cao: Caffeine đẩy nhanh sự sản sinh axit trong dạ dày, dẫn đến lượng axit trong dạ dày quá cao. Điều này có thể dẫn đến loét dạ dày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng.
Lối sống: Một số yếu tố trong lối sống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến loét dạ dày. Ăn uống thất thường, căng thẳng, uống nhiều rượu,... là một số trong những yếu tố có thể dẫn đến sự phát triển của loét dạ dày tá tràng.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?
Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?

VOV.VN - Người bị trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì để giảm các triệu chứng của bệnh? 

Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?

Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?

VOV.VN - Người bị trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì để giảm các triệu chứng của bệnh? 

Những lý do có thể khiến bạn bị đau dạ dày
Những lý do có thể khiến bạn bị đau dạ dày

VOV.VN - Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến, từ trẻ em cho đến người già đều có thể dễ dàng bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những lý do có thể khiến bạn bị đau dạ dày

Những lý do có thể khiến bạn bị đau dạ dày

VOV.VN - Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến, từ trẻ em cho đến người già đều có thể dễ dàng bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau.